Virus SARS-CoV-2 không lây nhiễm sang các tế bào não ở người mắc Covid-19

04/11/2021 12:53 GMT+7 | Thế giới

(giaidauscholar.com) - Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell, virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 không lây nhiễm sang các tế bào não của con người. Phát hiện này làm dấy lên hy vọng rằng những tác động tiêu cực mà virus này gây ra có thể hạn chế, không như những lo ngại lâu nay.

Hà Giang thêm 178 người mắc Covid-19, có 109 ca trong cộng đồng

Hà Giang thêm 178 người mắc Covid-19, có 109 ca trong cộng đồng

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Giang, từ 18h00’ ngày 2/11 đến 18h00’ ngày 3/11, tỉnh Hà Giang đã ghi nhận thêm 178 ca nhiễm COVID-19. Trong đó 109 ca trong cộng đồng và 69 ca trong khu cách ly.

Kết luận này mâu thuẫn với nghiên cứu trước đó cho rằng SARS-CoV-2 lây nhiễm các tế bào thần kinh tại niêm mạc khứu giác - nơi virus "đặt chân" đầu tiên sau khi xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. 

Trong nghiên cứu mới nay, các nhà khoa học Bỉ và Đức khẳng định SARS-CoV-2 chỉ lây nhiễm cho các tế bào nâng đỡ có chức năng hỗ trợ cho các tế bào thần kinh khứu giác trong mũi, mà không phải các tế bào thần kinh cảm giác khứu (OSN) trong niêm mạc khứu giác. Chính các OSN bện chặt với nhau nhờ tế bào nâng đỡ này.

Virus SARS-CoV-2 có ăn vào não, Covid-19 có ảnh hưởng đến não, Covid 19 mới nhất, Covid 19 hôm nay

Theo ông Peter Mombaerts, người đứng đầu Cơ quan nghiên cứu Max Planck về di truyền thần kinh ở Frankfurt (Đức) và cũng là tác giả nghiên cứu, đây là sự khác biệt quan trọng. Bởi nếu SARS-CoV-2 thực sự lây nhiễm cho OSN, về lý thuyết, virus này lây lan vào các vùng não sâu hơn và gây tổn thương lâu dài tại đây.

Nếu virus chỉ lây nhiễm cho các tế bào nâng đỡ, thì tổn thương có thể ít lâu dài hơn. Điều này đã giúp lý giải về tình trạng rối loạn chức năng khứu giác xảy ra ở một nửa bệnh nhân COVID-19. Trên thực tế, cứ 10 bệnh nhân COVID-19 thì có 1 người bị mất khứu giác hoặc bị rối loạn khứu giác trong thời gian dài, hoặc có thể là vĩnh viễn.

Theo ông, việc các tế bào nâng đỡ chết đi do bị nhiễm trùng đã phá vỡ "hàng rào" bảo vệ OSN. Điều này khiến OSN của người mắc COVID-19 hoạt động dưới mức bình thường hoặc ngừng hoạt động hoàn toàn cho đến khi các tế bào nâng đỡ được tái tạo. 

Với nghiên cứu này, bệnh nhân mắc chứng thiếu máu hoặc thiếu máu do COVID-19 có thể yên tâm virus SARS-CoV-2 không lây nhiễm vào não. Phát hiện mới có thể trở thành tiền đề cho những nghiên cứu sau này về liệu pháp bảo vệ hoặc ngăn chặn tác động của SARS-CoV-2 đối với tế bào nâng đỡ quanh ONS, qua đó giảm thiểu tác động của virus này đối với tình trạng rối loạn khứu giác và mất khứu giác ở người mắc COVID-19.

Lan Phương

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm