Giá vàng thế giới hạ nhiệt

15/07/2025 07:42 GMT+7 | Bạn cần biết

Tiếp tục cập nhật...

Giá vàng chiều 15/7 giảm 400 nghìn đồng/lượng

Giá vàng thế giới hạ nhiệt, giá vàng trong nước chiều 15/7 cũng giảm 400 nghìn đồng/lượng.

Cụ thể lúc 15 giờ 35 phút, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng miếng ở mức 119,1 - 121,1 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra); giảm 400 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên hôm qua.

Tương tự, Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng miếng và vàng nhẫn ở mức 115,8- 118,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra); giảm 400 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên hôm qua.

Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC niêm yết giá vàng nhẫn ở mức 114,6 - 117,1 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra); giảm 400 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên hôm qua.

Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng nhẫn ở mức 115,5- 118,6 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra); giảm 400 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên hôm qua.

Trên thị trường thế giới, trong phiên 14/7, giá vàng hạ nhiệt sau khi đạt mức cao nhất trong ba tuần, khi sự chú ý tập trung vào các cuộc đàm phán thương mại và số liệu kinh tế của Mỹ.

Trong phiên này, giá vàng giao ngay giảm 0,1% xuống 3.350,97 USD/ounce, sau khi đạt mức cao nhất kể từ ngày 23/6 vào trước đó.

Đồng USD đạt mức đỉnh gần ba tuần, khiến vàng được giá bằng đồng tiền này trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các đồng tiền khác.

Liên minh châu Âu (EU) và Hàn Quốc cho biết đang đàm phán các thỏa thuận thương mại với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Trump đã đẩy mạnh cuộc chiến thương mại khi tuyên bố sẽ áp thuế 30% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ EU và Mexico từ tháng tới, sau khi đã đưa ra những cảnh báo tương tự đối với các quốc gia khác như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Các nhà đầu tư hiện đang chờ đợi số liệu về chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ sẽ được công bố ngày 15/7 và chỉ số giá của nhà sản xuất vào ngày 16/7 để tìm hiểu về lộ trình chính sách mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể thực hiện.

Ông Melek cho rằng việc Tổng thống Mỹ liên tục có những phát biểu rằng ông muốn thấy lãi suất thấp hơn là điều khá có lợi cho vàng.

Nhà đầu tư Ấn Độ đổ xô mua bạc khi lợi nhuận cao hơn vàng

Các nhà đầu tư Ấn Độ vốn có truyền thống tích trữ vàng, nhưng họ đang ngày càng chuyển sang bạc - kim loại quý đang giao dịch gần mức cao nhất 14 năm tính tới ngày 14/7 - do lợi nhuận của nó trong năm nay đã vượt qua vàng.

Cụ thể, giá bạc tại Ấn Độ đã chạm mức cao kỷ lục 114.875 rupee (1.336 USD) một kg, do sự thiếu hụt sản xuất đã thúc đẩy hy vọng của các nhà đầu tư về một đợt tăng giá tiếp theo.

Một số người thường xuyên mua xu bằng vàng gần đây đã lần đầu tiên mua thỏi bạc nặng tới 1 kg. Họ bày tỏ hy vọng bạc sẽ đi theo con đường tương tự như vàng và mang lại lợi nhuận tương xứng.

Giá bạc tại Ấn Độ đã tăng 21% trong ba tháng qua, vượt xa mức tăng 5% của vàng. Điều này trái ngược với kịch bản của năm ngoái, khi giá vàng tăng vọt 34% so với mức tăng 23% của bạc.

Số liệu của Bộ Thương mại Ấn Độ cũng cho thấy xu hướng tương tự: Nhập khẩu bạc vào nước này trong tháng 5/2025 đã tăng vọt 431% so với cùng kỳ năm ngoái lên 544,1 tấn. Ngược lại, nhập khẩu vàng trong cùng kỳ báo cáo giảm 25% xuống còn 30,5 tấn.

Ông Chirag Thakkar, Giám đốc điều hành (CEO) của công ty nhập khẩu bạc hàng đầu Ấn Độ Amrapali Group Gujarat, cho biết sức hút của bạc nhận được hỗ trợ từ cả nhu cầu đầu tư và nhu cầu công nghiệp trong các lĩnh vực như năng lượng Mặt Trời và xe điện.

Cũng theo chia sẻ của ông, thông thường các nhà đầu tư sẽ chốt lời khi giá đạt mức cao kỷ lục, bán ra các đồng xu và thỏi bạc hoặc rút tiền khỏi các quỹ ETF. Tuy nhiên, hiện tại ngay cả ở mức giá kỷ lục, mọi người vẫn đang đầu tư thay vì bán ra.

Số liệu từ Hiệp hội các Quỹ tương hỗ Ấn Độ cho thấy các quỹ ETF bạc đã thu hút dòng vốn vào kỷ lục 20,04 tỷ rupee trong tháng 6/2025, tăng từ 8,53 tỷ rupee trong tháng trước đó. Trong quý kết thúc vào tháng Sáu, các quỹ ETF bạc đã thu hút dòng vốn vào 39,25 tỷ rupee, vượt xa con số 23,67 tỷ rupee chảy vào các quỹ ETF vàng.

Một nhà kinh doanh vàng thỏi tại Mumbai cho biết, sự biến động trên thị trường chứng khoán sau các chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã thúc đẩy các nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục. Bạc, vốn thường là lựa chọn của người tiêu dùng nông thôn có ngân sách hạn chế, đang ngày càng thu hút người mua ở thành thị như một kênh đầu tư trong bối cảnh nhiều biến động.

Giá vàng thế giới hạ nhiệt

Trong phiên 14/7, giá vàng thế giới hạ nhiệt sau khi đạt mức cao nhất trong ba tuần, khi sự chú ý tập trung vào các cuộc đàm phán thương mại và số liệu kinh tế của Mỹ.

Trong phiên này, giá vàng giao ngay giảm 0,1% xuống 3.350,97 USD/ounce, sau khi đạt mức cao nhất kể từ ngày 23/6 vào trước đó.

Đồng USD đạt mức đỉnh gần ba tuần, khiến vàng được giá bằng đồng tiền này trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các đồng tiền khác.

Theo Giám đốc chiến lược hàng hóa tại TD Securities, Bart Melek, thị trường diễn ra hoạt động chốt lời sau khi giá tăng đáng kể, nhưng nhìn chung vẫn hấp dẫn nhà đầu tư.

Giá vàng thế giới phiên 14/7 hạ nhiệt - Ảnh 1.

Trang sức vàng. Ảnh: THX/TTXVN

Liên minh châu Âu (EU) và Hàn Quốc cho biết đang đàm phán các thỏa thuận thương mại với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Trump đã đẩy mạnh cuộc chiến thương mại khi tuyên bố sẽ áp thuế 30% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ EU và Mexico từ tháng tới, sau khi đã đưa ra những cảnh báo tương tự đối với các quốc gia khác như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Các nhà đầu tư hiện đang chờ đợi số liệu về chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ sẽ được công bố ngày 15/7 và chỉ số giá của nhà sản xuất vào ngày 16/7 để tìm hiểu về lộ trình chính sách mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể thực hiện.

Ông Melek cho rằng việc Tổng thống Mỹ liên tục có những phát biểu rằng ông muốn thấy lãi suất thấp hơn là điều khá có lợi cho vàng.

Tại Việt Nam, sáng 15/7, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 119,50 - 121,50 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Thảo Vy

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm