2 tháng, 2 người và 20 tháng 10

21/10/2016 06:53 GMT+7

(giaidauscholar.com) - Ngày 20 tháng 10 là ngày Phụ nữ Việt Nam, tất cả mọi người đều thừa nhận với nhau điều ấy. Nhưng phải chăng những ngày này xuất hiện chỉ là để hô khẩu hiệu, liệu phụ nữ đã thực sự được trân trọng và yêu thương?

Chắc hẳn cộng đồng vẫn chưa quên được vụ việc xảy ra 2 tháng trước, khi một hành khách đi máy bay vì nghi tiếp viên máy bay lấy cắp điện thoại của mình đã tát cô tiếp viên này một cái. Cú tát này đã gây rúng động cộng đồng mạng, và một làn sóng trào lên xô đổ thói kênh kiệu nhà giàu hợm hĩnh muốn làm gì thì làm.

Người đàn ông này sau đó đã bị cấm bay 6 tháng, bị phạt tiền 15 triệu. Nhưng có thể 6 tháng sau, người đàn ông này sẽ tiếp tục bay tiếp, tiền bị phạt rồi sẽ kiếm lại được. Chỉ có tổn thương ở người phụ nữ, và nỗi lo sợ ám ảnh có thể vẫn còn đó.


Nữ tiếp viên bị tát bởi khách hàng hạng thương gia của hãng bay

Thử hỏi, một môi trường văn minh như ở hàng không, nơi mà người ta thường ví như sự hội tụ của những tinh hoa, những người luôn cư xử lễ phép, lịch thiệp, vậy mà phụ nữ bị đối xử như vậy, điều đó đâu có thể dễ dàng chấp nhận? Nơi đây không phải là một thôn bản đầy hủ tục lạc hậu, cũng không phải những khu xóm ổ chuột kiệt quệ đến nỗi không còn phải quan tâm sống văn hoá là như thế nào.

Đây là sân bay, nơi khởi đầu và kết thúc những chuyến bay, nơi tụ tập của những ông chủ bà chủ, những người chuẩn bị đặt chân tới vùng đất mới, hay là mới trở về từ những miền xa xôi.

Thế mà những người phụ nữ bị như vậy không chỉ có một.

Ít nhất là chúng ta đã biết thêm một trường hợp một người phụ nữ bị túm cổ áo đánh hội đồng bởi những người đàn ông tại sân bay ngày 19/10. Chỉ sau 2 tháng, ở môi trường hàng không chúng ta đã phải chứng kiến tới 2 vụ hành hung phụ nữ, từ chính những người được gọi là “đấng mày râu”. Hơn nữa, ngay trước ngày Phụ nữ Việt Nam một ngày, người phụ nữ kia đã phải nhập viện đề kiểm tra sức khoẻ vì những cú đánh gây choáng váng đầu óc và buồn nôn. Không hiểu sao họ - những người đàn ông - có thể nhẫn tâm làm thế đối với cô ấy?


Hình ảnh cắt từ clip ghi lại vụ việc

Bản thân một người phụ nữ, ai cũng hiểu không dễ dàng để họ có thể “phản công” lại những đòn đánh của đấng mày râu. Hơn nữa, là nhân viên của một hãng hàng không, là một người phục vụ, họ càng không có lý do gì để chống đối lại sự hung tợn của khách. Thứ duy nhất họ tin có thể bảo vệ họ đó là sự tự ý thức được việc mình đang làm của những khách hàng, mà hai người đàn ông đánh nữ nhân viên ở sân bay ngày hôm qua đã không thể nào làm được?

Rồi khi niềm tin bị đổ vỡ, đâu dễ để lấy lại. Sau cái tát của hành khách nghi nhân viên lấy cắp iPhone, khoảng cách giữa bất cứ tiếp viên nào với hành khách có thể đã xa hơn, đơn giản để họ có thể kịp tránh một cái tát bất thình lình. Sau cú đánh hội đồng với nữ nhân viên ở sân bay ngày 19/10, có thể vô tình sẽ ngày càng ít đi những người dám lấy đối thoại. Tốt nhất là phận con gái, chân yếu tay mềm thì nên tránh đi.

Cấm bay 6 tháng đối với hàng khách tát nữ tiếp viên hàng không

Cấm bay 6 tháng đối với hàng khách tát nữ tiếp viên hàng không

Theo bản tường trình với Cảng vụ hàng không miền Nam, vị khách này cho biết, ông ăn xong đã để điện thoại lên bàn rồi ngủ thiếp đi, sau khi ngủ dậy thì thấy chiếc điện thoại không còn nằm trên bàn.


Cứ thế, bạo lực khiến cho con người mất dần đi những sự tích cực, và là thứ áp chế người ta hướng đến sự tiêu cực. Với những người yếu mềm như phụ nữ, những hành vi bạo lực để lại hậu quả rất sâu đậm cả về thể chất lẫn tinh thần..

Ngày Phụ nữ, nói về chuyện phụ nữ bị đánh ở sân bay là một câu chuyện buồn. Nhưng đó là những tiếng chuông cảnh tỉnh cần phải nhắc nhở tất cả mọi người. Rằng trong một môi trường những tưởng là văn minh, vẫn sẽ có những con sâu bọ mối mọt. Chỉ cần mọi người đồng lòng che chở cho những nạn nhân chẳng may mắc phải những nỗi khổ tương tự như trên, hãy đứng ra bảo vệ và che chở cho họ.

Vì phụ nữ xứng đáng được che chở và nâng niu, không chỉ lời nói mà là bằng cả những hành động.

Hạ Hồng Việt
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm