Du lịch hang động gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

07/06/2025 07:52 | Du lịch
Hà Chi. Ảnh: BTC

Vừa qua, tại thành phố Hạ Long đã diễn ra tọa đàm chuyên đề với chủ đề "Công nghiệp văn hóa – Động lực xanh cho không gian hang động", thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp và đại diện các tổ chức văn hóa.

Tọa đàm tập trung thảo luận về khả năng tích hợp các yếu tố của công nghiệp văn hóa – như nghệ thuật biểu diễn, thiết kế sáng tạo, ẩm thực và công nghệ số – vào khai thác du lịch hang động, một lĩnh vực giàu tiềm năng nhưng còn chưa được phát huy đúng mức tại Việt Nam. Sự kiện được kỳ vọng sẽ mở ra hướng đi mới trong việc phát triển du lịch bền vững gắn với giá trị văn hóa bản địa.

* Biến hang động thành không gian trải nghiệm văn hoá - du lịch

Theo báo cáo mới đây của Euronews, năm 2025, xu hướng các chuyến du lịch sẽ mang tính mục đích nhiều hơn. Du khách không còn là người tiêu dùng thụ động mà sẽ tích cực tham gia vào việc định hình những nơi họ đến thông qua tham gia vào các dự án bảo tồn, chương trình cộng đồng hoặc hoạt động giao lưu văn hóa. Theo đó, "các sản phẩm du lịch có tính bền vững gắn với thiên nhiên, nông thôn, ẩm thực và sức khỏe đã trở thành những lựa chọn ưu tiên đối với khách du lịch" - Tổng Thư ký Tổ chức Du lịch Liên Hợp quốc Zurab Pololikashvili - nhấn mạnh.

Xu hướng của phát triển du lịch hiện nay không chỉ là "ngắm" mà là "sống trong" không gian văn hóa.

Du lịch hang động gắn với phát triển công nghiệp văn hóa - Ảnh 1.

Hang Ngọc Rồng nằm trong quần thể hang động Vũng Đục, điểm du lịch Khu di tích lịch sử và danh thắng Vũng Đục, phường Cẩm Đông, thành phố Cẩm Phả.

Tại toạ đàm chuyên đề: "Công nghiệp văn hóa – Động lực xanh cho không gian hang động" do Trung tâm Thông tin UNESCO thuộc Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam tổ chức, Hang Ngọc Rồng (Cẩm Phả, Quảng Ninh) trở thành điểm nhấn. Hang Ngọc Rồng với giá trị địa chất và lịch sử đặc biệt vừa được giới thiệu là không gian diễn ra chuỗi hoạt động trải nghiệm đa dạng. Chương trình kết hợp giữa nghệ thuật biểu diễn, khám phá ẩm thực và tọa đàm học thuật, nhằm định hướng khai thác hợp lý giá trị cảnh quan và văn hóa của khu vực.

Du lịch hang động gắn với phát triển công nghiệp văn hóa - Ảnh 2.

Quang cảnh cuộc toạ đàm "Công nghiệp văn hóa – Động lực xanh cho không gian hang động" do Trung tâm Thông tin UNESCO thuộc Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam tổ chức

Theo phân tích của TS Đỗ Trần Phương - Phó trường Khoa Du lịch, Đại học Văn hóa Hà Nội: Trong những năm qua, hoạt động du lịch hang động chủ yếu xoay quanh việc tham quan các hang động có vẻ đẹp tự nhiên kỳ vĩ hoặc gắn liền với di tích lịch sử.

"Hiện nay, một xu hướng mới đang được triển khai là ứng dụng công nghiệp văn hóa vào phát triển sản phẩm du lịch trong không gian hang động. Việc ứng dụng công nghiệp văn hóa vào trong các sản phẩm du lịch hang động là rất quan trọng bởi vì nhu cầu của du khách luôn luôn biến đổi. Nếu chúng ta chỉ dựa vào cái cũ, dựa vào những cái gì đã có sẽ không thể nào đáp ứng được nhu cầu của khách trong thời điểm hiện tại và cả trong tương lai. Nên vậy việc làm mới sản phẩm, để làm cho chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng dài và tăng giác quan trải nghiệm cho du khách, là việc làm rất cần thiết, không chỉ đối với hang động mà tất cả các loại hình du khác cũng cần phải thay đổi" – TS Đỗ Trần Phương nói thêm.

Du lịch hang động gắn với phát triển công nghiệp văn hóa - Ảnh 3.

Hang Ngọc Rồng được Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam trao Sứ mệnh Tiên phong trong Hành trình Di sản

Nhân dịp này, Hang Ngọc Rồng được Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam trao Sứ mệnh Tiên phong trong Hành trình Di sản – một sự ghi nhận mang tính biểu tượng, đồng thời thể hiện cam kết lan tỏa ý thức gìn giữ và phát huy các giá trị di sản thiên nhiên, văn hóa vì sự phát triển bền vững.

Phát biểu tại sự kiện, ông Trần Văn Mạnh - Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam - nhấn mạnh: "Sáng kiến về Sứ mệnh Tiên phong trong Hành trình Di sản không nhằm mục đích tôn vinh hay đánh giá một đơn vị là điển hình, mà là lời mời gọi, là sự gợi mở cho một hành trình – hành trình gìn giữ và phát huy di sản trong tinh thần UNESCO: coi di sản văn hóa và thiên nhiên không chỉ là những giá trị vật chất, mà là chất liệu của đời sống, của phát triển bền vững, của đối thoại và hòa bình.

Tuyên ngôn Hạ Long, được thông qua tại Hội nghị Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội UNESCO Thế giới (WFUCA) lần thứ 43 vào ngày 5/8/2024 tại Hạ Long, đã khẳng định: "Việc xây dựng một tương lai bền vững và hòa bình không thể tách rời khỏi sự hợp tác kinh tế, văn hóa và xã hội". Với tinh thần đó, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam khởi xướng hành trình trao truyền sứ mệnh này, mong muốn tìm kiếm và khích lệ những sáng kiến, mô hình có tiềm năng lan tỏa tinh thần UNESCO, để cùng chung tay kiến tạo một thế giới hòa hợp hơn, giàu bản sắc hơn".

* Phát triển công nghiệp văn hoá từ hình ảnh và biểu tượng địa phương

Theo Tổng đạo diễn Lê Thanh Phong - người xây dựng kịch bản và đạo diễn vở diễn thực cảnh "Đi tìm dấu ngọc" vừa ra mắt tại Hang Ngọc Rồng, vở diễn sẽ mang đến cho khán giả câu chuyện mang màu sử thi, huyền thoại về điểm đến Hang Ngọc Rồng, Lạc Long Quân - Âu Cơ, văn hóa đạo Mẫu, những câu chuyện địa phương, như câu chuyện tìm lửa của người Sán Dìu xa xưa, câu chuyện về "ngọc rồng" - "vàng đen" của mảnh đất Quảng Ninh…

Du lịch hang động gắn với phát triển công nghiệp văn hóa - Ảnh 4.

Vở diễn thực cảnh "Đi tìm dấu ngọc" trình diễn trên sân khấu trong Hang Ngọc Rồng

Vở diễn là hành trình khám phá thiên nhiên kỳ thú đồng thời tạo điều kiện để du khách tiếp cận chiều sâu văn hóa địa phương. Qua đó, hình thành chuỗi giá trị mới gắn liền kỳ quan thiên nhiên với các yếu tố di sản văn hóa phi vật thể.

"Đi tìm dấu ngọc" được dàn dựng công phu trong lòng Hang Ngọc Rồng. Sân khấu di động rộng 300m2 hòa quyện với cảnh quan tự nhiên tạo nên không gian trình diễn độc đáo, mới lạ. Vở diễn kéo dài 60 phút, tái hiện truyền thuyết về Long Mạch, thể hiện khát vọng tìm về cội nguồn và tôn vinh giá trị thiêng liêng của trời đất. Được kết hợp giữa múa đương đại, xiếc điêu luyện cùng hiệu ứng ánh sáng, âm thanh hiện đại, "Đi tìm dấu ngọc" không chỉ là một trải nghiệm nghệ thuật độc đáo mà còn là sản phẩm du lịch văn hóa tiêu biểu, mở đầu cho xu hướng biểu diễn nghệ thuật trong không gian hang động tại Việt Nam.

Du lịch hang động gắn với phát triển công nghiệp văn hóa - Ảnh 5.

Rõ ràng việc ứng dụng công nghiệp văn hóa trong bảo tồn và khai thác giá trị di sản hang động được đánh giá là hướng đi giàu tiềm năng, mở ra cơ hội phát triển bền vững cho loại hình di sản đặc thù này.

Tin cùng chuyên mục

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Ngày 12/7, trong tiếng kèn vỏ ốc xà cừ, Penico - một thành cổ 3.800 năm tuổi của nền văn minh Caral, một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới tại Peru - đã chính thức mở cửa đón khách tham quan sau 8 năm nghiên cứu và trùng tu.

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới, vì những hình ảnh mô tả sống động về sinh vật biển và được cho là bức tranh miêu tả hoạt động săn cá voi lâu đời nhất thế giới.

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Đây là Di sản thế giới thứ 9 ở Việt Nam được UNESCO công nhận và là Di sản thế giới liên tỉnh thứ 2 ở Việt Nam, cùng với Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà.

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Ngành du lịch Hàn Quốc đang bước vào một kỷ nguyên mới với việc bổ nhiệm ông Choi Hwi Young - chuyên gia du lịch tư nhân đầu tiên - vào vị trí Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Thủ đô ngàn năm văn hiến không chỉ quyến rũ du khách bởi vẻ đẹp cổ kính vào ban ngày, mà còn đang bừng sáng một sức sống mới khi màn đêm buông xuống.

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Song song với phát huy những giá trị hiện có, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang thúc đẩy đa dạng chương trình, làm mới sản phẩm truyền thống bằng cách gắn với nguồn tài nguyên mới sau hợp nhất các địa phương và cơ chế vận hành chính quyền 2 cấp.

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Hải Phòng là địa phương có nhiều di tích lịch sử đặc biệt. Để giới thiệu giá trị đặc sắc của những di tích này đến với du khách, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố đã có thêm những hình thức quảng bá mới, trong đó có ứng dụng công nghệ số.

Tin mới nhất

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Ngày 12/7, trong tiếng kèn vỏ ốc xà cừ, Penico - một thành cổ 3.800 năm tuổi của nền văn minh Caral, một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới tại Peru - đã chính thức mở cửa đón khách tham quan sau 8 năm nghiên cứu và trùng tu.

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới, vì những hình ảnh mô tả sống động về sinh vật biển và được cho là bức tranh miêu tả hoạt động săn cá voi lâu đời nhất thế giới.

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Đây là Di sản thế giới thứ 9 ở Việt Nam được UNESCO công nhận và là Di sản thế giới liên tỉnh thứ 2 ở Việt Nam, cùng với Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà.

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Ngành du lịch Hàn Quốc đang bước vào một kỷ nguyên mới với việc bổ nhiệm ông Choi Hwi Young - chuyên gia du lịch tư nhân đầu tiên - vào vị trí Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Thủ đô ngàn năm văn hiến không chỉ quyến rũ du khách bởi vẻ đẹp cổ kính vào ban ngày, mà còn đang bừng sáng một sức sống mới khi màn đêm buông xuống.

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Song song với phát huy những giá trị hiện có, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang thúc đẩy đa dạng chương trình, làm mới sản phẩm truyền thống bằng cách gắn với nguồn tài nguyên mới sau hợp nhất các địa phương và cơ chế vận hành chính quyền 2 cấp.

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Hải Phòng là địa phương có nhiều di tích lịch sử đặc biệt. Để giới thiệu giá trị đặc sắc của những di tích này đến với du khách, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố đã có thêm những hình thức quảng bá mới, trong đó có ứng dụng công nghệ số.

Khám phá thành phố Taxco - "thủ đô bạc" của Mexico

Khám phá thành phố Taxco - "thủ đô bạc" của Mexico

Giữa những dãy núi trùng điệp của bang Guerrero (Mexico), có một thành phố nhỏ nhưng đầy mê hoặc là Taxco. Với lối kiến trúc thuộc địa Tây Ban Nha, nghề thủ công bạc truyền thống và không khí yên bình, Taxco được ví như "thủ đô bạc" của Mexico.

Hồi sinh ngành dệt lụa, tơ tằm B’Lao

Hồi sinh ngành dệt lụa, tơ tằm B’Lao

Giữa những guồng quay công nghiệp hiện đại, người thợ dệt tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) vẫn kiên trì bên khung cửi, se từng sợi tơ, giữ lại nét tinh hoa của nghề truyền thống.