30/06/2013 07:42 GMT+7
(giaidauscholar.com) - Trưa ngày 7/6/2013, Đài Truyền hình Việt Nam đưa tin về lễ cử Quốc ca trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng trường Ba Đình và lễ cử Quốc ca tại đảo Trường Sa. Khán thính giả dễ dàng nhậnthấy cùng là bài Quốc ca Việt Nam nhưng hai nơi lại hát với dạng khác nhau
Ở Quảng trường Ba Đình, bài Quốc ca với tốc độ châm rãi uy nghiêm. Ở đảo Trường Sa, quốc ca hát với tốc độ rộn rã, hùng tráng. Tại sao có sự khác nhau này? Ta có nên thống nhất cách hát Quốc ca không?
Về vấn đề này tôi từng viết bài trên Thể thao & Văn hóa và đã gây ra một cuộc tranh luận. Nhà báo nhạc sĩ Nguyễn Lưu cho rằng thời bình thì hát chậm, thời chiến thì hát nhanh. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân cho rằng cử Quốc ca ở mỗi nơi có thể có tốc độ khác nhau. Tôi mang vẫn đề này trao đổi với nhiều nhạc sĩ kỳ cựu thì họ lại có quan điểm là giữ nguyên tốc độ mà nhạc sĩ Văn Cao đã ấn định. Có lẽ vấn đề này Quốc hội nên biết và cho quyết định rõ ràng vì đây là Quốc ca là việc đại sự, là việc của cả dân tộc.
Theo tôi, ta nên thống nhất cách hát Quốc ca trên cả nước.
Chúng ta đều biết, Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt nam dân chủ cộng hòa đã chọn bài Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao làm Quốc ca. Đó là bài hát hay, hùng tráng. Nó được sáng tác trong những ngày tháng đất nước bừng bừng khí thế đi lên, quyết đánh tan giặc thù để dành độc lập, tự do. Bài hát vì thế cũng mang một khí thế hào hùng, đầy tự hào, hối thúc cả đất nước dũng mãnh đi lên, quyết hy sinh vì độc lập tự do cho dân tộc. Đó là ý chí của toàn nhân dân Việt Nam.
Nhạc sĩ Văn Cao khi sáng tác bài hát này đã ấn định tốc độ cho bài hát là “Nhịp đi”, Quốc hội đã thống nhất giữ nguyên bản của tác phẩm Tiến quân ca làm quốc ca. Vậy ta phải tôn trọng quyết định này. Không ai có quyền thay đổi nó, nếu muốn thay đổi bất cứ điều gì chỉ có Quốc hội mới có quyền quyết định.
Trước đây Đài truyền hình Việt Nam cử quốc ca vào buổi sáng với tốc độ như bản nhạc của nhạc sĩ Văn Cao là nhịp đi. Nhưng gần đây nó lại bị thay đổi và tốc độ chậm lại, chậm đến mức không thể hình dung là nhịp đi nữa mà như một đoàn quân... lê chân bước trên đường. Sao lại có thể chấp nhận điều đó? Lý do gì biến một bản Quốc ca hùng tráng thành một bản quốc ca chậm rãi...
Quốc ca khi cất lên là mọi người dân Việt dù ở nơi nào trên trái đất này đều hát theo đầy phấn khích với niềm tự hào về đất nước. Đó là khát vọng của mọi người, là ý chí của dân tộc, là ngọn lửa trong trái tim mỗi người bừng cháy niềm tự hào dân tộc. Sự rộn rã của bài ca như thôi thúc ta bước vào một ngày mới. Vì vậy đừng tìm cách bao biện để làm nhạt đi ý chí của bài Tiến quân ca bất hủ mà nhạc sĩ Văn Cao đã tạo dựng. Hãy giữ nguyên tốc độ mà ông đã ấn định và tìm cách trình bày hay nhất bài Quốc ca của chúng ta..
Đã có một cuộc thi hát Quốc ca của một nhóm bạn trẻ đứng ra tự tổ chức. Nhiều người, nhiều đơn vị đã tham gia sự kiện này. Đây là một việc làm rất đáng khen ngợi biểu hiện ý thức công dân. Quốc hội cũng cần quan tâm tới vấn đề này. Sao ta không trao cho các đơn vị nghệ thuật trình diễn Quốc ca với nhiều hình thức để xin ý kiến nhân dân?
Bài Tiến Quân ca của Văn Cao là một bản nhạc tuyệt vời, không thua kém bất cứ bản quốc ca của các nước Nga, Trung Quốc, Pháp, Mỹ... Tôi tin rằng nếu ta đặt vấn đề này với các nhạc sĩ trong cả nước để đóng góp ý kiến thì cách hát Quốc ca của chúng ta sẽ hay hơn nhiều.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất