"Gen Z" định hình xu hướng du lịch dịp nghỉ lễ tại Trung Quốc

05/05/2025 19:16 | Du lịch

Những người trẻ thuộc thế hệ "Gen Z" đang làm thay đổi các xu hướng du lịch dịp nghỉ lễ tại Trung Quốc, với xu hướng kết hợp trải nghiệm cảm xúc, giải trí và chia sẻ xã hội.

Trong dịp nghỉ lễ 5 ngày nhân Ngày Quốc tế Lao động 1/5 vừa qua, các buổi hòa nhạc và lễ hội âm nhạc đã trở thành điểm hút du khách. Theo nền tảng cung cấp dịch vụ du lịch trực tuyến Meituan Travel (thuộc tập đoàn Meituan), hơn 100 chương trình biểu diễn quy mô lớn với hơn 5.000 người tham dự trong 5 ngày trên toàn quốc, ước tính thu hút hơn 2 triệu khán giả và đóng góp hơn 2 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 277,7 triệu USD) vào chi tiêu liên quan đến dịch vụ lưu trú và du lịch.

Theo nghiên cứu của nền tảng cung cấp dịch vụ du lịch Tongcheng Travel, "Gen Z" - được định nghĩa là những người sinh ra trong giai đoạn 1997- 2012 - chiếm tới 65% lượng khách, không chỉ mua vé mà còn tạo dựng không khí trải nghiệm có ý nghĩa thông qua các hoạt động như mặc đồ theo chủ đề, đi phương tiện được thiết kế riêng, lưu lại khoảnh khắc tại các địa điểm nổi bật rồi sau đó chia sẻ trên mạng xã hội...

"Gen Z" định hình xu hướng du lịch dịp nghỉ lễ tại Trung Quốc - Ảnh 1.

Khán giả tham gia một buổi hòa nhạc được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 30/4/2025. Ảnh: THX/TTXVN

Nghiên cứu của Tongcheng Travel nhấn mạnh, việc giới trẻ coi hòa nhạc là dịp để trải nghiệm phong cách sống đang mở ra một xu hướng tiêu dùng mới trên các nền tảng du lịch và giải trí trực tuyến - một trong những yếu tố thúc đẩy nền kinh tế nền tảng hay còn được biết đến là kinh tế 4.0.

Ngoài ra, trong dịp nghỉ lễ này, "Gen Z" còn hướng tới một xu hướng mới là du lịch "nghỉ ngơi và ăn uống" ("relax-and-eat" travel), tức tránh đến các địa điểm đông đúc. Theo dữ liệu của nền tảng mạng xã hội và dịch vụ du lịch Mafengwo của Trung Quốc, số lượt tìm kiếm và sự quan tâm đến những điểm đến ít đông đúc và yên tĩnh trong dịp nghỉ lễ Quốc tế Lao động đã tăng vọt 200% trong 1 tháng qua.

Ảnh: THX/TTXVN

Dữ liệu của Trip.com, công ty du lịch trực tuyến lớn nhất Trung Quốc, cho thấy lượng đơn đặt tour tại các địa điểm đáp ứng nhu cầu trải nghiệm cuộc sống không ồn ào, mang tính thư giãn và gần gũi với thiên nhiên trong kỳ nghỉ lễ đã tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa mức tăng trưởng ghi nhận tại các thành phố lớn thuộc nhóm hạng nhất và hạng hai.

Du lịch nước ngoài cũng ghi nhận sự thay đổi do "Gen Z" đem lại, với lựa chọn đa dạng hơn. Theo nghiên cứu của Học viện Du lịch Trung Quốc, việc ngày càng nhiều lựa chọn cho các điểm đến du lịch nước ngoài cho thấy thị trường du lịch nước ngoài của Trung Quốc không chỉ phục hồi về quy mô, mà còn cho thấy sự thay đổi theo hướng cơ cấu lại thị trường du lịch và sự dịch chuyển theo hướng bền vững. Theo HCG International Travel Group - nhà cung cấp dịch vụ triển lãm và du lịch nước ngoài - có trụ sở tại Bắc Kinh (Trung Quốc), thế hệ "Gen Z" thường tìm cảm hứng du lịch từ các nền tảng để xem, tạo và chia sẻ video như Bilibili hay ứng dụng mạng xã hội phong cách sống của Trung Quốc mang tên "rednote", đồng thời rất coi trọng yếu tố chia sẻ trải nghiệm. Theo HCG International Travel Group, với "Gen Z", một chuyến đi trọn vẹn không chỉ là đi đâu, mà còn là được nhìn nhận như thế nào.

Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã phát triển sản phẩm du lịch theo chủ đề như tour trải nghiệm, du lịch kết hợp nhiếp ảnh hay học tập để đáp ứng nhu cầu "chia sẻ trải nghiệm" của thế hệ này.

Nhu cầu tìm kiếm giá trị cảm xúc cao hơn của thế hệ "Gen Z" cũng thúc đẩy họ chủ động tìm kiếm người đồng hành phù hợp trong các chuyến đi, để hỗ trợ du lịch, chụp ảnh và tạo kết nối cảm xúc. Xu hướng "du lịch đồng hành" như vậy đã trở nên dễ dàng nhờ sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội hiện nay. Trên "rednote" – một trong những nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất đối với "Gen Z" của Trung Quốc – những nội dung có gắn thẻ "người đồng hành bản địa" đã thu hút hơn 63,43 triệu lượt xem và 1,05 triệu bình luận tính đến ngày 4/5.

Tin cùng chuyên mục

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Ngày 12/7, trong tiếng kèn vỏ ốc xà cừ, Penico - một thành cổ 3.800 năm tuổi của nền văn minh Caral, một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới tại Peru - đã chính thức mở cửa đón khách tham quan sau 8 năm nghiên cứu và trùng tu.

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới, vì những hình ảnh mô tả sống động về sinh vật biển và được cho là bức tranh miêu tả hoạt động săn cá voi lâu đời nhất thế giới.

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Đây là Di sản thế giới thứ 9 ở Việt Nam được UNESCO công nhận và là Di sản thế giới liên tỉnh thứ 2 ở Việt Nam, cùng với Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà.

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Ngành du lịch Hàn Quốc đang bước vào một kỷ nguyên mới với việc bổ nhiệm ông Choi Hwi Young - chuyên gia du lịch tư nhân đầu tiên - vào vị trí Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Thủ đô ngàn năm văn hiến không chỉ quyến rũ du khách bởi vẻ đẹp cổ kính vào ban ngày, mà còn đang bừng sáng một sức sống mới khi màn đêm buông xuống.

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Song song với phát huy những giá trị hiện có, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang thúc đẩy đa dạng chương trình, làm mới sản phẩm truyền thống bằng cách gắn với nguồn tài nguyên mới sau hợp nhất các địa phương và cơ chế vận hành chính quyền 2 cấp.

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Hải Phòng là địa phương có nhiều di tích lịch sử đặc biệt. Để giới thiệu giá trị đặc sắc của những di tích này đến với du khách, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố đã có thêm những hình thức quảng bá mới, trong đó có ứng dụng công nghệ số.

Tin mới nhất

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Ngày 12/7, trong tiếng kèn vỏ ốc xà cừ, Penico - một thành cổ 3.800 năm tuổi của nền văn minh Caral, một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới tại Peru - đã chính thức mở cửa đón khách tham quan sau 8 năm nghiên cứu và trùng tu.

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới, vì những hình ảnh mô tả sống động về sinh vật biển và được cho là bức tranh miêu tả hoạt động săn cá voi lâu đời nhất thế giới.

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Đây là Di sản thế giới thứ 9 ở Việt Nam được UNESCO công nhận và là Di sản thế giới liên tỉnh thứ 2 ở Việt Nam, cùng với Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà.

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Ngành du lịch Hàn Quốc đang bước vào một kỷ nguyên mới với việc bổ nhiệm ông Choi Hwi Young - chuyên gia du lịch tư nhân đầu tiên - vào vị trí Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Thủ đô ngàn năm văn hiến không chỉ quyến rũ du khách bởi vẻ đẹp cổ kính vào ban ngày, mà còn đang bừng sáng một sức sống mới khi màn đêm buông xuống.

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Song song với phát huy những giá trị hiện có, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang thúc đẩy đa dạng chương trình, làm mới sản phẩm truyền thống bằng cách gắn với nguồn tài nguyên mới sau hợp nhất các địa phương và cơ chế vận hành chính quyền 2 cấp.

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Hải Phòng là địa phương có nhiều di tích lịch sử đặc biệt. Để giới thiệu giá trị đặc sắc của những di tích này đến với du khách, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố đã có thêm những hình thức quảng bá mới, trong đó có ứng dụng công nghệ số.

Khám phá thành phố Taxco - "thủ đô bạc" của Mexico

Khám phá thành phố Taxco - "thủ đô bạc" của Mexico

Giữa những dãy núi trùng điệp của bang Guerrero (Mexico), có một thành phố nhỏ nhưng đầy mê hoặc là Taxco. Với lối kiến trúc thuộc địa Tây Ban Nha, nghề thủ công bạc truyền thống và không khí yên bình, Taxco được ví như "thủ đô bạc" của Mexico.

Hồi sinh ngành dệt lụa, tơ tằm B’Lao

Hồi sinh ngành dệt lụa, tơ tằm B’Lao

Giữa những guồng quay công nghiệp hiện đại, người thợ dệt tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) vẫn kiên trì bên khung cửi, se từng sợi tơ, giữ lại nét tinh hoa của nghề truyền thống.