10/07/2017 06:50 GMT+7
(giaidauscholar.com) - Mấy ngày qua, công luận nóng lên khi nhạc sĩ Vinh Sử cho rằng Hoài Linh biết gì bolero mà làm giám khảo. Trong số các các ý kiến bênh vực cho Hoài Linh, có nhạc sĩ Đức Huy, người “cùng hội cùng thuyền” với Hoài Linh trong chương trình. Nhạc sĩ Đức Huy cho rằng nhạc sĩ Vinh Sử nói như thế là không đúng.
Hoài Linh là nghệ sĩ hài được nhiều người yêu mến, fanpage của Hoài Linh có gần 10 triệu người theo dõi, vì vậy mà phát biểu của nhạc sĩ Vinh Sử chẳng khác gì “bom nổ”, và những ngày qua có lẽ nhạc sĩ Vinh Sử phải chịu “áp lực” không nhỏ.
Thế nên sau khi video clip phát biểu của nhạc sĩ Vinh Sử được đăng tải trên báo, không lâu sau đóông đã phải phân trần trên báo điện từ Một thế giới: “Tôi cũng như tất cả người thân trong gia đình đều rất ngưỡng mộ Hoài Linh, Hoài Linh diễn hài rất hay, tuy nhiên tôi không bằng lòng việc đài truyền hình mời Hoài Linh làm giám khảo bolero nên tôi nói thế. Tôi nói theo khẩu khí của người miền Nam chứ không nói ác ý gì cả. Cách nói của tôi cũng như là một đề xuất làm mới thành phần ban giám khảo đang gây nhiều tranh cãi như hiện nay”.
Chuyện đúng hay sai có lẽ sẽ là cuộc tranh cãi liên tu bất tận. Có điều rằng, dù Hoài Linh có am hiểu về bolero thì cũng chưa đến nổi hết ca sĩ, nhạc sĩ chuyên về dòng nhạc này - những người am hiểu hơn Hoài Linh - để có thể mời vào vị trí giám khảo. Tuy nhiên, ai cũng biết, Hoài Linh là người rất nổi tiếng và có rất nhiều fan, đó là lý do mà nhà sản xuất mạnh dạn chọn Hoài Linh làm giám khảo cho chương trình nhạc bolero, dù anh là một danh hài.
Từ khi truyền hình thực tế bùng nổ, điều sống còn đối với các chương trình này là rating (lượng người theo dõi chương trình), vì vậy đối với giám khảo, ngoài yếu tố chuyên môn, thì sự nổi tiếng của giám khảo cũng rất quan trọng, có thể họ không có được chuyên môn cao.
Thực tế cho thấy, Đàm Vĩnh Hưng từng ngồi ghế giám khảo Bước nhảy ngàn cân - một chương trình thi nhảy múa trong lúc anh là một ca sĩ.
Hoặc Bước nhảy hoàn vũ, cũng đã từng mời nhiều nhạc sĩ như: Đức Huy, Trần Tiến, Quốc Bảo, Hồ Hoài Anh… Cũng có trường hợp, người nổi tiếng “không hoàn thành nhiệm vụ” bị công luận chỉ trích, chịu không nổi phải “cao chạy xa bay”.
Nhìn ở góc độ chuyên môn, có lẽ ông “vua nhạc sến” Vinh Sử nói không sai. Nhưng cuộc chơi trên truyền hình là quyết định của các nhà sản xuất, miễn là có nhiều người xem và có lợi cho chương trình. Hầu hết các chương trình truyền hình thực tế, mục đích chính là lợi nhuận, yếu tố chuyên môn hoặc tác động tích cực của chương trình đối với đời sống giải trí đôi khi chỉ là thứ yếu.
Có thể có một số người khác cũng thấy điều đã xảy ra như nhạc sĩ Vinh Sử, tuy nhiên “phê bình” người nổi tiếng là rất “nhạy cảm” và có khi hệ lụy khôn lường, dù rằng điều phê bình là không sai. Mặc khác, điều quan trọng là chẳng nhà sản xuất nào nghe, nếu không có lợi cho chương trình. Vì vậy mà rất ít người lên tiếng.
Việc thiếu nhi hát nhạc người lớn là một ví dụ. Khi The Voice Kids - Giọng hát Việt nhí khởi động cách đây 4 năm, nhiều ý kiến của giáo sư - tiến sĩ, nhà lý luận âm nhạc, nhà tâm lý học… lên tiếng quan ngại về việc thiếu nhi hát nhạc người lớn, nhưng tất cả cũng như “nước đổ đầu vịt”.
Tuy nhiên, như nhạc sĩ Vinh Sử thổ lộ: “Tôi nói theo khẩu khí của người miền Nam…”, có thể ông thấy chướng tai gai mắt nên không thể im lặng.
Dù điều nhạc sĩ Vinh Sử nói chưa mang lại tác dụng, nhưng cuộc sống vẫn luôn quý trọng những lời nói “khẩu khí”…
Hải Long
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất