22/04/2023 11:14 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Đây là những loại ung thư có thể di truyền, một người mắc, các thành viên còn lại nên đi kiểm tra.
Cô Qian, 36 tuổi (Trung Quốc) tình cờ phát hiện một số nốt tăng kích thước ở vùng tuyến giáp. Ngay lập tức, cô đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Kết quả không khả quan, bác sĩ kết luận cô bị ung thư tuyến giáp, thời gian sống chỉ từ 3 - 8 tháng.
Sau khi biết kết quả, cô Qian cảm thấy trời đất như sụp đổ. Cô nhớ về gia đình mình và thấy căn bệnh quái ác này như một lời nguyền đeo bám các thành viên.
Bà nội của cô Qian từng qua đời vì ung thư. Còn bố cô cũng bị ung thư dạ dày, mẹ cô bị ung thư phổi, người chú ung thư gan. Còn 2 người dì bị ung thư vú. Ở thế hệ sau, anh trai cô Quian bị ung thư hạch, 2 người em họ bị ung thư phổi. Bản thân cô bị ung thư tuyến giáp với tiên lượng xấu.
Rõ ràng là không bình thường khi có đến 9 thành viên trong một gia đình mắc bệnh ung thư. Cô Qian luôn đi tìm hiểu nguyên nhân khiến những người thân yêu của mình mắc căn bệnh quái ác này.
Thông qua các xét nghiệm di truyền, các bác sĩ phát hiện ra các nhiệm sắc thể của cô Qian bất thường. Cô mắc một căn bệnh di truyền hiếm gặp, có tên gọi là hội chứng Li-Fraumeni. Điều này khiến không ít gia đình hoang mang, lo lắng.
Một nghiên cứu được công bố trên JAMA Oncology thực hiện bởi Mayo Clinic. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm di truyền trên 2984 bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú và phát hiện ra 397 bệnh nhân ung thư có đột biến gen di truyền.
Nhiều người thắc mắc: Nếu người lớn bị ung thì thì con cái họ liệu có bị căn bệnh này không? Câu trả lời là không. Sự xuất hiện của tế bào ung thư còn liên quan đến nhiều yếu tố khác như: Môi trường, thực phẩm,… Và chỉ có sự kết hợp giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài mới có thể gây ra ung thư.
Di truyền chắc chắn là một trong những nguyên nhân gây ung thư nhưng không phải là tuyệt đối. Trong gia đình có người lớn tuổi mắc ung thư, điều đó cho thấy thế hệ sau có xu hướng mắc ung thư chứ không phải 100% sẽ mắc bệnh.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Y Nam Kinh đã công bố một nghiên cứu như sau. Nghiên cứu đã theo dõi hơn 440.000 đối tượng trong thời gian trung bình là 7,07 năm. Trong thời gian theo dõi, có tổng cộng 26.320 đối tượng bị chẩn đoán mắc ung thư.
Phân tích cho thấy ngay cả khi có nguy cơ di truyền cao, nếu bạn duy trì lối sống lành mạnh: Không hút thuốc, không uống rượu, kiểm soát cân nặng, duy trì tập thể dục và ăn uống lành mạnh,… bạn sẽ có thể giảm nguy cơ mắc ung thư.
Mặc dù di truyền không phải là nguyên nhân duy nhất gây ung thư. Nhưng khi người lớn tuổi trong gia đình mắc các bệnh, thế hệ sau nên cẩn thận.
1. Ung thư đại tràng
20 - 30% bệnh nhân ung thư ruột có tiền sử gia đình, và 90% bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ruột là polyp. Trong đó điển hình nhất là polyp tuyến có tính chất gia đình, thuộc di truyền trội nhiễm sắc thể thường.
2. Ung thư dạ dày
Trên lâm sàng, khoảng 5-10% bệnh nhân ung thư dạ dày có tính chất gia đình, và 1-3% có khuynh hướng di truyền. Một số người mang gen CDH1 có nguy cơ phát triển ung thư dạ dày lan tỏa cao tới 80%.
Đây là bệnh di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường.
3. Ung thư vú
Một số bệnh nhân ung thư vú có thể mang gen BRCA1/2. Đây là gen nhạy cảm với ung thư vú đã được công nhận. So với người không mang gen, nguy cơ ung thư vú ở người mang gen có thể tăng lên tới 11 lần.
Ung thư vú cũng có khuynh hướng di truyền, chỉ cần trong gia đình có một người thân mắc bệnh ung thư, nguy cơ mắc ung thư vú của những thành viên khác sẽ tăng gấp 3 lần . Khi hai người thân mắc ung thư, nguy cơ mắc ung thư ở những thành viên khác tăng gấp 7 lần.
4. Ung thư gan
Bản thân ung thư gan không di truyền nhưng trên lâm sàng có khoảng 90% bệnh nhân dương tính với kháng nguyên viêm gan B.
Viêm gan B có đặc điểm lây truyền dọc, người mẹ trước và sau khi sinh có thể truyền virus cho trẻ sơ sinh. Một khi lây nhiễm xảy ra mà không kịp thời thanh thải virus sẽ liên tục kích thích gan, cuối cùng gây ra viêm gan mãn tính, xơ gan, xơ gan, thậm chí ung thư gan.
5. Ung thư phổi
Các yếu tố thuận lợi cho sự phát triển các khối u phổi có xu hướng hiện diện trong toàn bộ bộ gen của bệnh nhân ung thư phổi và được truyền lại cho thế hệ tiếp theo.
Ngoài yếu tố di truyền, sự xuất hiện của ung thư phổi cũng có liên quan mật thiết đến việc hút thuốc. Một số người không hút thuốc nhưng việc sống chung phòng với người hút thuốc trong thời gian dài nên vô tình "hút thuốc thụ động". Điều này cũng làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư phổi.
Ngay cả khi gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư thì cũng không thể chắc chắn 100% rằng con cái chắc chắn mắc bệnh. Sự xuất hiện của các khối u ác tính là kết quả của sự tác động phối hợp giữa yếu tố di truyền và yếu tố môi trường. Việc cải thiện các yếu tố mắc phải có thể làm giảm nguy cơ ung thư.
1. Tuân thủ lối sống lành mạnh, tránh xa các yếu tố gây ung thư
Bạn nên trì lối sống và thói quen ăn uống lành mạnh trong cuộc sống. Đồng thời duy trì tập thể dục để có cân nặng hợp lý. Những thói quen tốt này giúp nâng cao sức đề kháng và ngăn ngừa ung thư.
Ngoài ra, chúng ta nên chú ý tránh xa một số yếu tố gây ung thư trong cuộc sống như aflatoxin có thể chứa trong thực phẩm bị mốc, hydrocarbon thơm đa vòng chứa trong thực phẩm hun khói và nướng, nitrit chứa trong thực phẩm muối.
2. Khám sức khỏe định kỳ, chú ý đến những thay đổi của cơ thể
Sự xuất hiện của ung thư không phải một sớm một chiều mà phải mất từ 5 - 20 năm để phát triển. Việc phát hiện và can thiệp kịp thời các tổn thương tiền ung thư có thể ngăn chặn nó tiến triển thành ung thư.
Một khi có thành viên trong gia đình phát hiện mắc ung thư, các thành viên còn lại cần hết sức chú ý. Bên cạnh việc thay đổi thói quen sống, cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc làm một số xét nghiệm cụ thể, đánh giá nguy cơ ung thư. Hàng năm, bạn nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên, việc tầm soát ung thư cũng nên làm sớm hơn những người bình thường.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất