17/06/2012 10:47 GMT+7 | Bảng B
(TT&VH) - Trận chung kết EURO giữa họ cách đây hai thập kỷ đã vạch rõ một ranh giới giữa cổ tích và đời thực: Thứ bóng đá lạnh lùng, chính xác của Đức đã phải chịu thua một đội Đan Mạch láu lỉnh và đầy sức sống. Đất nước của truyện cổ tích Andersen đã viết câu chuyện cổ tích kỳ diệu bậc nhất trong thể thao nói chung và bóng đá nói riêng, cũng như “dạy” cho người Đức biết rằng cuộc sống và bóng đá cũng cần sự mềm dẻo và biết mộng mơ.
Sự xuất hiện của Đan Mạch tại VCK EURO năm 1992 vượt quá tưởng tượng của người Đức khi ấy, vốn coi trọng tính kỷ luật và làm việc dựa trên kế hoạch được thực hiện có trình tự. Đan Mạch được chọn làm đội thay thế cho Nam Tư văng mặt vì nội chiến, và chỉ có hai tuần chuẩn bị trước khi giải diễn ra. Một vài trong số đó nhận được trát gọi lên tuyển khi đang nằm dài trên các bãi biển Địa Trung Hải, và đội trưởng của họ, Lars Olsen, thậm chí còn lái xe không nghỉ từ Thổ Nhĩ Kỳ (nơi anh đang chơi cho đội bóng TNK Trabzonspor) để lên tập trung cho đúng hạn.
Trong bóng đá hiện đại, quá trình chuẩn bị cho một đội tuyển lớn đòi hỏi rất nhiều chi tiết, cả về thể lực và sự sẵn sàng về tinh thần lẫn độ gắn kết, cũng như phân tích được điểm mạnh yếu của các đối thủ qua các cuốn băng hình. Đó là những điều mà đội Đức luôn chuẩn bị rất kỹ lưỡng trong một thời gian dài trước khi giải diễn ra, và hai tuần gần như không cho Đan Mạch cơ hội gắn thành một khối, nhất là khi HLV Richard Moller-Nielson, người kế tục HLV người Đức Sepp Piontek lừng danh (dưới triều đại của ông, đội Đan Mạch đã được đặt biệt danh là những thùng thuốc súng), mâu thuẫn với anh em nhà Laudrup, khiến họ tuyên bố chia tay tuyển và trước khi EURO 1992 diễn ra, thì chỉ có Brian trở lại.
Nhưng cuối cùng, Đan Mạch đi một mạch đến trận chung kết và đánh bại Đức để lên ngôi. Brian Laudrup được thể chế giễu lối đá như làm việc của người Đức. Và chiếc Cúp đi ra từ cổ tích của Đan Mạch cũng là một đòn đánh nặng nề vào những quan niệm chỉn chu và thậm chí có phần cứng nhắc của người Đức: Họ đã thua một đội bóng được triệu tập khá bông phèng và có quá nhiều bất ổn trước khi lên đường đến EURO.
Đan Mạch vẫn là một thùng thuốc súng
Chính thất bại ở EURO 1992 đã giúp cho tư tưởng cách mạng lối chơi của bóng đá Đức manh nha hình thành, và sau hai thập kỷ, nó đã đưa đội tuyển Đức đến một cấp độ trình diễn khá cao. Qua hai lượt trận ở EURO lần này, thì chúng ta còn nhận thấy khả năng tự điều chỉnh của tuyển Đức, giúp lối chơi ấy trở nên hiệu quả và thực dụng hơn. Nó cho thấy khả năng rút kinh nghiệm và sửa chữa cực nhanh những khiếm khuyết của đội ngũ hiện tại, một biểu hiện của nền tảng lối chơi và con người cực kỳ vững chắc.
25 Đan Mạch và Đức là một trong những cặp đấu nhiều duyên nợ nhất, với tổng cộng 25 lần chạm trán: Đức thắng 14, hòa 3 và thua 8 100 Nếu được ra sân ở trận gặp Đan Mạch, Lukas Podolski sẽ có lần thứ 100 khoác áo ĐTQG Đức, trở thành cầu thủ Đức thứ 7 chinh phục cột mốc này, sau Thomas Haessler, Franz Beckenbauer, Juergen Kohler, Juergen Klinsmann, Lothar Matthaeus và Miroslav Klose |
Sau hai thập kỷ, đội tuyển Đan Mạch vẫn xứng đáng là một chú ngựa ô xuất sắc của châu Âu, qua những gì họ đã thể hiện ở hai trận gặp Hà Lan và Bồ Đào Nha. Nhưng nếu đội Đan Mạch của năm 1992 vẫn có những cầu thủ có đẳng cấp thế giới thực sự và có khả năng kéo cả đội ngũ tiến lên (Brian Laudrup, Peter Schmeichel), thì đội Đan Mạch hiện tại còn rất ít chất liệu để viết chuyện cổ tích, với một dàn cầu thủ đồng đều và lối chơi khó chịu, nhưng thiếu đi một cá tính lớn thực sự giúp họ vượt qua những thử thách lớn. Trận thua BĐN đúng vào những phút cuối cho thấy ranh giới mong manh ấy.
Sau 20 năm, người Đức trở lại giữa ranh giới cổ tích và hiện thực ấy, để hướng đến giấc mơ chinh phục châu Âu.
Dự đoán: 1-2
Ban Cầm
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất