30/12/2021 22:42 GMT+7 | Tin tức 24h
(giaidauscholar.com) - Báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước. Mời quý vị độc giả chú ý theo dõi.
Xem thêm các thông tin về dịch bệnh Covid-19 TẠI ĐÂY
Số ca mắc mới COVID-19 ở Phú Thọ tăng cao trở lại
Theo Sở Y tế Phú Thọ, từ 06 giờ đến 18 giờ ngày 30/12/2021, tỉnh ghi nhận 80 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc mới trong 24 giờ qua là 104 ca. Sau nhiều ngày số ca mắc mới COVID-19 giảm mạnh, những ngày gần đây số ca mắc mới lại tăng trở lại.
Trong đó, huyện Thanh Thủy có 27 ca, huyện Thanh Sơn 16 ca, huyện Thanh Ba 15 ca, thị xã Phú Thọ 15 ca, huyện Hạ Hòa 10 ca, thành phố Việt Trì 8 ca, huyện Lâm Thao 6 ca, huyện Yên Lập 4 ca, huyện Tam Nông 1 ca, huyện Cẩm Khê 1 ca, huyện Tân Sơn 1 ca. Trong số các ca mắc mới, 62 ca đã được cách ly, kiểm soát; 42 ca mắc mới trong cộng đồng.
Đến nay, toàn tỉnh có 981.914 người từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm đủ 02 mũi vaccine phòng COVID-19, đạt 97,2%; 124.314 trẻ từ 12 - 17 tuổi được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine phòng COVID-19, đạt 97,5%; trong đó, có 72.236 trẻ được tiêm đủ hai mũi vaccine, đạt 56,6%.
Hiện nay, Phú Thọ đang ở cấp độ 1, cả 13/13 huyện, thành, thị ở cấp độ 1; không có xã/phường/thị trấn ở cấp độ 4, có 2 xã ở cấp độ 3 gồm xã Vụ Quang, huyện Đoan Hùng và xã Chí Tiên huyện Thanh Ba; 9 xã ở cấp độ 2 và 214 xã còn lại ở cấp độ 1.
Tiếp tục đẩy mạnh tiêm vaccine phòng COVID-19, Sở Y tế Phú Thọ vừa ban hành văn bản đề nghị các huyện, thành phố, thị xã huy động các lực lượng chức năng ở cơ sở chuẩn bị tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 tại nhà. Đồng thời rà soát, lập danh sách trẻ em từ 12 - 17 tuổi và người từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn chưa tiêm, chưa tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 (kể cả đang thường trú hoặc đối tượng vãng lai) tiến hành tổ chức tiêm vét. Triển khai tiêm tại nhà cho nhóm đối tượng nguy cơ cao, không có khả năng di chuyển, đảm bảo tiến độ theo yêu cầu của Chính phủ và chỉ đạo của UBND tỉnh.
Hiện nay, Phú Thọ đang đẩy mạnh lập danh sách tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi thứ 3 cho các đối tượng ưu tiên trên địa bàn. Theo đó, tỉnh sẽ tiến hành tiêm mũi thứ 3 cho khoảng 157.540 người, trong đó, 116.302 người thuộc nhóm nguy cơ cao; 41.238 người thuộc nhóm lực lượng tuyến đầu chống dịch.
F0 leo thang gần 2.000 ca/ngày, Hà Nội gấp rút tiêm mũi 3 cho người dân
Nhiều quận, huyện ở Hà Nội đang tốc lực tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 cho người dân trong bối cảnh số ca mắc mới mỗi ngày tiếp tục "leo thang". Đến nay có hơn 232.000 người ở Hà Nội đã tiêm vaccine mũi 3.
Trong 11 ngày gần đây, Hà Nội liên tiếp ghi nhận số ca mắc mới tăng trên 1.600 ca/ngày, trong đó 6 ngày gần đây, số mắc tăng lên gần 2.000 ca.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh 2 tuần trước yêu cầu ngành y tế TP phải hoàn thành tiêm mũi bổ sung cho người từ 18 tuổi trở lên trước 31/1/2022. Điều này có nghĩa là Thủ đô có hơn 1 tháng để hoàn thành mục tiêu này. Nhiều quận, huyện ở Hà Nội đã bắt đầu triển khai tiêm vaccine mũi 3 cho người dân. Sóc Sơn là một trong những địa phương đầu tiên của Hà Nội tổ chức tiêm bổ sung và nhắc lại vaccine cho các đối tượng theo hướng dẫn.
Trong 5 ngày gần đây, số mũi tiêm vaccine COVID-19 ở Hà Nội (không tính các bệnh viện Trung ương thực hiện) dao động từ 30.000 - 90.000 liều/ngày. Trong đó, riêng mũi 3, ngày 29/12, cả TP tiêm được hơn 30.000 liều; ngày 28/12 tiêm được hơn 26.000 liều; ngày 27/12 có gần 5.000 liều.
Sở Y tế Hà Nội cho biết tính tới hết ngày 29/12, TP đã tiêm được hơn 232.000 mũi 3 cho người dân; trong đó có 145.400 mũi bổ sung và 86.646 mũi nhắc lại. Riêng với người từ 50 tuổi trở lên, có 38.690 người được tiêm mũi bổ sung và hơn 3.400 người tiêm mũi nhắc lại.
Từ 2 ngày nay, 10 phường tại quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) bắt đầu tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 cho người dân.
Trả lời PV Báo Sức khoẻ & Đời sống ngày 30/12, ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Y tế quận, cho biết đến nay (ngày 30/12) có gần 4.000 người dân của quận này được tiêm mũi 3. 5 đối tượng được ưu tiên tiêm gồm: Lực lượng tuyến đầu chống dịch; người từ 50 tuổi trở lên; phụ nữ mang thai; người mắc bệnh nền và người mắc các bệnh lý suy giảm miễn dịch.
Theo ông Tuấn, mũi 3 có 2 loại gồm mũi bổ sung và mũi nhắc lại (còn gọi là mũi tăng cường). Trong đó, mũi bổ sung dành cho nhóm người mắc các bệnh lý suy giảm miễn dịch, người đã tiêm mũi 1 và 2 vaccine Vero Cell và Sputnik V,... theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
Tại quận Hà Đông, bà Lê Thị Thanh Bình - Trưởng phòng Y tế quận - cho biết 17 phường của quận đồng loạt tiêm mũi 3 cho người dân từ chiều 29/12. Cũng như quận Nam Từ Liêm, quận Hà Đông ưu tiên tiêm vaccine cho nhóm đối tượng là lực lượng tuyến đầu chống dịch; người từ 50 tuổi trở lên; phụ nữ mang thai; người mắc bệnh nền và người mắc các bệnh lý suy giảm miễn dịch..., tuỳ theo lượng vaccine quận nhận được.
"Nếu lượng vaccine được cấp phát đủ, người dân nào đáp ứng đủ điều kiện cũng được tiêm mũi 3, Hà Đông sẽ triển khai tiêm theo hình thức cuốn chiếu như chiến dịch thần tốc cách đây ít tháng" - bà Bình nói. Ngày mai, quận dự kiến tiếp nhận đợt vaccine mới.
Theo các chuyên gia việc tiêm vaccine mũi 3 là hết sức cần thiết nhằm tăng hiệu lực bảo vệ cơ thể, giúp cơ thể sản xuất đủ kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2, nhất là trước những biến thể nguy hiểm như Delta hay Omicron.
Số mắc ở Hà Nội vẫn tăng cao, thêm 699 ca cộng đồng
Ngày 30/12 Hà Nội ghi nhận 1.866 ca mắc COVID-19 mới, trong đó riêng quận Hai Bà Trưng có 241 ca, quận Hoàn Kiếm có 189 ca.
Ngoài ra có 1.095 ca ghi nhận tại khu cách ly, 72 ca tại khu phong tỏa.
Một số quận huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hai Bà Trưng (241); Hoàn Kiếm (189); Thanh Trì (174); Long Biên (131); Thường Tín (114); Đống Đa (105); Hoàng Mai (103); Hà Đông (99).
Bệnh nhân phân bố tại 348 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Trong đó 699 ca cộng đồng ghi nhận tại 233 xã, phường thuộc 28/30 quận huyện.
Một số quận, huyện nhiều bệnh nhân tại cộng đồng như: Hai Bà Trưng (95); Long Biên (69); Ba Đình (60); Hoàng Mai (59); Thanh Trì (54); Hoàn Kiếm (50); Đống Đa (39); Đông Anh (38).
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) là 47.025 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 16.800 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 30.225 ca.
Số mắc COVID-19 tăng thêm 17.000 người; riêng Hà Nội 1.866 ca
Bản tin dịch COVID-19 ngày 30/12 của Bộ Y tế cho biết có 17.000 ca mắc COVID-19 tại 61 tỉnh, thành phố, tăng hơn 3.100 ca so với hôm qua. Hà Nội vẫn có số mắc nhiều nhất với 1.866 ca; trong ngày 240 trường hợp tử vong; Cà Mau đăng ký bổ sung 2.886 ca.
Thông tin về các ca mắc COVID-19 mới tại Việt Nam
Tính từ 16h ngày 29/12 đến 16h ngày 30/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 17.000 ca nhiễm mới, trong đó 20 ca nhập cảnh và 16.980 ca ghi nhận trong nước (tăng 3.107 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 11.404 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.866), Cà Mau (1.008), Tây Ninh (935), Hải Phòng (838), Khánh Hòa (788), Bình Phước (759), TP. Hồ Chí Minh (697), Bạc Liêu (666), Bình Định (620), Đồng Tháp (590), Vĩnh Long (586), Trà Vinh (579), Lâm Đồng (477), Thừa Thiên Huế (439), Hải Dương (299), Bắc Ninh (289), Phú Yên (289), Cần Thơ (287), Bình Thuận (277), An Giang (262), Quảng Nam (233), Hưng Yên (211), Tiền Giang (203), Kiên Giang (203), Bến Tre (196), Đà Nẵng (185), Thanh Hóa (182), Bà Rịa - Vũng Tàu (180), Sóc Trăng (180), Quảng Ninh (165), Đồng Nai (160), Hà Giang (160), Ninh Bình (160), Gia Lai (155), Hậu Giang (153), Quảng Ngãi (141), Sơn La (129), Nghệ An (123), Phú Thọ (104), Lạng Sơn (103), Nam Định (102), Đắk Nông (100), Hà Nam (98), Vĩnh Phúc (96), Bình Dương (96), Đắk Lắk (69), Quảng Trị (59), Cao Bằng (58), Thái Bình (58), Ninh Thuận (57), Long An (53), Thái Nguyên (50), Hòa Bình (47), Bắc Giang (46), Lào Cai (44), Tuyên Quang (21), Điện Biên (17), Yên Bái (14), Quảng Bình (13), Lai Châu (4), Bắc Kạn (1).
Ngày 30/12/2021, Sở Y tế Cà Mau đăng ký bổ sung 2.868 ca nhiễm tại Cà Mau trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin của người nhiễm.
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Phú Yên (-397), Vĩnh Long (-331), Đắk Lắk (-144).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Phước (+704), Hải Phòng (+567), Trà Vinh (+242).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.289 ca/ngày.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.714.742 ca nhiễm, đứng thứ 31/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 138/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 17.383 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.709.042 ca, trong đó có 1.333.827 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 1 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (502.687), Bình Dương (290.564), Đồng Nai (97.540), Tây Ninh (74.333), Hà Nội (43.924).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 34.102 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.336.644 ca
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.336 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 4.484 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.198 ca
- Thở máy không xâm lấn: 165 ca
- Thở máy xâm lấn: 799 ca
- ECMO: 19 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 29/12 đến 17h30 ngày 30/12 ghi nhận 240 ca tử vong tại:
+ Tại TP. Hồ Chí Minh (37) trong đó có 7 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Tây Ninh (3), Long An (2), Bình Phước (1), Bến Tre (1).
+ Tại các tỉnh, thành phố khác: Bình Dương (20), An Giang (16), Cần Thơ (16), Đồng Tháp (15), Vĩnh Long (15), Tiền Giang (14), Kiên Giang (13), Hà Nội (13), Sóc Trăng (12), Bà Rịa - Vũng Tàu (11), Long An (10), Tây Ninh (9), Bến Tre (8 ), Bình Thuận (6), Cà Mau (6), Trà Vinh (5), Phú Yên (5), Huế (2), Hậu Giang (2), Hải Phòng (1), Lạng Sơn (1), Lâm Đồng (1), Đắk Lắk (1), Bạc Liêu (1).
- Sở Y tế Thừa Thiên Huế bổ sung 51 ca tử vong từ ngày 31/7-29/125/2021.
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 227 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 32.168 ca, chiếm tỷ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 131/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 30.221.374 mẫu tương đương 74.637.039 lượt người, tăng 112.881 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Trong ngày 29/12 có 1.070.466 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 149.318.658 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 77.518.183 liều, tiêm mũi 2 là 67.752.555 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc xin Abdala) là 4.047.920 liều.
F0 ở Hà Nam tăng nhanh, còn hơn 3.200 F1 đang cách ly y tế
Tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Hà Nam đang diễn biến phức tạp khi xuất hiện liên tiếp các ổ dịch, số trường hợp F1 trở thành F0 tăng mạnh…
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam, trong ngày 30/12 trên địa bàn ghi nhận 99 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Đa phần các ca mắc mới đều là trường hợp F1 chuyển thành F0 liên quan đến ổ dịch tại các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn.
Luỹ kế trong đợt dịch mới từ ngày 19/9 đến nay, Hà Nam ghi nhận 2.307 ca mắc COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp mã.
Điều đáng lo ngại, qua công tác truy vết, rà soát, số trường hợp F1 ở Hà Nam hiện nay đã tăng lên 3.237 trường hợp. Trong đó 171 người cách ly tập trung và 3.066 người cách ly tại nhà.
Đến ngày 30/12, toàn tỉnh Hà Nam còn hơn 700 ca mắc COVID-19 đang điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 1; Bệnh viện Lao và Bệnh phổi và các Cơ sở thu dung, điều trị F0 của các huyện, thị xã, các TTYT. Trước tình hình các cơ sở điều trị F0 tuyến tỉnh đã đầy, trong khi chờ triển khai việc điều trị F0 thể nhẹ tại nhà, một số huyện, thị xã phải mở rộng cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 tại địa phương.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Hà Nam đã chỉ đạo trung tâm y tế các huyện, thị, thành phố thành lập khu thu dung tại chính doanh nghiệp, phát kít test nhanh và hướng dẫn cho công nhân để tự test tại nhà.
"Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Hà Nam vừa họp khẩn và đề ra các biện pháp để kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ dịch trong dịp lễ, Tết cuối năm, kiên quyết không để dịch COVID-19 tiếp tục thêm phức tạp", Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Trần Xuân Dưỡng chia sẻ.
Quảng Bình: Thêm 36 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng
Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 29/12 đến 6 giờ ngày 30/12), Quảng Bình ghi nhận thêm 36 ca mắc COVID-19 tại cộng đồng; trong ngày có 29 ca xuất viện.
Tổng số ca COVID-19 của tỉnh đến nay là 3.693; số ca điều trị khỏi là 3.258, còn 259 bệnh nhân đang điều trị, 7 ca tử vong; 133 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại nhà.
Hiện 95,43% người trên 18 tuổi ở Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1; mũi 2 là gần 88%.
Cả một bản đều là F0, F1 vì ổ dịch cộng đồng
Ngày 30/12, TS.BS. Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Sơn La cho biết, trong quá trình xét nghiệm phục vụ công tác giám sát dịch COVID-19 trên địa bàn, lực lượng chức năng đã phát hiện thêm 73 trường hợp có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 liên quan đến ổ dịch ở huyện Mai Sơn. Đến nay, ổ dịch tại xã Nà Pó đã lan rộng với số F0 lên đến gần 200 người.
Qua công tác truy vết, ổ dịch này liên quan đến người về từ vùng dịch và người dự đám hiếu, đám cưới trong một bản… Ngay sau khi ghi nhận số ca mắc tăng nhanh, lực lượng chức năng đã khẩn trương khoanh vùng, truy vết các đối tượng có liên quan đến ca bệnh; ban hành quyết định phong toả bản Phiêng Hịnh, xã Nà Bó với đa số người dân là F0,F1; cho toàn bộ học sinh thị trấn Hát Lót, xã Cò Nòi và xã Nà Bó nghỉ học từ ngày 27/12.
Huyện Mai Sơn cũng yêu cầu xã Nà Bó ngừng hoạt động vận chuyển hành khách bằng phương tiện đường bộ (trừ xe chở bệnh nhân đi cấp cứu, xe công vụ); hoạt động của các cơ sở tôn giáo; ngừng các hoạt động nghệ thuật, thể dục, thể thao; các cơ sở kinh doanh các dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao và hạn chế tối đa đi lại của người dân từ nhà này sang nhà khác…
"Do số ca mắc tăng nhanh nên các F0 triệu chứng nhẹ ở xã Nà Bó đang được cách ly, điều trị tại nhà. Những người trên 50 tuổi, có bệnh nền mới chuyển lên tuyến trên. Huyện Mai Sơn cũng đã lên phương án phân khu điều trị bệnh nhân F0, thành lập và triển khai ngay Trạm y tế lưu động tại các xã để phục vụ công tác điều trị; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, oxi, máy thở, giường ICU và số giường điều trị trong trường hợp số bệnh nhân F0 tăng lên 500 bệnh nhân", BS. Nguyễn Tiến Dũng thông tin.
Giám đốc CDC Sơn La cũng lưu ý, với diễn biến dịch tại các tỉnh, thành phức tạp như hiện nay, chính quyền địa phương cần áp dụng các biện pháp quản lý chặt chẽ với những người đi từ vùng dịch về và cần có thể chế hoá bằng quy ước, hương ước.
Bên cạnh đó, lực lượng chức năng sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định trong công tác phòng chống dịch COVID-19.
Hà Nội công bố kết quả giải trình tự gene 22 ca nhiễm COVID-19 tìm biến thể Omicron
22 mẫu bệnh phẩm người dương tính SARS-CoV-2 tại nhiều quận/huyện ở Hà Nội được lấy để giải trình tự gene nhằm phát hiện sớm người nhiễm biến thể Omicron, vừa cho kết quả sáng nay.
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội sáng 30/12 cho biết sơ bộ kết quả giải trình tự gene 22 mẫu bệnh phẩm của người dương tính SARS-CoV-2 nhằm chủ động giám sát phát hiện sớm ca nhiễm biến thể Omicron tại Thủ đô.
Các mẫu này được gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thực hiện. Kết quả cho thấy 15/22 mẫu gửi đều thuộc biến thể Delta, chưa ghi nhận biến chủng Omicron. 7 mẫu còn lại không đủ tải lượng để giải trình tự gene.
Cụ thể, 15 mẫu thuộc biến chủng Delta phân bố tại các quận/huyện: Chương Mỹ (2), Đống Đa (2), 11 quận/huyện mỗi nơi 1 mẫu gồm: Quốc Oai, Mỹ Đức, Bắc Từ Liêm, Hoàn Kiếm, Mê Linh, Gia Lâm, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Thanh Oai, Đông Anh, Hai Bà Trưng.
Như vậy, đến nay Hà Nội hiện chưa ghi nhận thêm người nhiễm SARS-CoV-2 biến thể Omicron.
Được biết, có 165 người đi cùng chuyến bay với bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron đầu tiên tại Việt Nam, trong đó chủ yếu là người ở Hà Nội và 3 địa phương khác. Trên chuyến bay này còn 127 người hiện đang được cách ly ở Sầm Sơn, Thanh Hóa.
Trước đó, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương thông tin, việc lấy mẫu F0 thuộc khu vực nguy cơ cao gửi giải trình tự gene, sàng lọc chủ động biến thể Omicron là hoạt động thường quy ở tất cả địa phương.
Hà Nội lấy mẫu bệnh phẩm người nhiễm SARS-CoV-2 tại các khu vực nguy cơ cao, không phải lấy mẫu người đi cùng chuyến bay với ca Omicron.
Dừng một số hoạt động đông người dịp Tết
Tại Tây Ninh, những ngày gần đây, thông tin từ Thường trực Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 Tây Ninh, số ca mắc mới COVID-19 tại tỉnh này đã vượt 900 ca/ngày. Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, trong dịp Tết Nguyên đán 2022, Tây Ninh sẽ không tổ chức bắn pháo hoa, họp mặt kiều bào, hội thề Rừng Rong…
Chỉ một số sự kiện được tổ chức nhưng phải đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19, như Lễ khai mạc hội xuân núi Bà Đen năm Nhâm Dần 2022; viếng nghĩa trang Liệt sĩ; chương trình "Tết sum vầy" cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Tại Vĩnh Long, do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, TP Vĩnh Long thành lập thêm 5 trạm y tế (TYT) lưu động, đặt tại các Phường 2, 4, 5, 8 và 9. Đến nay, thành phố có 9 TYT lưu động với chức năng triển khai các hoạt động phòng chống dịch COVID-19 tại cộng đồng, các TYT lưu động này đang kết nối giữa chăm sóc, quản lý người mắc COVID-19 tại nhà với chăm sóc tại bệnh viện, nhằm phát hiện các trường hợp diễn biến nặng và chuyển tuyến kịp thời.
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng điều trị, hạn chế các trường hợp chuyển nặng và tử vong do mắc COVID-19, Sở Y tế Vĩnh Long đã tổ chức tập huấn cho nhân viên y tế về hồi sức hô hấp bệnh nhân COVID-19 theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Các y bác sĩ, điều dưỡng được chuyên gia hồi sức hô hấp bệnh viện tuyến trên hỗ trợ thêm các kiến thức về phân độ nặng suy hô hấp, cung cấp oxy; chỉ định trang thiết bị, lắp đặt và sử dụng máy HFNC; các yêu cầu về máy thở và cài đặt máy thở ban đầu cho bệnh nhân COVID-19. Hướng dẫn thao tác đo áp lực bình nguyên, độ giãn nở, điều chỉnh tình trạng ứ CO2, tình trạng giảm oxy máu, thủ thuật huy động phế nang và thông khí nằm sấp.
Tại Hải Dương: UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành văn bản chỉ đạo tăng cường một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh này yêu cầu hạn chế một số hoạt động tập trung đông người nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch sắp tới.
UBND tỉnh Hải Dương khuyến khích các cửa hàng dược nhập những loại test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 có trong danh mục được Bộ Y tế cấp phép để phục vụ nhu cầu của nhân dân tại địa phương.
Đây được xem là một trong những biện pháp kịp thời khi tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp. Trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã ghi nhận trên 100 ca mắc COVID-19 mỗi ngày và số ca mắc có xu hướng tăng dần.
Chuyển 28 mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi liên quan đến Omicron để giải trình tự gen
TP. Hà Nội đã lấy 28 mẫu xét nghiệm các trường hợp dương tính và có yếu tố dịch tễ nghi ngờ chuyển Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương để giải trình tự gen xác định chủng virus.
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay), trên địa bàn thành phố ghi nhận 42.888 ca mắc, trong đó có 15.070 ca ngoài cộng đồng. Hiện, thành phố có 76 điểm phong tỏa với 3.100 người.
Liên quan đến trường hợp Bộ Y tế công bố ca mắc COVID-19 mang biến chủng Omicron nhập cảnh từ Anh, ông Vũ Cao Cương cho biết, đến nay, thành phố đã lấy 28 mẫu xét nghiệm các trường hợp dương tính và có yếu tố dịch tễ nghi ngờ chuyển Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương để giải trình tự gen xác định chủng virus (sàng lọc nghi ngờ chủng Omicron).
Trước đó, ngày 28/12 Bộ Y tế chính thức thông tin về ca bệnh COVID-19 nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên tại Việt Nam là người nhập cảnh từ Anh.
Theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Việt Nam và báo cáo sơ bộ của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Trung tâm Nghiên cứu y học Việt Đức), Bộ Y tế thông tin về trường hợp nhiễm biến thể Omicron đầu tiên ghi nhận tại Việt Nam, cụ thể như sau: Ngày 19/12/2021, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận 01 trường hợp là hành khách trên chuyến bay QH9028 từ Anh Quốc về Việt Nam. Khi về đến sân bay Nội Bài (tối ngày 19/12/2021), hành khách có kết quả xét nghiệm test nhanh dương tính với virus SARS-CoV-2.
Hành khách được vận chuyển bằng xe chuyên dụng từ sân bay về khu cách ly cho ca nhiễm COVID-19 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và được cách ly tại phòng riêng tại khu vực nhà lưu trú. Khoa Sinh học phân tử của Bệnh viện đã thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR cho kết quả dương tính.
Với yếu tố dịch tễ của bệnh nhân là hành khách trở về từ Anh Quốc, ngày 20/12/2021, Bệnh viện đã tiến hành giải trình tự bộ gene SARS-CoV-2 nhiễm trên bệnh nhân này bằng phương pháp giải trình tự thế hệ mới sử dụng công nghệ Oxford Nanopore (ONT), kết quả là nghi ngờ nhiễm biến chủng Omicron.
Tuy nhiên, do biến chủng Omicron có chứa đến 36 đột biến trong gai protein, trong đó có một số đột biến điểm, đột biến mất đoạn trong lần giải trình tự này còn chưa rõ ràng. Do vậy, ngày 21/12/2021, bệnh viện tiếp tục tiến hành lấy mẫu, giải trình tự lại cho bệnh nhân. Kết quả giải trình tự gene của Bệnh viện cho thấy bệnh nhân nhiễm biến chủng Omicron (B.1.1.529).
Chuẩn bị kỹ lưỡng các phương án phòng, chống dịch COVID-19 để “mọi người, mọi nhà đều có Tết”
Bộ Y tế cho biết, từ 16 giờ ngày 28/12 đến 16 giờ ngày 29/12, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 13.889 ca mắc mới, trong đó 16 ca nhập cảnh và 13.873 ca ghi nhận trong nước (giảm 548 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố; có 8.853 ca trong cộng đồng.
Các địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là Cần Thơ (626 ca), Hải Phòng (326 ca), Hải Dương (260 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó: Phú Yên (686 ca), Quảng Nam (209 ca), Đắk Lắk (153 ca).
Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 15.202 ca/ngày. Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 1.694.874 ca mắc, đứng thứ 31/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/triệu dân, Việt Nam đứng thứ 138/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 17.182 ca mắc).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca mắc mới ghi nhận trong nước là 1.689.194 ca, trong đó có 1.299.725 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Cả nước có duy nhất tỉnh Bắc Kạn không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua.
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 38.260 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 1.302.542 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.273 ca.
Ngày 29/12, cả nước ghi nhận 245 ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 232 ca/ngày. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 31.877 ca, chiếm 1,9% so với tổng số ca mắc.
Cùng ngày 29/12, Bộ Y tế có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19.
Theo đó tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới với các biến chủng có khả năng lây lan nhanh và gây nguy hiểm như Delta và Omicron. Tại Việt Nam, dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát, tuy nhiên số ca mắc mới có xu hướng tăng tại một số tỉnh, thành phố.
Để tiếp tục chủ động tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc, quản lý hiệu quả các ca bệnh COVID-19 trong bối cảnh cả nước đang thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, phù hợp với điều kiện và nguồn lực của các địa phương, Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế tổ chức thực hiện giám sát bệnh COVID-19 với một số nhóm đối tượng…
Bảo vệ nhóm đối tượng nguy cơ cao là rất cần thiết
Tại hội thảo khoa học "Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp giảm tử vong do COVID-19" do Bộ Y tế tổ chức ngày 29/12, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Lương Ngọc Khuê cho biết, trong số ca mắc COVID-19 tại nước ta chỉ có 6% là bệnh nhân nặng; 8,3% ở mức trung bình; tỷ lệ bệnh nhân nhẹ và không có triệu chứng chiếm tới 85,7%. Qua phân tích số ca bệnh tử vong cho thấy: Người trên 65 tuổi chiếm 47,67%; 36,58% là người từ 50-56 tuổi; 18-49 tuổi chiếm 15,34%; nhóm từ 0-17 tuổi chiếm 0,42%. "Con số trên cho thấy tổng số ca tử vong từ 50 tuổi trở lên chiếm đến 84%, vì vậy việc triển khai mạnh mẽ, quyết liệt các giải pháp bảo vệ nhóm đối tượng nguy cơ này là rất cần thiết", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê nhận định.
Đánh giá về tình hình dịch, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, về cơ bản chúng ta đã kiểm soát dịch bệnh, tuy nhiên khi bước vào thực hiện "thích ứng an toàn, linh hoạt và phòng chống dịch hiệu quả", số ca mắc COVID-19 tại một số địa phương gia tăng, nhiều trường hợp phát hiện qua sàng lọc khi đi khám, chữa bệnh tại các bệnh viện. Vì thế, việc giám sát vùng nguy cơ cao để đảm bảo phát hiện sớm các ca mắc là rất cần thiết, từ đó cách ly, điều trị và có giải pháp xử trí phù hợp, góp phần hạn chế trường hợp tử vong. Các cơ sở điều trị cũng như hệ thống theo dõi sức khoẻ người bệnh ban đầu cần theo dõi chặt chẽ tình trạng người bệnh để tiên lượng sớm, kịp thời phát hiện các dấu hiệu tăng nặng. Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các tuyến điều trị, tuyệt đối tránh tình trạng chuyển tầng khi đã quá muộn.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, việc quan trọng là phải kiểm soát ca mắc, tăng cường năng lực điều trị, sử dụng thuốc sớm, trong đó có nhiều thuốc mới, thuốc kháng thể đa dòng, kèm theo đó là đảm bảo oxy cho người bệnh từ tuyến cơ sở đến bệnh viện các tầng 1, 2, 3. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng của hệ thống khám chữa bệnh.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đề nghị, các trạm y tế cần lập danh sách các trường hợp F0 tại nhà và phân loại theo các nhóm nguy cơ để quản lý, thuận tiện cho việc theo dõi chăm sóc, điều trị và xử trí. Các địa phương phải đẩy mạnh tiêm chủng cho các đối tượng nguy cơ cao, "đi từng ngõ, gõ từng nhà" để tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhóm đối tượng này…
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cũng đề xuất các giải pháp giảm tử vong bao gồm: Tăng cường công tác hội chẩn, kiểm thảo tử vong, áp dụng tuân thủ các hướng dẫn về chẩn đoán điều trị người bệnh COVID-19 của Bộ Y tế; tiếp tục rà soát và lên kế hoạch, làm việc với nhà cung ứng đảm bảo cung cấp đủ oxy; đẩy nhanh tốc độ đào tạo nhân lực mới từ tuyến cơ sở; chủ động công tác đào tạo tại chỗ…
Tích cực phòng, chống dịch để nhân dân đón Tết an toàn
Cộng dồn số mắc COVID-19 trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021 đến nay), Hà Nội ghi nhận 45.159 ca, trong đó có 16.101 ca ghi nhận ngoài cộng đồng, 29.058 ca là đối tượng đã được cách ly. Hiện Sở Y tế Hà Nội đã ban hành hướng dẫn theo dõi sức khỏe, điều trị F0 tại nhà và các quy định chung khi chăm sóc F0 tại nhà.
Để tăng cường phòng, chống dịch trên địa bàn, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 5339/QĐ-UBND về việc thành lập 7 đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.
Công tác kiểm tra tập trung vào 8 nội dung chính gồm công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; thực hiện Trạm y tế lưu động theo chỉ đạo của thành phố; quản lý các trường hợp F1, F0 trên địa bàn; điều tra, truy vết, cách ly, khoanh vùng ổ dịch; truyền thông phòng, chống dịch COVID-19; công tác hậu cần; tiêm chủng vaccine phòng COVID-19; công tác kiểm tra, giám sát trên địa bàn thành phố.
Trong bối cảnh số ca dương tính với SARS-CoV-2 liên tục tăng cao trên địa bàn những ngày gần đây, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo cụ thể về việc tổ chức phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm với phương châm “mọi người, mọi nhà đều có Tết”, trong đó, công tác phòng, chống dịch COVID-19 được thành phố đặt lên hàng đầu…
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Dương Anh Đức cho biết, trong hai tuần qua, tình hình dịch tại Thành phố chuyển biến theo chiều hướng tích cực, số ca nặng, số ca tử vong và số ca mắc mới đều giảm. Tuy nhiên, Thành phố không chủ quan vì nguy cơ lây lan bệnh, tăng số ca nhiễm trong các dịp nghỉ lễ có thể xảy ra.
Do đó, các địa phương cần quyết liệt vận động người dân hạn chế tụ tập đông người vào những ngày cuối tuần, đặc biệt là dịp Tết Dương lịch. Theo đó, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc đảm bảo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch. Cụ thể, ngành Y tế thành phố, các lực lượng tham gia phòng, chống dịch đảm bảo 100% quân số trong các ngày nghỉ để thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Đến sáng 29/12, Bạc Liêu có 28.706 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2, riêng ngày 28/12 có 593 ca mắc mới. Số ca ghi nhận trong cộng đồng chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng số ca bệnh. Việc chưa kéo giảm các ca mắc COVID-19 đã làm cho hệ thống điều trị các tuyến rơi vào tình trạng quá tải. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bạc Liêu Lữ Văn Hùng nhấn mạnh, nguyên nhân chủ yếu vẫn là việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch chưa được thực hiện nghiêm túc. Trong bối cảnh Tết dương lịch cận kề và Tết Nguyên đán Nhâm Dần đang đến gần, ông Lữ Văn Hùng yêu cầu cấp ủy, chính quyền các cấp cần rà soát lại các giải pháp phòng, chống dịch bệnh của địa phương mình, khắc phục ngay những hạn chế thiếu sót. Sở Y tế cần đặc biệt quan tâm, nâng cao năng lực cho Trạm Y tế cấp xã, Trạm Y tế lưu động để thực hiện tốt công tác chăm sóc, điều trị F0 tại nhà.
Ngày 29/12, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Tiền Giang tổ chức họp trực tuyến 3 cấp về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn. Ông Nguyễn Văn Mười, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang yêu cầu các địa phương tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt hơn nữa biện pháp phòng, chống dịch, nhất là 3 trụ cột phòng, chống dịch (cách ly - xét nghiệm - điều trị) và công thức “5K + vaccine, thuốc điều trị + đề cao ý thức người dân và các biện pháp khác”; không tổ chức các hoạt động tập trung đông người, nhất là vào dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch. Công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các địa bàn, các khu vực có nguy cơ cao như: bệnh viện, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, bến xe... cần phải được tăng cường kiểm tra…
PV/TTXVN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất