10/11/2014 13:41 GMT+7 | Thể thao
Trên giấy tờ, công thức thành công của F1 cho mỗi quốc gia thật không đơn giản như thế: Một đường đua chuẩn tại một trường đua đẳng cấp thế giới và đảm bảo rằng ít nhất sẽ có một tay đua chủ nhà tham dự. Tuyệt vời nhất là tay đua đó thi đấu cho một đội đua hàng đầu và hoàn hảo hơn, anh ta có cơ hội giành podium.
Công thức trên luôn được áp dụng chính xác trong những năm gần đây cho các tay đua Sebastian Vettel, Nico Rosberg và Lewis Hamilton khi họ giành podium trên sân nhà dù các chặng đua tại Ấn Độ, Malaysia, Bỉ, Singapore và nhiều quốc gia khác sẽ không bao giờ thu hút được sự quan tâm của người hâm mộ địa phương chỉ bởi vì họ không có một tay đua F1 nào.
Điều này cũng phần nào giải thích tại sao F1 bị người Mỹ thờ ơ trong nhiều năm qua ngay cả khi giải vô địch thế giới diễn ra tại đây vào năm 1959 và Mỹ luôn được xem như là một thị trường tiềm năng cho F1.
Cho đến năm 2014. Các nhà tổ chức của Mỹ đã thực hiện theo đúng công thức nói trên, xây dựng đường đua Circuit of the Americas tại Austin, một đường đua hoàn hảo và có lẽ là tốt nhất trên thế giới. Nên nhớ rằng, U.S. Grands Prix đã được tổ chức ở nhiều địa điểm khác nhau hơn bất cứ quốc gia nào khác - 10 địa điểm trong 60 năm lịch sử giải - và, hy vọng là cuối cùng, đường đua ở Austin đã cho thấy những nỗ lực nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của người Mỹ.
Đường đua được xây dựng trên khu đất rộng 360 ha, nằm ở phía đông nam Austin và nhanh chóng được người hâm mộ, các tay đua thích thú. Toto Wolff, phụ trách đội Mercedes, cho rằng U.S. Grand Prix giống như “một bên phóng đưa F1 tới Mỹ.”. “Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới và cũng là thị trường lớn nhất cho Mercedes-Benz,” Wolff nói thêm.
Thực tế là như thế? Nói vậy bởi những môn thể thao nổi tiếng nhất ở Mỹ thường có xu hướng quốc gia hóa thay vì toàn cầu hóa. Không chỉ F1, bóng đá thậm chí cũng khó lấy được sự quan tâm của người Mỹ từ những môn thể thao truyền thống của họ như bóng chày, bóng rổ, bóng đá và hockey. Những CLB chơi môn thể thao này phần lớn ở Mỹ, dành cho các VĐV Mỹ và giải cũng chỉ diễn ra ở Mỹ hay đôi lúc là Canada.
Đối với F1, càng khó khăn hơn cho họ khi xâm nhập thị trường Mỹ khi tại đây còn có một cuộc đua đã quá quen với người hâm mộ địa phương: Nascar. Thậm chí, việc thành lập một đội đua của Mỹ như USF1 cũng đã thất bại và họ hy vọng liên minh giữa Nascar - F1 khi cho ra đời một đội đua thuộc sở hữu của Gene Haas, người sở hữu đội đua Stewart-Haas Racing ở Nascar và đã quá quen với người Mỹ, sẽ mang lại bước đột phá cho F1.
Tuy vậy thì trong hai năm qua, F1 cũng đã được biết đến nhiều hơn ngoài biên giới Texas và một phần là nhờ Austin. Theo Peter Habicht, người sáng lập nhóm San Francisco Formula One Group với gần 700 thành viên và là CLB fan F1 lớn nhất ở Mỹ, Austin giờ được coi như là ngôi nhà F1 tại Mỹ. Cứ mỗi tháng 10 tới, tất cả đều hỏi “Anh có đến Austin không?”, nghĩa là U.S. Grand Prix giờ đã in sâu vào tâm trí mỗi người.
Cũng vì thế mà các CLB fan F1 đã nở rộ khắp Mỹ, từ New York đến Los Angeles, Seattle, Miami và nhiều thành phố khác.
Hiện nay, U.S. Grand Prix chưa mang lại lợi nhuận và ngân sách bang vẫn đang phải tài trợ nhưng U.S. Grand Prix đã góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Báo cáo của Greyhill Advisors từ tháng 10/2013 đến cuối tháng 9/2014 cho biết U.S. Grand Prix và các hoạt động bên lề đã bơm 897 triệu USD vào nền kinh tế bang. Để so sánh thì con số năm ngoái chỉ là 507 triệu USD, trong khi giải X-Games của ESPN tổ chức chỉ mang lại 161 triệu USD.
Vì thế, nếu thời gian sẽ cho tất cả biết được Circuit of the Americas còn phát triển tới đâu, trong 3 năm qua, những dấu hiệu cho tương lai F1 là rất hứa hẹn.
Mạnh Hào
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất