22/03/2016 07:15 GMT+7
(giaidauscholar.com) - Cho tới lúc này, 4 người đã thiệt mạng, nhiều nhà cửa, của cải đã bị thiêu trụi sau vụ nổ kinh hoàng tại khu đô thị Văn Phú (Hà Đông) cuối tuần qua. “Chiếc áo” mưu sinh đã không còn đủ rộng để biện hộ cho hành vi dùng khò cắt vật liệu nổ (đượccho là bom) nguy hiểm của người bán sắt vụn.
Như vậy là sau chiến tranh, số người bị chết do bom mìn trên đất nước này là khoảng 50.000 người, số người bị thương là 60.000 người. Đáng sợ hơn, 20% diện tích cả nước (6,6 triệu ha đất) bị ô nhiễm bom mìn. Những quả bom chực chờ gieo rắc tai họa khắp nơi: từ nông thôn tới thành phố, từ miền xuôi tới miền ngược…
Theo các chuyên gia, có bao nhiêu dạng địa hình ở Việt Nam có bom mìn thì có ngần ấy cách khiến những quả bom tưởng đã “ngủ kỹ” dưới lòng đất đột ngột phát nổ: cầy cuốc va phải bom mìn; ra vườn vấp phải bom mìn; đào ao đụng phải bom mìn …
Ngoài những di chứng chiến tranh, những “quả bom” trong đời sống hiện đại cũng đáng sợ không kém. Đầu tiên là “quả bom” ý thức. Dư luận vẫn không quên hình ảnh người dân Khánh Hòa năm 2014 xúm lại giữa phố xem các chiến sĩ công binh giám định… bom.
Hay hình ảnh “làng cưa bom” lan tràn khắp các mặt báo cũng khiến người xem rợn người. Hoặc gần đây nhất là dùng khò cắt vật liệu nổ ở Hà Đông (Hà Nội). Thẳm sâu trong đời sống, “quả bom ý thức” cũng là hiện trạng nhức nhối đe dọa sự bình yên của cả cộng đồng.
Thứ nữa, “quả bom” quản lý cũng gây nhiều ái ngại. Tháng 6/2013, người viết có mặt tại hiện trường vụ cháy xe xăng bồn cầu ở đường Trần Hưng Đạo (Hà Nội). Đáng nói, ở dưới mỗi cây xăng là bể chứa xăng khổng lồ. Cây xăng trên nằm sát bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đồng nghĩa, nếu đám cháy xe bồn lan tới bể chứa, thảm họa khủng khiếp sẽ xảy ra. Độc giả có bình luận trên Thể thao & Văn hóa (TTXVN): “Xây cây xăng sát bệnh viên, điều này chắc chỉ có ở Việt Nam ?!”.
Ngay sau đó, người viết có đi khảo sát hàng loạt các cây xăng ở Hà Nội. Thực sự, đó là những “quả bom xăng” giữa lòng phố. Theo quy định về PCCC đối với cây xăng: khoảng cách giữa cây xăng với công trình dân dụng là không dưới 10m với công trình công cộng là không dưới 50m.
Nếu cây xăng tiếp giáp với các công trình xây dựng khác, cây xăng buộc phải có tường bao chống cháy cao trên 2,2m. Theo luật, việc tiếp xăng không được thực hiện trong khoảng thời gian từ 6h sáng đến 21h đêm và khi tiếp xăng, cây xăng phải tạm ngưng hoạt động.
Tuy nhiên, thời điểm đó, hàng loạt cây xăng ở Hà Nội không đáp ứng được điều này. Lý do, tấc đất tấc vàng. Hành lang an toàn cây xăng không thể đủ ở thành phố có giá đất đắt đỏ bậc nhất hành tinh. Những “quả bom xăng” len lỏi khắp các khu dân cư, công sở, công trình văn hóa… ở Thủ đô. Tình trạng này khiến “lửa dư luận” bùng cháy rồi cũng chóng tắt theo đám cháy ở cây xăng Trần Hưng Đạo.
Trải suốt những cuộc chiến chinh ròng rã, di chứng bom mìn là điều chúng ta không thể tránh khỏi và khó giải quyết vấn đề rốt ráo một sớm một chiều. Nhưng, những “quả bom” ý thức, “quả bom” quản lý là điều chúng ta cần can thiệp. Đã nhiều lần chúng ta thoát khỏi thảm họa lớn do cháy nổ ở đô thị, vì may mắn. Nhưng, may mắn sẽ không theo chúng ta mãi nếu vẫn còn tình trạng xúm vào xem giám định bom; “cưa bom giữa phố” hay đặt những “quả bom xăng” không đủ hành lang an toàn giữa đô thị.
Phạm Mỹ
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất