Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

19/12/2024 11:00 | Du lịch
Mai Trang - TTXVN

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương. Đây cũng là năm Thừa Thiên - Huế đăng cai tổ chức Năm du lịch quốc gia, hứa hẹn tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ cho ngành Du lịch Cố đô dựa trên thế mạnh đặc biệt từ di sản văn hóa.

Kinh đô xưa, trải nghiệm mới

Thừa Thiên - Huế là nơi hiếm hoi còn lưu giữ được hệ thống lớn các cung điện, thành quách và lăng tẩm nguy nga; cũng là địa phương duy nhất ở Việt Nam, khu vực Đông Nam Á có 8 di sản văn hóa được UNESCO ghi danh ở nhiều hạng mục. Nhiều người thường nhớ về Huế như một Cố đô cổ kính, trầm buồn, mang đậm dấu ấn thời gian. Tuy nhiên, những năm qua, địa phương đã có nhiều bước chuyển mình, "thay áo" trong mắt du khách bằng cách khai thác hiệu quả di sản, tạo nhiều trải nghiệm mới cho ngành "công nghiệp không khói".

Sự kiện nổi bật tại Đại nội Huế trong năm 2024 phải kể đến là mở cửa, đón khách du lịch đến thăm Điện Kiến Trung (vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn) và Điện Thái Hòa (cuối tháng 11) sau nhiều năm đại trùng tu, sửa chữa. Cùng với đó, Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 với hầu hết các sự kiện được tổ chức trong Đại nội Huế đã thu hút hơn 2.500 lượt du khách đến tham quan các di tích, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2023, đem về doanh thu bán vé hơn 381,5 tỷ đồng (tính đến ngày 20/11/2024).

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa - Ảnh 1.

Du khách chiêm ngưỡng Ngai vàng - Bảo vật quốc gia ở vị trí trung tâm của Điện Thái Hoà. Ảnh: Đỗ Trưởng - TTXVN

Khi đặt chân đến quần thể các di tích, nhiều du khách cảm thấy bất ngờ với nhiều điểm mới.

"Đây là lần thứ hai tôi trở lại Huế. Ngoài các điện được trùng tu, tôi thấy có thêm nhiều trải nghiệm số kết hợp thực tế rất hay, giúp du khách hiểu chi tiết hơn về kiến trúc cung đình, lịch sử và các cổ vật được trưng bày. Những trải nghiệm này rất phù hợp xu thế cũng như dễ dàng tiếp cận với giới trẻ hiện nay" - du khách Triều Trang, đến từ Hà Nội chia sẻ cảm nhận sau khi trải nghiệm check in thông minh qua các bảng gắn chip NFC được mã hóa trước Điện Kiến Trung, Đại nội Huế.

Bên cạnh phát triển phong phú các loại hình du lịch di sản, hoạt động du lịch năm 2024 của tỉnh Thừa Thiên - Huế có nhiều khởi sắc và duy trì được đà phục hồi tích cực thông qua chuỗi hoạt động lễ hội của Festival 4 mùa trải dài trong năm; hình thành và khai thác bộ sản phẩm mang thương hiệu Huế: "Huế - Thành phố Lễ hội", "Huế - Kinh đô ẩm thực", "Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam"; việc mở cửa tham quan Di tích Hải Vân Quan hay đưa vào vận hành Đoàn tàu du lịch Huế - Đà Nẵng với tên gọi "Kết nối di sản miền Trung"...

Song song đó, địa phương chú trọng quảng bá, xúc tiến du lịch bằng việc tham gia chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada nhằm giới thiệu hình ảnh du lịch, thu hút đầu tư và thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại với các đối tác hai nước. Lần đầu tiên, Thừa Thiên - Huế lọt top 8 điểm du lịch tiết kiệm nhất châu Á theo xếp hạng của Agoda.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa - Ảnh 2.

Điện Kiến Trung là điểm đến hấp dẫn du khách khi khám phá Hoàng cung Huế. Ảnh: Đỗ Trưởng - TTXVN

Tổng lượt khách du lịch đến Thừa Thiên - Huế trong năm 2024 ước đạt khoảng 4 triệu lượt, tăng 26% so với năm 2023; trong đó, khách du lịch nội địa khoảng 2,7 triệu lượt, chiếm khoảng 69% và tổng thu từ khách du lịch ước đạt 8.500 tỷ đồng. Tuy các con số đã có những thay đổi tích cực nhưng vẫn còn hạn chế khi so sánh với các thành phố lớn Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Hà Nội hay thậm chí các địa phương có ngành Du lịch phát triển muộn hơn như Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ninh…

Các nhà quản lý du lịch Huế đều nhìn nhận rằng, sản phẩm du lịch của địa phương tuy nhiều nhưng chưa đủ chất, chất lượng chưa tương xứng với tiềm năng. Các dịch vụ cao cấp, khu vui chơi, giải trí, cơ sở lưu trú đạt chuẩn 4 - 5 sao còn thiếu. Đặc biệt, yếu tố khách quan từ sự biến động ngành hàng không trong 6 tháng đầu năm 2024 đã làm giảm sút số chuyến bay và lượng khách đến địa phương.

"Cất cánh" bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là năm Huế quyết tâm tăng tốc, bứt phá và về đích, phấn đấu kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5 năm của tỉnh (2021 -2025). Huế sẽ tập trung ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu trên cơ sở khai thác thế mạnh, đặc thù của địa phương; ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có lợi thế, du lịch dựa trên nền tảng phát huy giá trị di sản, văn hóa.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa - Ảnh 3.

Thừa Thiên – Huế cơ bản hoàn thành mục tiêu đón khách du lịch năm 2024 từ 3,5 – 4 triệu lượt khách. Ảnh: Đỗ Trưởng - TTXVN

Riêng với dịch vụ, du lịch, Huế sẽ phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ có lợi thế và giá trị gia tăng cao; huy động nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, xứng tầm là ngành kinh tế mũi nhọn với phương châm "Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện, đơn giản - Giá cả cạnh tranh - Môi trường vệ sinh sạch, đẹp - Điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện". Đồng thời, tỉnh quảng bá hình ảnh và khẳng định thương hiệu "Huế - Kinh đô xưa trải, nghiệm mới", "Huế - điểm đến của 8 di sản thế giới", "Huế - Kinh đô của lễ hội", "Huế - Kinh đô ẩm thực" và "Huế - Kinh đô áo dài".

Từ nền tảng thành công của công nghiệp hóa di sản trong năm 2024, du lịch Huế tiếp tục phát huy thế mạnh từ di sản, văn hóa bằng việc mở rộng phát triển các loại hình du lịch di sản gắn với Quần thể di tích Cố đô Huế; đẩy mạnh xã hội hóa các sản phẩm, dịch vụ tại Đại Nội và các điểm di tích trên địa bàn. Tuy nhiên, từ đây cũng đặt ra bài toán cho Huế về câu chuyện vừa khai thác vừa bảo tồn các giá trị di sản.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Thanh Bình cho hay, tỉnh đã đề xuất với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét điều chỉnh Luật Di sản, Luật Đầu tư công có thể áp dụng các hình thức đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), có cơ chế hợp tác với các doanh nghiệp có nguồn lực nhằm khai thác giá trị di sản, đem đến sản phẩm phục vụ cho sự phát triển chung của địa phương. Tuy nhiên, khái niệm bảo tồn và quản lý theo quy định của luật pháp vẫn là vấn đề ưu tiên.

Di sản văn hóa và du lịch là hai lĩnh vực có sự kết nối chặt chẽ với nhau. Đặc biệt với một địa phương đặc thù như Huế, di sản đã mang lại giá trị lớn, nét riêng cho du lịch Huế và cũng từ nguồn thu du lịch quay trở lại giúp di sản được bảo tồn xứng đáng. Thừa Thiên - Huế đã được Bộ Chính trị định hình con đường phát triển và đi theo định hình đó một cách đúng đắn, hợp lý. Chặng đường phía trước đặt ra cho tỉnh là yêu cầu phát triển hài hòa giữa di sản văn hóa và du lịch cũng như phát huy tối đa giá trị của chúng.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa - Ảnh 4.

Ảnh: Đỗ Trưởng - TTXVN

Một giải pháp thời gian qua đã được tỉnh triển khai là xây dựng hình ảnh Huế như một điểm đến xanh thông qua việc đưa vào hoạt động các trạm xe đạp, những chuyến xe điện tham quan quanh thành phố Huế, các điểm di tích; hình thành điểm du lịch giảm rác thải nhựa ở phường Thủy Biều (thành phố Huế)… Theo Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Phúc, một trong những giải pháp, nhiệm vụ được đặt ra thời gian tới là đẩy mạnh triển khai Chương trình hành động du lịch xanh giai đoạn 2023 - 2025 theo định hướng "Điểm đến du lịch xanh, sạch, đẹp, văn minh, thân thiện". Ngành Du lịch tỉnh phấn đấu trong năm 2025 sẽ thu hút khoảng 4,8 - 5 triệu lượt khách đến Huế, trong đó khách nội địa chiếm 55 - 60%. Tổng doanh thu từ du lịch dự kiến khoảng 68.000 tỷ đồng.

Để đạt được những con số này, tỉnh đề ra nhiều giải pháp, nhiệm vụ. Trong đó, tỉnh sẽ phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức năm Du lịch Quốc gia 2025; xúc tiến mở đường bay giữa tỉnh và các thị trường trong, ngoài nước như Quảng Ninh, Hải Phòng, Cần Thơ, Nha Trang, Quy Nhơn, Phú Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc; hợp tác các hãng lữ hành lớn ở cả thị trường truyền thống, lớn và mới; kết nối khách du lịch tàu biển, khách du lịch thuê nguyên chuyến (charter) bằng tàu bay và tàu hỏa...

Bên cạnh đó, địa phương ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch có lợi thế khác biệt là du lịch biển, đầm phá; du lịch cộng đồng, gắn với các làng nghề; du lịch ẩm thực, khám phá văn hóa; du lịch văn hóa tâm linh, khám, chữa bệnh… Tỉnh đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển theo hướng quản lý, trải nghiệm và quảng bá thông minh; xây dựng hệ thống và số hóa cơ sở dữ liệu số ngành Du lịch.

Khắc phục hạn chế về nhân lực, cơ sở hạ tầng, Thừa Thiên - Huế sẽ hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp kinh doanh du lịch và chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu thị trường. Các dự án du lịch trọng điểm như Casino Laguna, Khu Du lịch nghỉ dưỡng quốc tế Minh Viễn Lăng Cô… và các khu dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng hay các dự án hạ tầng kết nối giao thông đồng bộ, gắn với phát triển du lịch sẽ được chính quyền địa phương quan tâm gỡ vướng mắc, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đầu tư, đưa vào sử dụng thời gian tới.

Tags:

Tin cùng chuyên mục

Ẩm thực và văn hóa giúp thu hút khách du lịch tới Malaysia

Ẩm thực và văn hóa giúp thu hút khách du lịch tới Malaysia

Với mục tiêu đưa Malaysia trở thành trung tâm của ẩm thực và văn hóa trong khu vực, chính phủ nước này đã khởi động sáng kiến "Spice & Soul of Malaysia" nhằm quảng bá sự đa dạng của văn hóa địa phương, đồng thời là bước chuẩn bị cho Năm Du lịch Malaysia (VM2026) vào năm tới.

Từ ngày 16/7, bán vé tàu hỏa liên vận quốc tế Gia Lâm – Nam Ninh tại tất cả nhà ga

Từ ngày 16/7, bán vé tàu hỏa liên vận quốc tế Gia Lâm – Nam Ninh tại tất cả nhà ga

Từ ngày 16/7, ngành đường sắt Việt Nam chính thức triển khai dịch vụ bán vé tàu hỏa Liên vận quốc tế Gia Lâm – Nam Ninh tại tất cả nhà ga đường sắt trên toàn quốc, thay vì phải trực tiếp đến tại một số ga như: Hà Nội, Gia Lâm, Bắc Giang, Đồng Đăng để mua vé.

Nhà sản xuất phim Bollywood lên kế hoạch xúc tiến du lịch qua bộ phim 'Love in Vietnam'

Nhà sản xuất phim Bollywood lên kế hoạch xúc tiến du lịch qua bộ phim 'Love in Vietnam'

Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh đã có buổi tiếp xã giao Nhà sản xuất phim Rahul Bali - Giám đốc điều hành Công ty Innovations India, Ấn Độ, nhà sản xuất chính của Dự án hợp tác điện ảnh Việt Nam - Ấn Độ đầu tiên mang tên "Love in Vietnam".

Cape Town của Nam Phi tiếp tục được vinh danh là thành phố tốt nhất thế giới

Cape Town của Nam Phi tiếp tục được vinh danh là thành phố tốt nhất thế giới

Giải thưởng Du lịch Telegraph tiếp tục vinh danh Cape Town của Nam Phi là "Thành phố tốt nhất thế giới" trong năm 2025. Đây là năm thứ 7 Cape Town được nhận danh hiệu này.

Duyệt Thị Đường - khi nhà hát cổ kể chuyện cho hậu thế

Duyệt Thị Đường - khi nhà hát cổ kể chuyện cho hậu thế

Duyệt Thị Đường, nhà hát cổ nhất còn lại của sân khấu truyền thống Việt Nam, là một viên ngọc quý trong quần thể di tích Cố đô Huế.

Công nghệ đánh thức giá trị di sản

Công nghệ đánh thức giá trị di sản

Không chỉ là xu hướng, công nghệ thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) và thực tế mở rộng (XR) đang trở thành lực đẩy quan trọng trong quá trình chuyển đổi số ngành du lịch.

Ngôi làng Thụy Sĩ bất ngờ "hút" khách nhờ một cảnh quay nổi tiếng

Ngôi làng Thụy Sĩ bất ngờ "hút" khách nhờ một cảnh quay nổi tiếng

Từng là một ngôi làng nhỏ yên bình nằm ven hồ Brienz ở bang Bern (Thụy Sĩ), Iseltwald thời gian gần đây đã trở thành điểm đến thu hút hàng chục nghìn du khách quốc tế.

Tạo “bộ khung” định vị hình ảnh Việt Nam ra thế giới

Tạo “bộ khung” định vị hình ảnh Việt Nam ra thế giới

Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài lần đầu tiên xác lập một khung nội dung truyền thông thống nhất với trọng tâm là hình ảnh quốc gia năng động, sáng tạo, giàu bản sắc.

Tin mới nhất

Ẩm thực và văn hóa giúp thu hút khách du lịch tới Malaysia

Ẩm thực và văn hóa giúp thu hút khách du lịch tới Malaysia

Với mục tiêu đưa Malaysia trở thành trung tâm của ẩm thực và văn hóa trong khu vực, chính phủ nước này đã khởi động sáng kiến "Spice & Soul of Malaysia" nhằm quảng bá sự đa dạng của văn hóa địa phương, đồng thời là bước chuẩn bị cho Năm Du lịch Malaysia (VM2026) vào năm tới.

Từ ngày 16/7, bán vé tàu hỏa liên vận quốc tế Gia Lâm – Nam Ninh tại tất cả nhà ga

Từ ngày 16/7, bán vé tàu hỏa liên vận quốc tế Gia Lâm – Nam Ninh tại tất cả nhà ga

Từ ngày 16/7, ngành đường sắt Việt Nam chính thức triển khai dịch vụ bán vé tàu hỏa Liên vận quốc tế Gia Lâm – Nam Ninh tại tất cả nhà ga đường sắt trên toàn quốc, thay vì phải trực tiếp đến tại một số ga như: Hà Nội, Gia Lâm, Bắc Giang, Đồng Đăng để mua vé.

Nhà sản xuất phim Bollywood lên kế hoạch xúc tiến du lịch qua bộ phim 'Love in Vietnam'

Nhà sản xuất phim Bollywood lên kế hoạch xúc tiến du lịch qua bộ phim 'Love in Vietnam'

Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh đã có buổi tiếp xã giao Nhà sản xuất phim Rahul Bali - Giám đốc điều hành Công ty Innovations India, Ấn Độ, nhà sản xuất chính của Dự án hợp tác điện ảnh Việt Nam - Ấn Độ đầu tiên mang tên "Love in Vietnam".

Cape Town của Nam Phi tiếp tục được vinh danh là thành phố tốt nhất thế giới

Cape Town của Nam Phi tiếp tục được vinh danh là thành phố tốt nhất thế giới

Giải thưởng Du lịch Telegraph tiếp tục vinh danh Cape Town của Nam Phi là "Thành phố tốt nhất thế giới" trong năm 2025. Đây là năm thứ 7 Cape Town được nhận danh hiệu này.

Duyệt Thị Đường - khi nhà hát cổ kể chuyện cho hậu thế

Duyệt Thị Đường - khi nhà hát cổ kể chuyện cho hậu thế

Duyệt Thị Đường, nhà hát cổ nhất còn lại của sân khấu truyền thống Việt Nam, là một viên ngọc quý trong quần thể di tích Cố đô Huế.

Công nghệ đánh thức giá trị di sản

Công nghệ đánh thức giá trị di sản

Không chỉ là xu hướng, công nghệ thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) và thực tế mở rộng (XR) đang trở thành lực đẩy quan trọng trong quá trình chuyển đổi số ngành du lịch.

Ngôi làng Thụy Sĩ bất ngờ "hút" khách nhờ một cảnh quay nổi tiếng

Ngôi làng Thụy Sĩ bất ngờ "hút" khách nhờ một cảnh quay nổi tiếng

Từng là một ngôi làng nhỏ yên bình nằm ven hồ Brienz ở bang Bern (Thụy Sĩ), Iseltwald thời gian gần đây đã trở thành điểm đến thu hút hàng chục nghìn du khách quốc tế.

Tạo “bộ khung” định vị hình ảnh Việt Nam ra thế giới

Tạo “bộ khung” định vị hình ảnh Việt Nam ra thế giới

Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài lần đầu tiên xác lập một khung nội dung truyền thông thống nhất với trọng tâm là hình ảnh quốc gia năng động, sáng tạo, giàu bản sắc.

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia: Nơi lịch sử "kể chuyện" qua từng hiện vật

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia: Nơi lịch sử "kể chuyện" qua từng hiện vật

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, không chỉ là một công trình kiến trúc Đông Dương đẹp của Hà Nội mà còn là điểm đến yêu thích của du khách yêu thích lịch sử. Nơi đây là lưu giữ những tinh hoa, thông điệp của quá khứ về một nền văn hoá Việt Nam đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc.

MICE EXPO 2025: Hướng đến di sản và công nghệ nhằm tạo động lực phát triển du lịch

MICE EXPO 2025: Hướng đến di sản và công nghệ nhằm tạo động lực phát triển du lịch

Sự kiện lớn nhất trong lĩnh vực du lịch hội nghị, hội thảo – Vietnam MICE EXPO 2025 - sẽ chính thức diễn ra ngày 26/9 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội). Với chủ đề "Di sản và Công nghệ – Động lực phát triển du lịch MICE trong kỷ nguyên mới". Sự kiện dự kiến thu hút hơn 800 doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng 1.500 đại biểu tham dự.