Truyền thông Thái Lan ngày 28/5 đưa tin chính quyền quân sự nước này đã thông báo thuyên chuyển công tác thêm 24 nhân vật sang các vị trí không có thực quyền, đồng thời đề ra kế hoạch 8 điểm đối với chính quyền dân tộc.
Quân đội Hoàng gia Thái Lan đã tiến hành đảo chính, ban bố lệnh giới nghiêm nhưng cuộc sống tại quốc gia này không có nhiều xáo trộn, vẫn yên bình như trước.
Đảo chính vừa xảy ra ở Thái Lan theo sau nhiều tháng bất ổn chính trị. Nhân sự kiện, hãng tin BBC đã nhìn lại và tìm hiểu xem vì sao quân đội lại quyết định ra tay can thiệp, sau một thời gian dài giữ vai trò trung gian.
Bà Yingluck cùng nhiều quan chức đã đến một trụ sở quân đội ở thủ đô Bangkok vào trưa 23/5. Khoảng 30 phút sau đó, bà Yingluck đã rời trụ sở trên và được các binh sĩ đưa đến một địa điểm khác.
Thái Lan là điểm du lịch thu hút nhiều du khách Việt Nam. Tuy tình hình chính trị bất ổn ở nước này diễn ra liên tục nhưng khách du lịch đến Vương quốc chùa Vàng cũng không giảm đi quá nhiều.
Tại Thái Lan, lính vũ trang, xe quân sự đã phong tỏa trên khắp các đường phố sau khi quân đội nước này ban bố lệnh thiết quân luật – đây được xem là dấu hiệu đáng báo động trong tình hình chính trị của quốc gia Đông Nam Á này.
Ngày 22/5, phát biểu trên truyền hình, Phó phát ngôn viên quân đội Thái Lan Winthai Suvaree khẳng định Tư lệnh Lục quân nước này Prayuth Chan-ocha sẽ lãnh đạo chính quyền quân sự phụ trách điều hành quốc gia Đông Nam Á này.
Ngày 22/5, người phát ngôn quân đội Thái Lan tuyên bố tạm thời đình chỉ hiến pháp, đồng thời ra lệnh cho người biểu tình của cả hai phía ủng hộ và chống chính phủ giải tán và trở về nhà.
Ngay sau khi Tư lệnh Lục quân Thái Lan, Tướng Prayuth Chan-ocha tuyên bố đảo chính, lực lượng "áo đỏ" ủng hộ chính phủ cho biết sẽ tiếp tục biểu tình ở ngoại ô thủ đô Bangkok.
Tư lệnh Lục quân Thái Lan, Tướng Prayuth Chan-ocha tuyên bố lực lượng vũ trang nước này bắt đầu nắm quyền điều hành đất nước, kể từ 16 giờ 30 phút (giờ địa phương).