27/11/2015 06:38 GMT+7
(giaidauscholar.com) - Bên 8 lạng, bên nửa cân, Những kẻ lắm lời được một tuần dậy sóng với những hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại. Không biết có nhiều người nhận ra rằng, chương trình này đã “sao y” cái gọi là dư luận. Bên bàn nước hoặc trên mạng, họ bình phẩm đủ thứ chuyện bằng đủ thứ ngôn ngữ, kể cả “chợ búa” nhất.
"Những kẻ lắm lời"
Bitches In Town làm y như vậy, chỉ có điều quay phim, dựng cảnh và tung lên YouTube. Dư luận chửi chương trình, nhưng thực ra hai bên chẳng khác nhau là mấy. Dư luận có thể tìm thấy bản thân mình ở Thùy Minh, Lê Minh Ngọc và Nguyễn Ngọc Thạch, khi họ hết lôi chuyện Hồ Ngọc Hà bị nghi cặp bồ đại gia kim cương, đến chuyện Đông Nhi mặc quê mùa, Thủy Tiên mặc diêm dúa trong mục Hôm nay mặc xấu.
Nhưng có điều nữa, là một khi “lắm lời”, người ta khó kiểm soát được ngôn ngữ, thậm chí cả lý lẽ của mình, khiến câu chuyện đã vượt ra khỏi “chuyện 3 người”. Hàng loại ngôi sao, nghệ sĩ lên tiếng phản đối, thậm chí khá gay gắt về chương trình.
Sự hợp pháp của một chương trình truyền hình được sản xuất tại Việt Nam đang được đặt ra. Hiện số phận của chương trình chưa rõ ra sao khi các cơ quan quản lý đang vào cuộc.
Áo dài Chùa Vàng gây tranh cãi
Tuần qua, vụ lùm xùm về áo dài Việt Nam in hình Chùa Vàng của Myanmar được giải quyết nhanh gọn và không trở thành một khủng hoảng truyền thông lớn, nhưng đây vẫn đáng được xem là một sự kiện nổi bật bởi nó để lại bài học đắt giá trong du nhập văn hóa.
Chiếc áo dài được nhắc đến do người mẫu Hồng Quế mặc trên bìa tạp chí Heritage Fashion số tháng 11. Người đầu tiên phản đối là một nhà sư người Myanmar, ông này đăng ảnh tờ tạp chí lên Facebook, khơi mào một làn sóng phản đối từ người Myanmar cho rằng việc đưa Chùa Vàng linh thiêng lên trang phục là thiếu tôn kính.
Vietnam Airlines gây lập tức sửa sai bằng cách xin lỗi và thu hồi số tạp chí này trên các chuyến bay của hãng. Khẳng định ý định tốt đẹp là tôn vinh văn hóa truyền thống của Myanmar (đại diện nổi bật nhất là ngôi chùa linh thiêng nhất đất nước này) kèm một biểu tượng của văn hóa truyền thống Việt Nam (áo dài) nhưng Vietnam Airlines nhận đã chọn sai cách do không hiểu văn hóa.
Nhà soạn nhạc Nguyễn Thiện Đạo qua đời ở Paris
Người ta nói danh xưng “nhạc sĩ” chưa đủ để gọi Nguyễn Thiện Đạo, người vừa từ giã cõi đời ở tuổi 75, vào ngày 20/11 ở Paris, Pháp. Nguyễn Thiện Đạo là một trong những học trò xuất sắc của nhà soạn nhạc thiên tài người Pháp Olivier Messiaen và là bậc thầy đối với nhiều thế hệ nhạc sĩ Việt Nam trước đây và hiện nay. Không chỉ sáng tác, ông còn dàn dựng nhiều bản giao hưởng lớn.
Nhận tin Nguyễn Thiện Đạo qua đời, đông đảo nhạc sĩ, nghệ sĩ Việt Nam bày tỏ sự đau lòng và tưởng nhớ ông qua mạng xã hội, báo chí và liên hệ trực tiếp. Định cư tại Paris, ông vẫn nhiều lần về Việt Nam tham gia các hoạt động văn hóa trong nước và có mối quan hệ gắn bó với nhiều nghệ sĩ trong nước.
Nguyễn Thiện Đạo sang Pháp từ năm 1953, khi ông mới 13 tuổi, và theo học Nhạc viện Quốc gia Paris từ năm 1963. Các tác phẩm nổi bật của ông: Thành đồng Tổ quốc, Tuyến lửa, Bà mẹ Việt Nam, giao hưởng Sóng nhất nguyên, opera Mỵ Châu - Trọng Thủy, thanh xướng kịch Hồn non nước, nhạc phim Chuyện của Pao, opera ballet Truyện Kiều...
Nữ đạo diễn gốc Việt có phim ngắn hoạt hình lọt vào top 10 Oscar
My Home (Nhà mình), bộ phim hoạt hình 12 phút của nữ đạo diễn Nguyễn Phương Mai (27 tuổi, sống tại Paris) vừa được Viện Hàn Lâm khoa học và nghệ thuật điện ảnh Mỹ (AMPAS) đưa vào vòng tiền đề cử hạng mục Phim hoạt hình ngắn xuất sắc của Oscar 2016. Có 10 phim được chọn.
My Home lấy chủ đề tình cảm gia đình, kể về hai mẹ con cậu bé Hugo. Phim đi sâu vào tâm lý của cậu bé khi cuộc sống xung quanh có nhiều thay đổi. Phim có hình ảnh dễ thương, không khí khá u buồn, tạo hình nhân vật mang phong cách khá Tây.
Để có đề cử chính thức tại Oscar, My Home sẽ phải qua vòng tuyển chọn, trong đó AMPAS sẽ loại 5 phim. Trong số các đối thủ của bộ phim có Sanjay’s Super Team của đạo diễn Sanjay Patel, tác phẩm của hãng phim huyền thoại Pixar.
Album mới của Adele làm nên lịch sử
“Lịch sử dạy ta rằng sức mạnh thực sự truyền đến tai người chính là những rung động khiến họ rơi lệ. Và người yêu nhạc pop vẫn khát khao điều đó hơn là những âm thanh điện tử chói tai”. 25, album mới của Adele, được Forbes nhận xét là “còn hơn cả album nhạc”.
“Đó là một khoảnh khắc hiếm hoi trong văn hóa đại chúng khi một hiện tượng vồ lấy tất cả sự quan tâm của công chúng, khiến tất cả phải chú ý. Album nối tiếp thành công của hiện tượng 21 (album trước của Adele) thu hút sự chú ý tương đương với một bộ phim bom tấn trong tuần đầu ra mắt hoặc tập cuối của một phim truyền hình bom tấn”.
Rời khỏi tâm điểm trong 4 năm và khi trở lại vẫn được công chúng dang rộng vòng tay, có thể nói, Adele làm điều này chỉ bằng giọng hát tuyệt diệu và cảm xúc vô cùng chân thành trong âm nhạc. Không kích động hận thù, đề cao bản thân, âm nhạc của cô chứa đựng sự bao dung hiếm hoi trong thời đại ai ai cũng muốn khẳng định độ ưu việt của mình.
"Oscar Hàn Quốc" bị nghệ sĩ rẻ rúng?
Giải Grand Bell Awards (thường gọi là Daejong Awards) có nguyên tắc chỉ trao giải cho người có mặt tại lễ trao giải, nhưng quá nhiều nghệ sĩ không thèm đến dự và viện lý do bận. Diễn ra vào tối 20/11, thông tin về lễ trao giải sau đó rất èo uột, không rầm rộ như mọi năm.
Trước khi giải diễn ra, hàng loạt diễn viên và đạo diễn đã từ chối đến dự, trong đó có Yoo Ah In (người được tới 2 đề cử cho vai diễn trong Veteran và Sado), Ha Jung Woo, Hwang Jung Min, Son Hyun Joo. Cả 5 đề cử ở hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc cũng không tham dự: Jun Ji Hyun, Kim Yoon Jin, Kim Hye Soo, Uhm Jung Hwa, Han Hyo Joo.
Việc các nghệ sĩ phản ứng với giải Daejong Awards, vốn được coi là giải điện ảnh danh giá nhất Hàn Quốc, chính là vì nguyên tắc “không trao giải cho người không đến dự” ở trên.
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất