01/03/2017 06:06 GMT+7 | V-League
(giaidauscholar.com) - Dù giải chỉ mới diễn ra 7 vòng nhưng về cơ bản, cuộc chiến vương quyền ở mùa giải năm nay có thể vẫn chỉ là chuyện riêng của bầu Hiển, FLC Thanh Hóa và Than Quảng Ninh. Tức là bản chất, không khác V-League 2016 là mấy.
Với ngôi vô địch, cần phải có phẩm chất của nhà vô địch đích thực, may mắn chỉ yếu tố nhỏ, bởi mùa giải có đến 26 vòng đấu.
Năm ngoái, FLC Thanh Hóa đã dẫn đầu suốt 2/3 chặng đường, sau đó, ở một vài thời điểm Than Quảng Ninh thế vai, nhưng rốt cuộc, chức vô địch vẫn thuộc về Hà Nội T&T (tên gọi tiền thân của Hà Nội FC). Hoàn toàn không có phép màu nào cho đội bóng chủ sân Hàng Đẫy cả, họ lên ngôi (lần thứ 3 trong lịch sử 10 năm tuổi đời và có 7 mùa V-League) một cách thuyết phục. Đến ngay cả các chuyên gia khó tính như Lê Thụy Hải - cựu thuyền trưởng FLC Thanh Hóa, cũng phải thừa nhận điều này.
Chiều sâu lực lượng, cùng sự ổn định là yếu tố tiên quyết với một đội bóng giàu tham vọng, song ngoài ra, chiến lược là một phép tính khoa học khác. Năm 2010, khi lần đầu tiên đăng quang, Hà Nội T&T không có một kết quả đối đầu tốt với những đối thủ hàng đầu, nhưng “năng nhặt chặt bị” và được sự ủng hộ của thiên thời, địa lợi. V-League 2016, cả FLC Thanh Hóa và Than Quảng Ninh đều có thể hưởng quả ngọt, nhưng ngay thời khắc quan trọng nhất, họ lại ngủ mê. Bậc “đế vương” ở kỷ nguyên V-League, vẫn chưa tìm thấy tại xứ Thanh hay đất mỏ, là có lý do.
Trở lại với vấn đề nêu ở đầu bài viết, các chiến thắng ấn tượng của Công Phượng và đồng đội, chỉ là hiện tượng nhất thời. Đội bóng phố núi vẫn chơi bóng mà gần như chấp cả phần còn lại về ngoại binh. Đây rõ ràng là một thiệt thòi, và đừng “AQ” rằng, họ chưa nghĩ đến ngôi vương, nên... Bầu Đức từng nói, đá bóng mà không nghĩ đến chức vô địch thì nên nghỉ. Thực tế, các vấn đến ngoại binh ở Pleiku đã gặp vấn đề từ hơn nửa thập niên qua, đến giờ vẫn chưa đưa ra được kiến giải. Chức vô địch V-League vì thế vẫn là thứ xa xỉ với “gỗ” kể từ sau năm 2004.
Để cạnh tranh ngôi vô địch với Bầu Hiển vẫn là trận chiến quá khó với các đối thủ ở V-LeagueKhông ai giàu ba họ?
Có một vấn đề mà có thể, các đội bóng tham gia vào cuộc đua vô địch đã tính tới: Hà Nội FC và Than Quảng Ninh sẽ phải căng quân ra đá AFC Champions League 2017. Về lực mà nói, cả hai đội bóng này có thể tiến sâu tại đấu trường bị cho là hạng 2 của châu lục này, nhưng như thế, họ có thể phải trả giá ở các giải đấu quốc nội. Hãy lấy các tấm gương của B.Bình Dương (2009 và 2016) hay SHB Đà Nẵng (2010, 2013) làm ví dụ. Hay như chính Hà Nội T&T trước đây..., không một đội bóng nào bảo vệ được ngôi vương.
Hơn 10 năm trước, ĐTLA (Long An) và HAGL bắt đầu chu kỳ đi xuống và không bao giờ đòi lại đỉnh vinh quang được nữa; gần nhất có SLNA, B.Bình Dương và thậm chí cả SHB Đà Nẵng. Bóng đá hết thịnh rồi suy, và như đã nhắc, nó còn phụ thuộc vào chiến lược của các đội bóng, hay chính xác là của các ông bầu. Về điều này, gia đình bầu Hiển đang thịnh và sự góp mặt của bầu Quyết ở xứ Thanh, cũng chỉ là thêm chút gia vị vào cuộc đua mà thôi. Một mình FLC Thanh Hóa chưa đủ để làm đối trọng với phần còn lại. Dù sao, mùa giải cũng chỉ mới qua hơn 1/4 chặng đường.
Tùy Phong
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất