22/09/2021 22:15 GMT+7 | Trong nước
(giaidauscholar.com) - Ngày 22/9, tại buổi làm việc với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Hậu Giang và các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh, ông Nghiêm Xuân Thành, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang đề nghị ngành ngân hàng trên địa bàn xem xét kéo giãn thời gian trả nợ, giúp khách hàng khôi phục sản xuất kinh doanh trong thời gian tới, cũng như giảm lãi suất cho khách hàng bị ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Ngành ngân hàng chỉ đạo các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng như tín dụng đô thị - nguồn lực cho phát triển các khu công nghiệp; tăng trưởng tín dụng cho nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
"Tình hình dịch COVID-19 ảnh hưởng đến hoạt động ngành ngân hàng nên dù đạt những kết quả tích cực nhưng quy mô tín dụng hiện nay còn thấp. Trong thời gian tới, đề nghị các tổ chức tín dụng rà soát lại chỉ tiêu những tháng cuối năm để có biện pháp thực hiện đạt kế hoạch, đặc biệt, quan tâm đến chỉ tiêu tín dụng.
Đồng thời, các ngân hàng đánh giá thực chất từng khoản nợ để có biện pháp ứng xử nhằm hạn chế thấp nhất nợ xấu phát sinh", ông Nghiêm Xuân Thành nói.
Theo ông Hồ La Thành, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Hậu Giang, những tháng còn lại của năm 2021, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hậu Giang tiếp tục triển khai 12 nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện các giải pháp tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, bền vững đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng. Cùng với đó, ngành ngân hàng tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên; các chương trình, đề án trọng tâm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có 15 tổ chức tín dụng. Từ đầu năm đến nay, các ngân hàng đã tiếp tục ưu tiên nguồn vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ thực hiện các chương trình, đề án trọng tâm của tỉnh. Tỷ lệ nợ xấu toàn địa bàn được giữ ở mức thấp theo đúng mục tiêu đề ra.
Đến ngày 22/9, trong 5 chỉ tiêu đề ra của năm 2021, ngành ngân hàng tỉnh thực hiện đạt được 3 chỉ tiêu, còn chỉ tiêu huy động và dư nợ cho vay chưa đạt. Tính đến ngày 31/8/2021, tổng vốn huy động, bao gồm ngoại tệ quy đổi VND, toàn địa bàn là hơn 16.000 tỷ đồng, tăng trưởng 4,32% so với cùng kỳ năm 2020, tương ứng tăng trưởng 1,17% so với cuối năm 2020.
Vốn huy động đáp ứng được gần 60% cho hoạt động tín dụng. Tổng dư nợ cho vay, bao gồm ngoại tệ quy đổi VND, toàn địa bàn đạt hơn 28.000 tỷ đồng, tăng trưởng gần 17% so với cùng kỳ năm 2020, tương ứng tăng trưởng gần 5% so với cuối năm 2020.
Nợ quá hạn đến ngày 31/8/2021 là gần 900 tỷ đồng, chiếm 3,05%/tổng dư nợ; nợ xấu là hơn 400 tỷ đồng, chiếm 1,50%/tổng dư nợ. Dự báo đến cuối tháng 9/2021, nợ xấu toàn địa bàn vẫn được kiểm soát ở mức an toàn theo mục tiêu đề ra.
Hồng Dân/TTXVN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất