GÓC KHUẤT: Người mẫu Saleem Hammad và những chia sẻ khách quan về Tết Việt

17/02/2018 13:43 GMT+7 | Giải trí

(giaidauscholar.com) - Đầu xuân năm mới, chuyên mục Góc khuất có cuộc trò chuyện với diễn viên - người mẫu Saleem Hammad, để nghe anh chia sẻ khách quan về Tết Việt, về văn hoá và con người Việt Nam, cũng như những "góc khuất" trong cuộc sống của một người xa xứ.

7 năm trước, Saleem Hammad là một trong những sinh viên đầu tiên đến Việt Nam học tập theo diện học bổng của chương trình hợp tác giữa Bộ GD&ĐT Palestine và Bộ GD&ĐT Việt Nam. 

Chú thích ảnh
Saleem Hammad

Sau khi tốt nghiệp xuất sắc khoa Việt Nam học tại trường ĐH Hà Nội, anh trở về nước đảm nhận vị trí đáng mơ ước trong nhà nước Palestine. Nhưng rồi nỗi nhớ Việt Nam cồn cào đã thôi thúc Saleem Hammad trở lại sau 9 tháng. 

"Đến thời điểm này bố tôi vẫn còn giận tôi. Nhưng đó là sự quyết định của mình. Trở về nước, tôi nhớ Việt Nam chỉ sau một tuần. Không có nghĩa tôi đặt vé quay trở lại ngay lập tức. Tôi để đến tận 9 tháng sau, khoảng thời gian đủ để suy nghĩ thấu đáo", Saleem kể, "Tôi đã nghĩ rất kĩ về lý do tôi bỏ công việc đó. Công việc nhiều người mơ ước, mang đến cho tôi thu nhập cao, gia đình tự hào. Nhưng lúc đó tôi không hạnh phúc một chút nào". 

Với Saleem, tình yêu Việt Nam xuất phát từ chính tình yêu của anh đối với quê hương Palestine. Anh muốn mình sẽ trở thành "cầu nối" văn hoá giữa 2 nước, giúp quan hệ giữa Việt Nam và Palestine tốt đẹp hơn.

Chú thích ảnh
Saleem Hammad mong muốn trở thành "cầu nối" văn hoá giữa Việt Nam và Palestine

Trong gần 7 năm gắn bó với Việt Nam, Saleem Hammad đã tham gia rất nhiều hoạt động văn hoá, thực hiện nhiều chương trình, phim tài liệu tìm hiểu về đất nước và con người Việt Nam. Song song với đó, anh "bén duyên" với nghệ thuật và hoạt động như một người mẫu kiêm diễn viên tự do. Theo Saleem, hoạt động nghệ thuật là một cách để anh thực hiện mục tiêu quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với thế giới Ả rập nói chung, Palestine nói riêng và ngược lại. 

Chú thích ảnh
Saleem Hammad trong một chương trình về văn hoá Việt
Chú thích ảnh
Mới nhất là chuyến đi tìm hiểu khu di tích lịch sử Lam Kinh dịp cận Tết Mậu Tuất

Đã 6 lần trải nghiệm Tết Việt, theo Saleem Hammad điều làm cho Tết Việt khác với Tết Dương lịch là ở tính cộng đồng, tính gia đình. Anh cũng không đồng tình với nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ Tết Nguyên đán, hoặc gộp Tết Nguyên đán với Tết Dương lịch. "Nếu người Việt muốn bỏ Tết ta và đi theo Tết Dương lịch thì tính cộng đồng, tính gia đình sẽ bị chia dần", Saleem khẳng định. 

Giống như ở Việt Nam, người Palestine cũng có ngày Tết truyền thống, thậm chí có đến 2 cái Tết là Tháng Ramandan và Tết Giết Cừu. Saleem Hammad cho biết, Tết của người Palestine cũng có nhiều điểm chung với Tết Việt, đặc biệt là sự sum họp gia đình. Vào ngày Tết, người dân Palestine xa gia đình đều cố gắng để trở về quây quần bên người thân.

Chú thích ảnh

Anh cũng nhấn mạnh về ý nghĩa của ngày Tết Giết Cừu. Thông thường, những nghi thức cộng đồng liên quan đến giết thịt động vật có phần "nhạy cảm". Điển hình là lễ hội Chém lợn ở làng Ném Thượng đến giờ vẫn đang nhận được những ý kiến tiêu cực và bị cho là đi ngược với tính nhân văn. 

Saleem khẳng định, tục lệ của ngày Tết Giết Cừu mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. Người đạo Hồi giết cừu không phải để "trình diễn", mà với họ thịt là nhu cầu không thể thiếu của con người. Thịt cừu sẽ được chia làm 3 phần, cho gia đình, cho họ hàng và một phần dành để phân phát cho người nghèo. 

Chú thích ảnh

Với Saleem, người Việt Nam có rất nhiều phẩm chất đáng để tự hào. Anh không đồng tình với cách nhiều phụ huynh Việt Nam hào hứng "khoe" con mình giống người Tây, người Hàn Quốc. Hay nhiều du học sinh xấu hổ không dám nhận mình là người Việt. "Người Việt có gì không đẹp? Tại sao không tự tin về vẻ đẹp, khả năng của mình? Tôi cho rằng chúng ta phải thay đổi, phải tự hào về mình hơn", Saleem nói.

Song song với đó, anh cũng thẳng thắn kể ra một vài thói quen xấu của người Việt.

Cụ thể ra sao, hãy cùng theo dõi cuộc trò chuyện của Góc khuất với người mẫu - diễn viên Saleem Hammad:

 

GÓC KHUẤT: Nghệ nhân Ánh Tuyết 'ăn Tết thật vui, nhưng đừng quá đà!'

GÓC KHUẤT: Nghệ nhân Ánh Tuyết 'ăn Tết thật vui, nhưng đừng quá đà!'

“Tết thì bao giờ cũng vui, vậy chúng ta ăn làm sao cho đủ dinh dưỡng, không ăn quá đà. Rồi chúng ta chúc tụng nhau, nhưng phải là một người thông minh, biết đâu là điểm dừng để những ngày Tết trọn vẹn” – Nghệ nhân ẩm thực dân gian Ánh Tuyết đã có những lời khuyên độc giả như vậy.

Thực hiện: Hà My - Hoà Nguyễn - Khánh Hùng

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm