Khi được quét mã QR code gắn trên cây đào, hệ thống truy xuất nguồn gốc sẽ cung cấp thông tin về người trồng, địa chỉ, diện tích, thông tin về năm trồng đào…
Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cấm chặt phá, buôn bán đào rừng và các loại cây khác của núi rừng, tỉnh Sơn La đã tiên phong cấp tem chứng nhận cho giống đào rừng do người dân trồng trên đất nông nghiệp để bán ra thị trường trong dịp Tết Nguyên đán.
Tết Nguyên đán 2021 đã đến gần. Trong mọi sự chuẩn bị cho tết nhất luôn có một góc dành cho mai, đào, và các loại hoa, cây cảnh nói chung. Những người trồng trọt và kinh doanh đã rục rịch cho một mùa Tết từ lâu.
Đã thành thông lệ, khoảng từ rằm tháng chạp âm lịch hằng năm, những cành đào rừng từ khắp các bản làng vùng cao của tỉnh Điện Biên lại được người dân mang về bày bán trên tuyến đường dọc bờ sông Nậm Rốm, thành phố Điện Biên Phủ. Đào rừng đã trở thành thú chơi không thể thiếu trong mỗi dịp Tết cổ truyền đối với người dân Điện Biên.
Những ngày giáp Tết, tại những địa điểm bán đào trên địa bàn tỉnh Sơn La càng thêm nhộn nhịp, với nhiều người săn tìm đào rừng. Song, người chơi đào khó có thể tìm được một cành đào cổ, thân mốc thật sự ưng ý.
Có lẽ chưa bao giờ đào Tết tại Hà Nội lại rẻ đến vậy. Mỗi cành đào cắm ở bàn nước giá chỉ khoảng 50.000 đồng, còn cành lớn để ở phòng khách giá khoảng 400.000 đồng.
Mới chỉ phát triển ở vườn đào Nhật Tân được khoảng 4 năm trở lại đây, đào 5 cánh đã bắt đầu thu hút một lượng người chơi nhất định. Đây là loại đào chọn người chứ không phải loại phổ biến nên vẫn còn ít người biết đến.