09/10/2016 14:51 GMT+7
(giaidauscholar.com) - Chuyện đạo chích "ghé thăm" chùa Mễ Sở (Văn Giang, Hưng Yên) trong tuần qua đang trở thành điểm nóng trong dư luận. Không chỉ bức xúc và bất bình, người ta còn tiếc nuối ngắm lại những hình ảnh cũ về pho tượng Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn vừa bị đánh cắp, với những nét chạm khắc độc đáo được thực hiện từ cách đây gần 300 năm.
Nhưng, với giới nghiên cứu và quản lý, chuyện mất cắp cổ vật theo cách ấy ấy không hẳn là điều gì bất ngờ. Chỉ cần nhìn vào vài con số thống kê về nạn mất cắp tượng cổ tại đình, chùa trong những năm qua, chúng ta sẽ thấy rõ điều này.Chẳng hạn, từ năm 2000 tới nay, riêng tỉnh Bắc Giang đã xảy ra hơn 50 vụ mất cắp tại di tích, với khoảng 300 hiện vật bị lấy đi. Tại Hưng Yên, chỉ trong 7 năm gần đây, 8 vụ việc cũng diễn ra, trong đó chùa Nễ Châu lập kỉ lục bị.. đạo chích hỏi thăm tới 3 lần.
Tượng Phật nghìn tay, nghìn mắt trước lúc bị trộm
Hoặc, thống kê gần nhất trong 3 tháng từ 11/2015 tới 2/2016 cho biết: trên toàn quốc có 10 ngôi chùa bị mất trộm đồ thờ và cổ vật. Trong đó, riêng chùa Kim Long (Nha Trang, Khánh Hòa) bị mất tới 39 pho tượng được cho là có niên đại khoảng 300 năm.
Và, những vụ trộm ấy diễn ra theo cách... muôn hình muôn trạng. Thậm chí, không chỉ lấy tượng, sắc phong, câu đối, bát hương..., đôi khi "đạo chích" còn đánh cắp cả những hiện vật vô cùng hi hữu. Điển hình như vụ việc tại đền Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Tây cũ) năm 2003, kẻ gian đã vào nơi thờ Hai Bà Trưng và xoáy mất... 6 thanh kiếm được sơn son thếp vàng cạnh tượng thờ.
***
Nhìn vào những vụ mất trộm ấy, có vẻ như tín điều "của Bụt mất một đền mười" mà người xưa đặt ra đã không còn là nỗi e ngại của đám đạo chích trong xã hội hiện đại.
Và, chính sự biến đổi của xã hội hiện đại cũng vô tình khiến các cơ sở thờ tự đang trở thành "mồi ngon" của nạn trộm cắp cổ vật bây giờ. Câu chuyện ấy đã được rất nhiều chuyên gia nhắc tới, như lý do đầu tiên của vấn nạn này, trước khi mở rộng sang trách nhiệm của những người trông nom.
Bởi, trong quá khứ, những chùa, đình, đền tại Việt Nam gần như là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cả cộng đồng. Những cơ sở thờ tự ấy luôn có kết cấu mở, gần gũi thân thiện với người dân, với khách thập phương, và tồn tại được chủ yếu cũng bởi sự nhiệt tâm mà cộng đồng dành cho nó.
Bên cạnh vai trò của những nhà tu hành tại chùa, hoặc người trông nom đền miếu, chính cộng đồng dân cư bản địa là nơi góp sức để gìn giữ tượng cổ, sắc phong, câu đối, bát hương...
Ở đó, không chỉ sẵn sàng cung tiến hiện vật hàng năm, họ còn tự xây dựng cho mình ý thức về tính thiêng của các hiện vật trong chùa. Bây giờ, khi việc quản lý các cơ sở thờ tự đang có sự chồng chéo và chưa phân định rõ chức năng, việc chỉ trông cậy vào vài sư trụ trì để bảo vệ cổ vật trước cặp mắt thèm khát của giới "đạo chích" đang trở nên vô cùng nan giải.
Bởi chắc chắn, việc chuyện "tăng cường cảnh giác", xây lắp thêm hệ thống rào, khóa, cửa bảo vệ... (điều mà một vài chùa đã thực hiện) không thể là một giải pháp bền vững, thậm chí là mang lại vẻ "kín cổng cao tường" không mấy phù hợp với những cơ sở thờ tự này.
Bài toán khó ấy có vẻ vẫn chưa tìm ra lời giải "chuẩn".
Sơn Tùng
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất