30/07/2018 08:16 GMT+7 | Bóng đá Việt
(giaidauscholar.com) - Tiểu ban nhân sự đã chốt danh sách giới thiệu và đề cử các vị trí tham gia tranh cử vào danh sách Ban Chấp hành VFF khóa 8. Ở vị trí quan trọng nhất - Chủ tịch VFF, ngoài hai ứng cử viên được đề cử ngay từ lần đầu tiên là ông Nguyễn Công Khế - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên và ông Cấn Văn Nghĩa - Giám đốc Khu Liên hợp Thể thao quốc gia, còn có hai nhân vật mới lần lượt là Bộ trưởng và Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) Nguyễn Ngọc Thiện và Lê Khánh Hải.
Việc một tư lệnh cao nhất của ngành, ở cả 3 mảng: Văn hóa, Thể thao và Du lịch được Tiểu ban nhân sự một kỳ Đại hội VFF giới thiệu, đề cử vào vị trí Chủ tịch VFF, là chưa có trong tiền lệ. Vì sao?
Rất dễ hiểu, đầu tiên, vì vị trí Chủ tịch VFF trong thời điểm này quá khó tìm. Nói như lời của Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện: “Người giỏi ngại tham gia VFF vì bóng đá phức tạp”. Và nó phức tạp như thế nào mọi người đã rõ, nhất là càng đến sát kỳ đại hội, những màn “đánh đấm” nhau thêm phần khốc liệt, bất kể văn minh tranh cử tối thiểu.
Cho nên, việc cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát, nắm hoạt động của một tổ chức có sự quan tâm lớn của hàng triệu người dân như VFF - bóng đá, là thích đáng. Bởi, thực tế lâu nay, cơ quan quản lý nhà nước cũng đã hết sức tôn trọng VFF với tư cách một tổ chức thành viên của FIFA, có những luật định riêng (chưa kể là tổ chức xã hội nghề nghiệp), như đã xã hội hóa rất nhiều lĩnh vực, kể cả cơ cấu nhân sự trong bộ máy VFF, Ủy viên BCH VFF. Nhiệm kỳ này, rất nhiều doanh nhân nắm giữ vị trí cốt cán, điển hình như Chủ tịch Lê Hùng Dũng và Phó Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức...
Cho nên, việc lãnh đạo của ngành, thậm chí Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện được giới thiệu, trúng cử, là chấp nhận được. Nền bóng đá nước nhà cần được kiểm soát, bằng một bộ máy ít ra không xộc xệch như VFF nhiệm kỳ qua. Làm sao VFF nhiệm kỳ 7 có thể hoạt động hiệu quả khi Chủ tịch thì bệnh tật liên miên, Phó Chủ tịch phụ trách tài chính không kiếm được tiền như kỳ vọng, rồi từ chức giữa dòng, Phó Chủ tịch truyền thông cũng từ chức. Trong bối cảnh đó, những việc “ông Phó” Trần Quốc Tuấn làm được là đáng ghi nhận.
Để tìm ra được một cơ chế thích ứng giúp VFF vận hành tốt, để người tài không ngại tham gia, là câu chuyện của nhiệm kỳ 8 sắp tới. Một khi mà doanh nhân thành đạt nhảy vào cũng hỏng, lãnh đạo nhà nước gia nhập ngôi nhà VFF cũng không ổn, thì rõ ràng phải xem lại cơ chế hoạt động đã phù hợp hay chưa.
Nếu chưa, để tránh VFF vẫn không thể kiểm soát, hoạt động kém hiệu quả, mất đoàn kết liên miên khiến dư luận mất niềm tin, phương án Bộ trưởng nắm luôn ghế Chủ tịch VFF, là giải pháp không tồi. Lâu nay, vị tư lệnh ngành bận nhiều công việc, chuyện bóng đá giao hết cho Tổng cục TDTT, lãnh đạo VFF, nên nhiều khi cũng khó sâu sát.
Hơn nữa, nếu nhìn cách vận động tranh ghế của cái nhóm mà trên mạng xã hội gọi là - “chấn hưng bóng đá”, dư luận e ngại nếu cơ quan quản lý nhà nước không kiểm soát được VFF thì chỉ lợi bất cấp hại nếu như ghế Chủ tịch VFF lại thuộc về người ngoài, với khẩu hiệu xã hội hóa nghề nghiệp, nhưng thực chất cũng ít ai thực tâm vì sự phát triển của nền bóng đá nước nhà.
Hữu Quý
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất