MC Trác Thuý Miêu gây tranh cãi với tuyên bố ‘đàn bà không làm việc nhà thì làm gì’

07/03/2021 18:50 GMT+7

(giaidauscholar.com) - Những quan điểm MC, nhà báo Trác Thuý Miêu nhắn gửi đến những người đòi bình đẳng giới hãy “để yên cho tôi làm đàn bà” bởi theo chị “đàn bà không làm việc nhà thì làm gì” khiến cộng đồng mạng... "dậy sóng".

Nỗi khổ sao Việt: Yêu đương mãi là điều cấm kỵ?

Nỗi khổ sao Việt: Yêu đương mãi là điều cấm kỵ?

Như một luật bất thành văn, phần lớn các ngôi sao của V-pop thường không công khai người yêu vì lo sợ fan quay lưng hoặc để bảo vệ nửa kia khỏi những tổn thương.

“Để yên cho tôi làm đàn bà”, MC, nhà báo Trác Thuý Miêu mở đầu bài viết trên mạng xã hội với thông điệp gửi đến "những người miệt mài mấy năm nay, với những câu chuyện cũ rích”.

MC Trác Thuý Miêu ca thán về việc mỗi năm, cứ hễ Tết đến, người ta tranh nhau bàn cãi về chuyện làm dâu, làm vợ, rồi bày biện vào mắt hết thảy mọi người hàng tấn bi kịch bếp núc. “Tôi không rõ họ có thống kê hay đơn giản chỉ chắp bút để thoả mãn cơn lên đồng của các chị em phụ nữ có chung một giấc mơ: đưa đàn ông vào bếp còn cô vợ thảnh thơi ngồi trong những tiệm nail”, chị viết.

Chú thích ảnh
Bài viết về "phận đàn bà" của MC Trác Thuý Miêu gây tranh cãi gay gắt

Nữ MC đưa quan điểm: “Thử hỏi, đàn bà mà không chịu làm việc nhà thì làm gì? Từ khi nào bếp núc lại trở thành một thứ hình thức tra tấn đầy bi kịch mà gắn với đàn bà như vậy? Từ khi nào nỗi ám ảnh bị bó buộc vào việc lau nhà, nấu nướng, rửa bát giặt giũ,… lại thậm tệ hơn cả nỗi ám ảnh mang tên Covid?”.

Trác Thuý Miêu nói chị ước có mấy ngày thảnh thơi, những người đàn ông quanh tôi cứ nằm ườn ra coi sách, tập tuồng, đờn ca hát xướng. “Còn tôi, tôi sẽ bất chấp chợ đông chợ vắng, bất chấp luôn ai cười tôi “ngôi sao đi chợ”, sẽ lựa lựa mua mua không trả giá rồi về bày soạn”.

Cuối cùng, MC Trác Thuý Miêu kết bài viết bằng luận điểm: "...Đàn bà không làm việc nhà thì làm được cái gì? Nghe là muốn nhảy dựng lên vì giọng phân biệt giới tính và khinh miệt. Nhưng ngẫm lại cho sâu, đàn bà khi thích, có thể làm kha khá việc, nhưng vụng việc nhà, kể ra cũng dở!”.

Thế nhưng, quan điểm về “phận đàn bà” của MC Trác Thuý Miêu lại vấp phải phản ứng trái chiều. Đám đông tranh luận gay gắt trên mạng xã hội.

Biên kịch Huyên Phương phản pháo: "Mình xin lỗi các bạn là bạn và yêu quý chị Miêu, mình phải nói thật là post này của chị Miêu là một ví dụ cho sự thiển cận và đơn giản hóa nữ quyền. Những người có đặc quyền như chị Miêu (và cái bong bóng xã hội mà chị thuộc về) có rất nhiều lựa chọn cho đời mình. Chị đi làm MC, làm nhà báo, làm KOL không ai cấm, chị muốn vào làm bếp lúc nào cũng là quyền của chị, không ai trong nhà mặc định chị là phụ nữ thì chị phải làm bếp chứ đừng làm gì khác".

Giờ chị đang được nói những gì chị nghĩ, được dùng Internet thoải mái, được ăn mặc tuỳ ý khi ra đường, được lấy người chị yêu... Vì đã có bao nhiêu người đi trước chị đấu tranh, để chị làm người phụ nữ theo cách chị muốn. Chị muốn làm đàn bà theo lối nào đó là việc của chị, tự nhiên đi chỉ trích những người "đấu tranh" để được làm phụ nữ theo lối họ muốn thì chị đúng là xàm quá”.

Chú thích ảnh
Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai là tác giả của nhiều quyển sách nổi tiếng

PGS-TS Nguyễn Phương Mai cũng đăng bài phản pháo quan điểm của MC Trác Thuý Miêu bằng những luận điểm sắc bén. Về việc nữ MC cho rằng bếp núc là "tấn bi kịch xưa như trái đất", PGS-TS Nguyễn Phương Mai cho rằng: “Đâu có, phụ nữ chỉ mới than về gánh nặng bếp núc sau thời chiến tranh. Lúc có giặc, đàn ông ra trận nên phụ nữ được khuyến khích "giỏi việc nước" và "đảm việc nhà".

Đàn ông đàn bà giờ đều cùng đi làm. Nhưng đàn bà làm gấp đôi vì cộng thêm khoản đảm việc nhà. Họ thấy mệt, thì họ mới bắt đầu kêu. Họ nhận thấy hoá ra từ vựng mỹ miều là để họ hy sinh quên mình cả trong thời bình, nên họ mới kêu. Mới mấy chục năm thôi, không xưa như Trái Đất đâu”.

Đáp lại quan điểm "những người đàn ông cứ nằm ườn ra coi sách, tập tuồng, đờn ca hát xướng. Còn tôi, tôi sẽ bất chấp chợ đông chợ vắng, sẽ lựa lựa mua mua không trả giá rồi về bày soạn", tiến sĩ Phương Mai chia sẻ: “Miêu sung sướng khi được lăn vào bếp. Thật là một điều may mắn cho Miêu và những người quanh Miêu.

Vấn đề là, có nhiều phụ nữ bị sức ép để phải cơm canh ba bữa, để quần quật lo toan. Họ không có tự do lựa chọn. Điều này khỏi cần chứng minh đi. Nếu phải hỏi có bao nhiêu cô gái từng bị phủ đầu rằng "không nữ công gia chánh ma nó rước", số lượng tay giơ lên phải thành một khu rừng.

Đó là chưa kể nhiều phụ nữ bị bạo hành. Miêu có biết nhiều bà vợ không kịp lo cơm cho chồng hoặc không nấu đúng ý chồng liền bị mắng mỏ hoặc thậm chí hắt cả mâm cơm vào người không? Đó đâu còn là đặc quyền, mà là lao động cưỡng bức.

Khi Miêu nói bếp là đặc quyền cuả phụ nữ, Miêu vô tình biến một kỹ năng mềm ai cũng cần có trở thành một kỹ năng có giới tính.

Và cuối cùng, khi Miêu nói đó là đặc ân đặc quyền của phụ nữ, Miêu đã vô tình loại bỏ những người đàn ông yêu bếp, biến họ trở thành người chiếm đoạt không gian giới tính của người khác.

Đặc ân của Miêu chắc gì đã là đặc ân của kẻ khác. Bếp là niềm vui của Miêu, chắc gì đã là niềm vui của cả một nửa nhân loại?”.

Chị còn phân tích thêm: “Khi Miêu nói, "hãy để yên cho Miêu được làm đàn bà". Miêu vô tình mặc định đàn bà là vào bếp. Nhưng làm đàn bà trước hết là làm người. Nếu con người đó không có tự do lựa chọn hoặc phải lựa chọn sự vất vả hơn kẻ khác, đó là khi nhân quyền bị xâm phạm.

Khi Miêu có tự do và điều kiện để làm đàn bà theo cách định nghĩa của mình, những người không có tự do và điều kiện như Miêu cũng cần được để yên cho họ được làm một con người có tiếng nói.

Khi Miêu nói "đàn bà không làm việc nhà thì làm gì?". Câu trả lời là: Họ có thể đang bận làm một người khác, nhưng không vì thế mà kém giá trị hơn”.

An Nhiên (Tổng hợp)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm