Xuôi dòng Cửu Long (kỳ 1)

12/07/2017 10:16 | Điểm đến

(Du lịch - giaidauscholar.com) - Cuối tháng 4, chúng tôi theo tàu xuôi theo dòng Cửu Long giang. Sau nhiều năm, giờ mới có dịp thực hiện chuyến đi này giữa lúc miền Tây đang bị giặc mặn và nạn hạn hán hoành hành. Chưa bao giờ mà vấn nạn về môi trường lại tác động lên cuộc sống người Việt cụ thể đến thế, trực tiếp đến thế và kinh hoàng đến thế. Trôi trên dòng Mekong rộng lớn và thấp thỏm mang trong mình một mối lo cho những địa danh vốn nổi tiếng trù phú một thời.

Chợ nổi Cái Bè - cửa ngõ hành trình

Chợ nổi Cái Bè dù chưa khi nào được đánh giá cao bằng chợ Cái Răng, Phong Điền hay Phụng Hiệp về độ sầm uất bán buôn và hấp dẫn, nhưng vẫn luôn là cửa ngõ cho du khách bắt đầu một hành trình khám phá dòng Mekong và những cù lao nức tiếng vùng châu thổ.

Chợ nổi Cái Bè của tháng 4/2016 đìu hiu hơn hẳn những năm trước. Nhưng những căn nhà sàn hai bên sông ở khu vực này thì hầu như không mấy thay đổi, ngoại trừ sự biến mất của những làng nghề mà tôi từng đặt chân tới: làng gốm Vĩnh Long đã mất tên, những lò gạch bông theo phương pháp cổ truyền từng được du khách rất say mê cũng đã không còn.

Thay vào đó là những điểm dừng chân giống hệt nhau: Lò làm kẹo dừa, bánh tráng, làm cốm, nấu rượu, những quầy lưu niệm bán tranh chép, thổ cẩm, lưu niệm Trung Quốc… Những quầy hàng san sát nhau trong cái nóng hầm hập, dù là ngay bên bờ sông. Những em bé níu kéo du khách mua thiệp, những người dân ngồi bên sạp hàng thờ ơ nhìn khách qua lại.

Dù không có cảnh nườm nượp như đi trẩy hội mà tôi luôn thấy tại các điểm tương tư tại Mỹ Tho, Bến Tre, nhưng quang cảnh đó cũng làm bất cứ người nào đã biết một Cái Bè, Vĩnh Long mộc mạc, hồn hậu khi xưa phải nhói lòng.

Tưởng như chạm được vào quê hương, thật gần…

Tương truyền, từ thời khẩn hoang tới khi người Pháp đặt chân tới đây, vùng Cái Bè là nơi sinh sống của hai dòng họ đầy quyền lực và và danh tiếng là Phan và Trần. Vì vậy, đa số các ngôi nhà lớn, cổ kính được xây dựng trước 1945 hầu như đều thuộc về hai dòng họ này, tập trung tại Hòa Khánh và Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè. Nổi tiếng nhất có ba ngôi nhà của ông Cai Huy (1868), ông Út Kiệt (1838) và nhà ông Ba Đức (1938).

Thuyền chúng tôi cập bến tại Đông Hòa Hiệp, một ngôi làng cổ hình thành từ thế kỷ 18. Có hơn 3.000 hộ dân đang sống tại 6 ấp, chủ yếu nhờ vào những vườn cây ăn trái: Những mái nhà thấp thoáng giữa vườn cây ăn trái. Nhà nào cũng có hàng rào bông bụt trổ bông đỏ rực và khu vườn lớn. Con đường nhỏ men theo sông, đón gió mát rượi.

Ngôi nhà gỗ của ông Trần Tuấn Kiệt, một trong những ngôi nhà cổ nhất làng, là nơi chúng tôi chọn ghé thăm. Được biết, trong khuôn khổ của một dự án trùng tu nhà cổ Nam bộ do tổ chức JICA của Nhật tài trợ, ngôi nhà có niên đại 1838 này đã vượt qua 355 ngôi nhà cổ khác tại Tiền Giang và là một trong 9 ngôi nhà cổ trên toàn quốc được dự án này chọn trùng tu vào năm 2003.

Toàn bộ kiến trúc kiểu chữ Đinh, 5 gian 3 chái, với những cây cột bằng gỗ căm xe núi rất quý hiếm, đã được gìn giữ gần như nguyên vẹn. Mái nhà lợp ngói thấp giống như hầu hết các nhà đồng bằng Nam bộ, và “bức tường” nơi mặt tiền nhà là những lam gỗ, vừa có tác dụng đón khí, vừa lọc và lấy sáng, tạo ra một cảm giác vô cùng dễ chịu.

Có một không khí xưa mà không cũ, hiển hiện rất rõ trong những chái nhà. Giữa trưa hè oi nóng, ngồi trên bộ bàn ghế khảm xà cừ đã lên nước đen bóng, giữa những diềm cửa, bao lam bằng gỗ gõ sừng, giữa những hoa văn mai, lan, cúc, trúc… thân thuộc, nhìn ra khu vườn xanh mướt một màu cây ăn trái chìm trong hương thơm quấn quít của nguyệt quế, mai chiếu thủy… tưởng như chạm được vào quê hương, thật gần.

Về “Nhà Người tình” ở Sa Đéc

Rời Cái Bè, tàu đưa chúng tôi xuôi dòng sông Tiền về Sa Đéc. Không thể phủ nhận rằng, thành phố nhỏ bên bờ sông Tiền này có một sức cuốn hút ghê gớm ở sự duyên dáng mà hiếm có thành phố nào trong vùng có được. Mỗi năm tôi đi Sa Đéc tới 3-4 lần, vào những mùa khác nhau, mà vẫn luôn thấy có nhiều điều để khám phá.

Lần này là một tour xe đạp hơn 10km, vòng vèo trên những con đường phía nam làng hoa Tân Qui Đông, tránh khu trung tâm của làng luôn đông đúc du khách. Con đường làng không một bóng người, mát rượi với tre trúc, những cổng hoa và cây trái um tùm, chạy dọc theo một con kênh có những cây cầu tre lắt lẻo bắc ngang…

Đến Sa Đéc, không thể không ghé thăm ngôi nhà cổ nổi tiếng của ông Huỳnh Thủy Lê mà giờ đây du khách quen gọi là “Nhà Người tình”, dựa theo câu chuyện tình diễm lệ và tiểu thuyết của nữ văn sĩ người Pháp M.Duras.

 

Ngôi nhà được thương gia người Hoa tên Huỳnh Cẩm Thuận, cha của ông Huỳnh Thủy Lê, xây bằng gỗ theo kiểu Quảng Châu vào năm 1895. Năm 1917 ông cho sửa mặt tiền theo kiểu Pháp, nhưng bên trong vẫn giữ lối kiến trúc và nội thất kiểu Hoa với những bao lam sơn son thiếp vàng và án thờ Quan Công ngay giữa nhà. Gạch lát nền nhà được nhập từ Pháp vào năm 1917, đến nay vẫn còn như mới.

Khác với những ngôi nhà cổ ở Cái Bè hay Bến Tre, Bạc Liêu, có lẽ nhà cổ của “Người tình” hút khách chủ yếu nhờ cuốn tiểu thuyết và bộ phim cùng tên. Nhiều người còn đặt phòng qua đêm tại đây với hy vọng thưởng thức được không khí như trong tiểu thuyết, dù nhân vật chính hầu như ít sống trong ngôi nhà này.

Ấn tượng nhất với tôi trong ngôi nhà là những chi tiết của bao lam, những chạm khắc tinh xảo motive chim, hoa bằng gỗ sơn son thếp vàng và sự kết hợp đẹp của cách trang trí Đông - Tây trên những cánh kính.

 Ngoài ra thì ngôi nhà cổ này toát lên một uể oải và trễ nải, vì thiếu sự chăm sóc và đã khá xuống cấp, nhất là phần la phông trần, khu vực sân trước (làm chỗ để xe), logia (dùng để bàn nước) và toàn bộ khu vực phía sau nhà có phần lộn xộn.

Đó cũng là tình trạng chung trong khá nhiều di tích tại Việt Nam. Đây đó vẫn thấy thiếu một bàn tay chăm chút cho những gì cần được trân trọng và giữ gìn. Mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhưng rõ ràng là "trình" quản lý di tích của nhà cổ ông Kiệt tại Cái Bè hơn đứt di tích nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê tại Sa Đéc về nhiều phương diện. (Còn tiếp)

Bài và ảnh: Họa sĩ Trần Thùy Linh
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần

Tin cùng chuyên mục

Gwanghwamun - Địa danh mang tính biểu tượng nhất của Seoul

Gwanghwamun - Địa danh mang tính biểu tượng nhất của Seoul

Cư dân nước ngoài đã bình chọn Gwanghwamun - quảng trường công cộng đóng vai trò là cửa ngõ chính vào Cung điện Gyeongbok, trung tâm của đời sống văn hóa và chính trị tại thủ đô Seoul - là địa danh mang tính biểu tượng nhất của thành phố.

Rực rỡ sắc vàng hoa Lim xẹt trên bán đảo Sơn Trà

Rực rỡ sắc vàng hoa Lim xẹt trên bán đảo Sơn Trà

Vào khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4, những cây hoa Lim xẹt (trên bán đảo Sơn Trà, phường Thọ Quang, thành phố Đà Nẵng) lại nở rộ, khoe sắc vàng rực rỡ giữa màu xanh của đại ngàn núi rừng.

Ra mắt MV "Victory - Bond in Vietnam": Vẻ đẹp Vịnh Hạ Long hùng vĩ qua tiếng đàn của nhóm Bond

Ra mắt MV "Victory - Bond in Vietnam": Vẻ đẹp Vịnh Hạ Long hùng vĩ qua tiếng đàn của nhóm Bond

Sáng 9/4, Báo Nhân Dân phối hợp cùng IB Group Việt Nam đã chính thức ra mắt MV Victory - Bond in Vietnam.

Huyền thoại "con đường của máu và hoa" nơi địa đầu Tổ quốc

Huyền thoại "con đường của máu và hoa" nơi địa đầu Tổ quốc

Hà Giang - mảnh đất biên giới địa đầu Tổ quốc, là nơi lưu giữ những câu chuyện lịch sử đầy tự hào của dân tộc Việt Nam. Trong đó, đường Hạnh Phúc là một biểu tượng sống động của sức mạnh tinh thần, khát vọng vươn lên và sự hy sinh vô bờ của người dân vùng cao.

Hoa Anh đào níu chân du khách tại “Vườn thế giới” ở Berlin

Hoa Anh đào níu chân du khách tại “Vườn thế giới” ở Berlin

Nước Đức được xem là một trong những quốc gia có nhiều điểm ngắm hoa anh đào đẹp và nổi tiếng, trong đó "Vườn Thế giới" tại Berlin là một địa chỉ không thể bỏ qua đối với bất kỳ du khách nào muốn thưởng ngoạn loài hoa có xuất xứ từ đất nước "Mặt trời mọc" này.

Ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh: Ưu đãi đa dạng tour văn hóa - lịch sử Sài Gòn

Ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh: Ưu đãi đa dạng tour văn hóa - lịch sử Sài Gòn

Ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 21 năm 2025 đang nhận được sự hưởng ứng tích cực của doanh nghiệp du lịch - lữ hành với đa dạng hoạt động ưu đãi.

Tạo sự khác biệt, phát huy tiềm năng du lịch vịnh Bái Tử Long

Tạo sự khác biệt, phát huy tiềm năng du lịch vịnh Bái Tử Long

Sự kiện tỉnh Quảng Ninh công bố, khai trương các hành trình du lịch trên vịnh Bái Tử Long vào cuối tháng 3 mới đây là khởi đầu cho chủ trương mở rộng không gian du lịch biển, đảo, giảm áp lực cho Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.

Cảnh sắc lung linh, huyền ảo “Tour đêm Đền Hùng” tại Phú Thọ

Cảnh sắc lung linh, huyền ảo “Tour đêm Đền Hùng” tại Phú Thọ

Được hưởng trọn vẹn không gian linh thiêng, huyền diệu, bình yên của đất trời nơi núi rừng Nghĩa Lĩnh, được ngắm cảnh sắc lung linh, huyền ảo của khu di tích khi về đêm là cảm nhận của nhiều du khách khi tham gia Tour đêm Đền Hùng.

Tin mới nhất

Quảng Nam: Quảng bá hình ảnh du lịch xanh, hiệu quả, bền vững

Quảng Nam: Quảng bá hình ảnh du lịch xanh, hiệu quả, bền vững

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị quảng bá, xúc tiến du lịch và giới thiệu chương trình ưu đãi thu hút khách du lịch đến Quảng Nam năm 2025.

Đại hội Lân sư rồng tổ chức đúng dịp 30/4 – 1/5 tại Đà Nẵng

Đại hội Lân sư rồng tổ chức đúng dịp 30/4 – 1/5 tại Đà Nẵng

Từ ngày 1/5 đến 3/5/2025, Da Nang Downtown sẽ bùng nổ không khí lễ hội với Đại hội Lân sư rồng 2025 mở rộng. Sự kiện khởi động cho mùa du lịch hè sôi động tại Đà Nẵng, đồng thời cũng là điểm nhấn để trải nghiệm tại thành phố sông Hàn dịp lễ 30/4 – 1/5.

Thủ tướng yêu cầu thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số

Thủ tướng yêu cầu thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số

Ngày 10/4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 34/CĐ-TTG về việc thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số.

Khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam: "Phát triển điểm đến Xanh, nâng tầm Du lịch Việt Nam"

Khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam: "Phát triển điểm đến Xanh, nâng tầm Du lịch Việt Nam"

Sáng 10/4, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.C.E Hà Nội (Cung Văn hóa Hữu Nghị, 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội) chính thức khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam 2025.

Gwanghwamun - Địa danh mang tính biểu tượng nhất của Seoul

Gwanghwamun - Địa danh mang tính biểu tượng nhất của Seoul

Cư dân nước ngoài đã bình chọn Gwanghwamun - quảng trường công cộng đóng vai trò là cửa ngõ chính vào Cung điện Gyeongbok, trung tâm của đời sống văn hóa và chính trị tại thủ đô Seoul - là địa danh mang tính biểu tượng nhất của thành phố.

Nhớ mùa loa kèn tháng Tư

Nhớ mùa loa kèn tháng Tư

Tháng Tư về, khi tiết trời đang chuyển dần từ Xuân sang Hạ cũng là lúc màu trắng tinh khôi, mùi hương dịu nhẹ của hoa loa kèn lại len lỏi khắp các con phố nhộn nhịp của Hà Nội. Hoa loa kèn gợi nhớ về Thủ đô một nét đẹp giản dị thân thương.

Ra mắt MV "Victory - Bond in Vietnam": Vẻ đẹp Vịnh Hạ Long hùng vĩ qua tiếng đàn của nhóm Bond

Ra mắt MV "Victory - Bond in Vietnam": Vẻ đẹp Vịnh Hạ Long hùng vĩ qua tiếng đàn của nhóm Bond

Sáng 9/4, Báo Nhân Dân phối hợp cùng IB Group Việt Nam đã chính thức ra mắt MV Victory - Bond in Vietnam.

Huyền thoại "con đường của máu và hoa" nơi địa đầu Tổ quốc

Huyền thoại "con đường của máu và hoa" nơi địa đầu Tổ quốc

Hà Giang - mảnh đất biên giới địa đầu Tổ quốc, là nơi lưu giữ những câu chuyện lịch sử đầy tự hào của dân tộc Việt Nam. Trong đó, đường Hạnh Phúc là một biểu tượng sống động của sức mạnh tinh thần, khát vọng vươn lên và sự hy sinh vô bờ của người dân vùng cao.

Lăng Khải Định - kiến trúc lăng tẩm độc đáo bậc nhất thời Nguyễn

Lăng Khải Định - kiến trúc lăng tẩm độc đáo bậc nhất thời Nguyễn

Lăng Khải Định (Ứng Lăng) là lăng của Hoàng đế Khải Định, vị vua thứ 12 Triều Nguyễn, tọa lạc trên triền núi Châu Chữ (phường Thủy Bằng, thành phố Huế).

Quý I năm 2025: Khách quốc tế đến Việt Nam tăng gần 30%

Quý I năm 2025: Khách quốc tế đến Việt Nam tăng gần 30%

Tính chung quý I/2025, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 6 triệu lượt người, tăng 29,6% so với cùng kỳ năm trước và đây là số lượng khách vào nước ta trong một quý cao nhất từ trước đến nay.