Nếu có "đấu súng" tại tứ kết: Thực tế thì Đức không "vô đối" ...

22/06/2012 11:32 GMT+7

(TT&VH Online) - Sau khi Antonin Panenka thực hiện cú sút penalty thành công mang về chiến thắng cho Tiệp Khắc (cũ) trong trận chung kết với Tây Đức vào năm 1976, chỉ có duy nhất một vòng chung kết là không có trận đấu nào phải giải quyết thắng thua trên chấm 11m từ các vòng knock-out....



Đá luân lưu là lúc cần đến sự xuất sắc của các thủ môn - Ảnh: Getty

Giải đấu năm nay, nhiều khả năng một số trận đấu tại vòng knock-out sẽ phải giải quyết bằng loạt đá luân lưu đầy may rủi này, nhất là khi có rất nhiều đội bóng mang lối đá "tử thủ" vào cuộc chơi, ví như Anh hay Hy Lạp chẳng hạn. Với những đội bóng này, phòng ngự chắc chắn và không để thủng lưới là ưu tiên hàng đầu rồi sau đó mới tính chuyện ghi bàn vào lưới đối phương. Nếu không ghi được bàn thắng, họ sẵn sàng buộc đối thủ phải bước vào loạt đấu súng cân não.

Trận tứ kết thứ nhất đã kết thúc, CH Czech với lối chơi phòng ngự cục bộ và không dấu diếm ý đồ đưa trận đấu vào bế tắc và tìm hướng giải quyết bằng những cú sút 11m nhưng kế hoạch đó đã bị Ronaldo phá hủy nhờ bàn thắng vào phút 79. Tuy nhiên, cặp đấu giữa Đức-Hy Lạp, Tây Ban Nha - Pháp và Anh-Italia sắp tới liệu có thoát được kịch bản phải giải quyết thắng thua bằng đá luân lưu?

Nếu kịch bản đá luân lưu xảy ra, theo bạn, đội nào sẽ là những người giành chiến thắng?

Dưới đây là những con số thống kê và sau khi tham khảo, chắc chắn các bạn sẽ phần nào có câu trả lời.

      Đức vs Hy Lạp

Đức

Hy Lạp

Số lần đá luân lưu: 6
Thắng: 5
Thua: 1
Số bàn ghi được: 26
Số lần bỏ lỡ: 2
Tỷ lệ thành công: 93%

Số lần đá luân lưu: 0
Thắng: 0
Thua: 0
Số bàn ghi được: 0
Số lần bỏ lỡ: 0
Tỷ lệ thành công: N/A

Trên thực tế, nhiều người vẫn tin rằng ĐT Đức chưa từng biết đến mùi thất bại trong loạt đá luân lưu. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, ĐT Tây Đức, tiền thân của ĐTQG Đức trước khi sát nhập với Đông Đức, đã để thua Tiệp Khắc (cũ) vì bàn thắng của Panenka trong trận chung kết EURO năm 1976. Trong khi đó, ngay cả khi đã lên ngôi vương của châu Âu vào năm 2004 nhờ lối đá tử thủ, Hy Lạp cũng chưa từng trải qua bất kỳ loạt đá luân lưu nào nên đây sẽ là một ẩn số thực sự cho ĐT Đức khi phải "đọ súng" cùng thầy trò Fernando Santos.

 TBN vs Pháp

TBNPháp

Số lần đá luân lưu: 6
Thắng: 3
Thua: 3
Số bàn ghi được: 20
Số lần bỏ lỡ: 7
Tỷ lệ thành công: 74%

Số lần đá luân lưu: 6
Thắng: 3
Thua: 3
Số bàn ghi được: 25
Số lần bỏ lỡ: 6
Tỷ lệ thành công: 81%

Nếu cuộc đối đầu giữa TBN và Pháp phải giải quyết bằng đá luân lưu, phần thắng nhiều khả năng sẽ nguyên về thầy trò Laurent Blanc khi họ là những người có tỷ lệ sút penalty thành công cao hơn hẳn so với các học trò của Vicent del Bosque. Trong quá khứ, TBN từng thất bại trước Anh tại EURO 96, trước Bỉ và Hàn Quốc tại 2 kỳ World Cup đều trên chấm đá 11m may rủi này. Trong khi đó, lần cuối cùng Pháp thất bại tại loạt đá này là trước Italia trong trận chung kết World Cup 2006, và trước đó 10 năm là thất bại trước Hà Lan tại EURO 96.

 Anh vs Italia
AnhItalia

Số lần đá luân lưu: 6
Thắng: 1
Thua: 5
Số bàn ghi được: 21
Số lần bỏ lỡ: 10
Tỷ lệ thành công: 68%

Số lần đá luân lưu: 7
Thắng: 2
Thua: 5
Số bàn ghi được: 26
Số lần bỏ lỡ: 11
Tỷ lệ thành công: 70%

Cả người Ý và người Anh đều không phải là những người đá luân lưu tốt. Lần cuối cùng Anh giành chiến thắng trong loạt đá này là khi họ vượt qua TBN tại EURO 1996 và từ đó đến nay, họ luôn phải chia tay các giải đấu lớn mỗi khi phải giải quyết thắng thua theo phương pháp đá 11m này. Italia cũng không khá hơn là bao, trong số 7 lần buộc đối thủ vào loạt 11m, họ mới chỉ giành được có 2 chiến thắng. Lần gần nhất là tại World Cup 2006 khi họ đăng quang giải đấu này bằng cách đánh bại Pháp trong loạt đá luân lưu.

Văn Biển

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm