08/08/2016 17:06 GMT+7
(giaidauscholar.com) - Tham gia trong show diễn thời trang Không giới hạn - Limitless của Học viện Thời trang London tối 7/8, Á hậu Huyền My đã "đem" về 15 triệu đồng cho quỹ Áo mới đến trường với bộ váy thiết kế đặc biệt.
Chiếc váy đỏ rực rỡ được thầy trò Học viện Thời trang London thiết kế và sản xuất với mục đích đấu giá tại sự kiện để gây quỹ Áo mới đến trường, tạo điều kiện sản xuất trang phục năm học mới cho các học sinh vùng cao.
Năm nay, lần thứ 4, Học viện Thiết kế và Thời trang London tiếp tục triển khai chương trình vì cộng đồng Áo mới đến trường. Chương trình đã thiết kế và sản xuất hơn 400 trang phục năm học mới cho học sinh tiểu học tại xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, một trong những xã biên giới vùng cao nghèo nhất tỉnh Nghệ An.
Á hậu Huyền My trong chiếc váy tôn vẻ đẹp kiêu sa với những chi tiết thêu đính đá cầu kỳ, lấy ý tưởng từ kiến trúc hoàng gia Maroc và đường cắt cúp táo bạo. Bộ váy đã được chị Đỗ Minh Tâm mua đấu giá 15.000.000 đồng
Sau những chủ đề Vững bước, Vững niềm tin, Góc cạnh, chủ đề Không giới hạn 2016 của Học viện thời trang London không chỉ thể hiện tinh thần khởi nghiệp từ sự đam mê, sáng tạo và bảnh lĩnh của các học viên mà còn hướng đến cơ hội cho những gương mặt xuất sắc của Học viện đến tham dự Tuần lễ thời trang tốt nghiệp London tại Anh quốc - Gradute Fashion Week sẽ diễn háng 5/2017.
Hơn 10 năm xây dựng môi trường đào tạo tại Việt Nam, học viện thời trang London đã giúp cho nhiều thế hệ sinh viên tốt nghiệp cơ hội khởi nghiệp thành công với tư cách là nhà thiết kế hay các thương hiệu nổi tiếng như Kelly Bui, Vũ Tá Linh, Lâm Gia Khang, L’atelier, Rue des Chats, Km 109 v.v…
Và như chia sẻ của bà Hà Thị Hằng - giám đốc điều hành học viện thì thành công lớn nhất của học viện chính là mỗi học viên, sau khi khi tốt nghiệp, biết tự chủ và lưa chọn hướng đi đúng cho con đường phát triển sự nghiệp của mình.
"Vì tự tìm đường đi cho mình, mỗi học viên sẽ luôn có những bước đi vững chắc nhất. Ngay trong quá trình học, các học viên của chúng tôi được học không chỉ về thiết kế, sản xuất mà còn có những môn học về marketing sản phẩm ra thị trường hay set up fashion bussiness để tạo dựng thương hiệu cá nhân".
"Điều đó giúp cho nhiều học viên đã sớm có được sự định hình tên tuổi và khả năng của mình trong cả quá trình học cũng như lập nghiệp trong tương lai" - bà Hà Thu Hằng cho biết.
Cùng với thành công trong đào tạo các sinh viên chuyên ngành thời trang thời gian qua, năm nay, học viện mở rộng tuyển sinh thêm hai ngành học: Thiết kế nội thất và Thiết kế độ họa theo "chuẩn" của Anh.
Một số các thiết kế trong các bộ sưu tập của sinh viên tốt nghiệp năm 2016:
BST "Hình thể đa bào" của Mỹ Linh lấy cảm hứng từ hình dạng và kết cấu bề mặt của các hình thể đa bào trong tự nhiên và cấu trúc bên trong của các sinh vật đa bào như nấm, san hô, con sứa. Bên cạnh những nghiên cứu về kết cấu 3D của các tế bào và sinh vật, BST với các thiết kế có phom dáng rộng hình kén với các kĩ thuật đáp vải 3D, dệt len, tua rua, may rúm và đính cườm; sử dụng những gam màu tươi sáng kết hợp với một số màu trung tính
Cảm hứng BST của Lưu Huyền Trang chính là từ bức chân dung của người phụ nữ, nhìn vào những quan điểm hiện đại và cá tính của phụ nữ trên khắp thế giới, kết hợp cùng hơi hướng của trang phục cổ điển trong thập kỷ Swinging Sixties, Pop Art và phom dáng hiện đại. Vì thế, cô đã sử dụng những gam màu cổ điển của thập kỷ 60 và in kỹ thuật số kết hợp với bề mặt thêu đính, kỹ thuật applique tạo hiệu ứng 3D trên đồ dạ hội và tailoring để sáng tạo nên những bức họa của riêng mình
BST "Sóng biển" của Khánh Linh lấy cảm hứng từ đại dương, dựa theo hình dáng các đường trên bản đồ, các tông màu xanh, hoạ tiết 3D chuyển động. Cô sử dụng phương pháp in kỹ thuật số trên các thiết kế để phản ánh độ sâu và màu sắc của bề mặt đại dương; trong khi đó kỹ thuật đính hạt và thêu đã được kết hợp để đại diện cho các tông màu và bề mặt của tầng đại dương
"Dị biệt" là BST của Hồng Hạnh. Cô muốn thể hiện sự tự do giữa các màu sắc và chất liệu khi sử dụng các chất liệu vải được phát triển về quy mô và kết cấu, pha trộn giữa các kỹ thuật dệt tranh thảm, quả bông, thêu, đính hạt cùng hình in chuyển nhiệt với màu sắc rực rỡ và sống động
BST của Hải Bình với chủ đề về nghệ sĩ kịch câm
BST Búp bê Nga của Thủy Tiên lấy cảm hứng từ búp bê gỗ truyền thống Matryoshka – linh hồn của nước Nga. Cô đã kết hợp những hoạ tiết truyền thống của Nga bằng những phương pháp in kỹ thuật số, đính cườm, applique và thêu tay. Sử dụng cách pha trộn dáng con kén và những chi tiết trên thân con búp bê Matryoshka để tạo nên bộ sưu tập phong cách đường phố
Tam thần Ấn giáo là BST của Diệu Vy. BST lấy cảm hứng từ màu sắc, cảm xúc và linh hồn của Ấn Độ. "Tôi muốn đưa trải nghiệm khám phá truyền thống: Những vị thần, những điệu nhảy, trang phục và văn hoá, tất cả hoà quyện cùng trang phục đường phố, graffity và hiphop vào trong các thiết kế của mình. Vì thế, tôi đã sử dụng những hoạ tiết in kỹ thuật số tự thiết kế, được lấy cảm hứng từ những vị thần Ấn độ… cùng với hạt sequins, sợi tua rua và đính hạt, các chất liệu vải taffeta, organza, metallic và sợi spandex" - cô cho biết
Khách mời chương trình: Người mẫu An Tây trong thiết kế ren sexy
Bà Hà Thị Hằng - giám đốc điều hành Học viện thời trang London bên nhà thiết kế Chula và giảng viên May Cortazzi (từ trái sang)
Yến Thảo
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất