Chủ tịch LĐBĐ Indonesia nêu tham vọng bán kết Asian Games 2018

30/11/2016 16:43 GMT+7 | Các ĐTQG

(giaidauscholar.com) - Bóng đá Indonesia vẫn đang trong tình trạng hỗn loạn sau án phạt của FIFA. Chủ tịch LĐBĐ nước này, Edy Rahmayadi, một trung tướng quân đội cảnh báo: “Chúng ta đang bắt đầu lại từ con số 0 thậm chí thấp hơn thế”.



Ông Edy được bầu làm Chủ tịch LĐBĐ Indonesia (PSSI) trong Đại hội ngày 10/11 vừa qua. Người dân Indonesia cầu nguyện ông Edy sẽ làm sạch nền bóng đá nước này, xóa tan tình trạng hỗn loạn đang cản trở sự phát triển với bóng đá thế giới.

Chủ tịch Edy đối mặt với những thách thức sau khi án cấm tham gia các hoạt động quốc tế của FIFA đối với Indonesia được dỡ bỏ. “PSSI phải bắt đầu lại từ con số 0, thậm chí thấp hơn nữa”, ông nói. Edy Rahmayadi từng là chỉ huy trong quân đội Indonesia, ông nhậm chức Chủ tịch Liên đoàn bóng đá nước nay sau khi hứa sẽ thực hiện các mục tiêu: cải cách PSSI, giải quyết các vấn đề của những CLB trong nước và giám sát việc đào tạo cầu thủ trẻ.

Các phóng viên Indonesia đã gửi đến ông những câu hỏi và điều họ nhận lại là sự tự tin rất lớn.


Chủ tịch Edy Rahmayadi đang rất tự tin đưa bóng đá Indonesia vươn tầm châu lục.

* Mục tiêu chính của PSSI thời điểm này là gì?

Việc đầu tiên là hoàn thiện chương trình ngắn hạn chuẩn bị cho một ĐTQG mạnh mẽ hướng tới SEA Games 2017 tại Kuala Lumpur và Asian Games 2018 diễn ra ở Jakarta và Palembang. Không có lý do gì để thất bại ở hai sự kiện này bởi vì chúng tôi luôn nỗ lực vì niềm tự hào quốc gia. Chúng tôi cần ít nhất lọt vào vòng bán kết Asian Games.

Thứ hai, xây dựng chương trình trung hạn và dài hạn về việc đào tạo những cầu thủ lứa U15. Chúng tôi muốn dựa vào những người này để hướng tới Thế vận hội mùa hè năm 2024 tám năm sau đó. Các cầu thủ được đào tạo từ hôm nay sẽ là sản phẩm tốt cho sau này.

* Vậy tại sao không phải Olympic 2020?

Quá khó. Indonesia hiện tại không có cầu thủ hàng đầu nào mới. Chỉ có Evan Dimas, Manahati Lestusen và những thành viên của đội U19. Một số người vẫn còn nghi ngờ chất lượng của chương trình này. Tôi chỉ muốn nói rằng họ sẽ là tốt nhất của tốt nhất. Chúng ta không có nhiều lựa chọn vì thiếu HLV và các lò đào tạo tại đất nước. Chúng ta vẫn đang trong tình trạng khủng hoảng và hãy nhớ rằng đào tạo từ nhỏ không thể mang lại kết quả tức thì.

* FIFA đào tạo cầu thủ trẻ từ tuổi 12, sau đó lần lượt các giai đoạn tiếp theo cho đến tuổi 23. Tại sao PSSI bắt đầu đào tạo từ tuổi 15?

Chương trình của FIFA chủ yếu dành cho các cầu thủ châu Âu, nơi mà khoảng cách địa lý giữa các thị trấn và các vùng là không xa. Chúng tôi sẽ cố gắng làm theo mô hình chia Indonesia thành 3 khu vực đào tạo gồm Sumatra, khu hai gồm Java và Kalimantan, và khu ba sẽ là giữa Bali và Papua. Tuổi 12 thường không có khái niệm về bóng đá và vị trí rõ ràng. Họ chơi bằng bản năng. Ở tuổi 15, họ sẽ học được thế nào là vị trí và phát triển một cách tốt nhất.  

* Vậy làm thế nào để đạt được mục tiêu cho Thế vận hội 2024 khi nhiệm kỳ của ông sẽ kết thúc vào 2020?

Tôi sẽ tạo ra một cơ sở dữ liệu để Indonesia có một hoặc hai cầu thủ ở từng tỉnh. Về mặt toán học, chúng ta có thể có 34 người ở 34 tỉnh. Chúng tôi dự định gửi ra nước ngoài đào tạo những người đó. Hai cầu thủ sang Tây Ban Nha, hai người sang Hà Lan và hai người đến Ý, luân phiên nhau. Sau đó, họ trở về nước và tiếp tục được đào tạo cho đến năm 2024, tìm kiếm nhân tài từ nhập tịch vì thế không còn quá cần thiết.

Trong ngắn hạn tôi sẽ hình thành một đội bóng một nửa là người Indonesia, một nửa là dòng máu nước ngoài. Dù muốn hay không, nó phải được thực hiện. Tôi không muốn đội tuyển gồm toàn cầu thủ không thuần gốc Indonesia. Tôi đã gặp cha của Radja Nainggolan (tiền vệ thuộc ĐTQG Bỉ và CLB Roma có dòng máu Indonesia). Quy định của FIFA cấm một cầu thủ đại diện cho hai nước.

 * Bên cạnh đào tạo, nhiệm vụ cải cách tổ chức ông định thực hiện thế nào?

Chúng tôi vẫn làm theo quy chế của FIFA. Có một chủ tịch, một phó và một ủy ban điều hành. Sau đó, một bộ phận đặc biệt để quản lý giáo dục và đào tạo cùng các doanh nghiệp giúp đỡ. Tôi muốn nhìn thấy PSSI dành 60% thời gian để cùng doanh nghiệp phát triển còn lại là đào tạo cầu thủ bóng đá. Nếu không có doanh nghiệp, bóng đá không thể tiến lên.


Bóng đá Indonesia cần nhiều hơn các tài năng trẻ như Evan Dimas. Ảnh: Football channel Asia.

HLV Lê Thụy Hải: ‘Indonesia có ông Riedl thì tuyển Việt Nam có Hữu Thắng’

HLV Lê Thụy Hải: ‘Indonesia có ông Riedl thì tuyển Việt Nam có Hữu Thắng’

HLV Lê Thụy Hải cho rằng, Alfred Riedl không phải là lợi thế của Indonesia ở trận bán kết lượt đi vì đội tuyển Việt Nam có HLV Nguyễn Hữu Thắng cũng hiểu rõ đối thủ không kém


* Nếu bạn nhằm mục đích cải cách tổ chức, tạo sao lại mời các thành viên của bộ máy cũ về quản lý?

Vấn đề không phải là người mới hay cũ. Nơi đây giống một con tàu và đội trưởng. Họ làm việc dưới quyền tôi. Sự chỉ đạo rõ ràng là cùng tiến lên phía trước. Nếu có điều gì tôi sẽ trừng phạt họ. Hãy sẵn sàng cho chúng tôi một cơ hội. Các bạn có quyền giám sát PSSI, vì chúng tôi không phải chủ sở hữu duy nhất, nó thuộc về tất cả người Indonesia.

* Tổng thống đã có những chỉ đạo gì khi ông được bầu làm chủ tịch?

Ông ấy muốn tôi làm cho PSSI trở thành niềm tự hào của người dân Indonesia. Nhiệm vụ là đưa bóng đá Indo ngày càng phát triển. Wales, dân số chỉ có 3 triệu người nhưng đi đến bán kết Euro 2016. Indonesia có dân số 250 triệu người. Tại sao chúng ta không thể làm điều tương tự?

* Tổng thống Jokowi quan tâm đến bóng đá như thế nào thưa ông?

Ông ấy luôn quan sát các ĐTQG khi họ thi đấu. Hôm trước, trận đấu Indonesia và Thái Lan tại AFF Suzuki Cup 2016, ông ấy hỏi tôi: “Đó có phải là đội tuyển tốt nhất chúng ta có được, Pak Edy?”. Tôi trả lời: “Vâng, thưa ngài. Đội tuyển của chúng ta được chơi cùng nhau trong bốn tháng, còn họ được thi đấu cùng nhau trong bốn năm”.  

Hiếu Lương (theo Tempo.co)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm