04/04/2023 11:52 GMT+7 | Tin tức 24h
Động thái cấm tạm thời ChatGPT của Italy đã khiến các quốc gia châu Âu khác nghiên cứu xem có cần áp dụng những biện pháp khắc nghiệt hơn để kiềm chế các chatbot đang ngày càng phổ biến hay không, cũng như liệu có nên phối hợp các hành động như vậy.
Cơ quan quản lý của Italy - Garante đã cáo buộc OpenAI do Microsoft Corp hậu thuẫn đã không kiểm tra tuổi của người dùng ChatGPT, cũng như công ty không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào biện minh cho việc thu thập và lưu trữ lượng dữ liệu cá nhân khổng lồ để đào tạo chatbot.
Sau động thái trên, các cơ quan quản lý quyền riêng tư ở Pháp và Ireland (Ai-len) đã liên hệ với các đối tác ở Italy để tìm hiểu thêm về cơ sở của lệnh cấm. Ủy viên phụ trách bảo vệ dữ liệu người dùng của Đức nói với tờ báo Handelsblatt rằng, nước này có thể theo bước Italy bằng cách chặn ChatGPT vì những lo ngại về bảo mật dữ liệu.
Ngược lại, cơ quan quản lý quyền riêng tư ở Thụy Điển cho biết họ không có kế hoạch cấm ChatGPT cũng như không liên hệ với cơ quan giám sát của Italy. Cơ quan quản lý của Tây Ban Nha cho biết họ chưa nhận được bất kỳ khiếu nại nào về ChatGPT, nhưng không loại trừ một đợt điều tra trong tương lai.
Giới hữu trách Italy đưa OpenAI vào tầm ngắm sau vụ tấn công xâm nhập mạng kéo dài 9 giờ vào tháng trước khiến mọi người xem được các đoạn trích phần đối thoại của người dùng khác với ChatGPT, thậm chí cả thông tin tài chính của họ.
Italy là quốc gia phương Tây đầu tiên có hành động chống lại một chatbot tích hợp AI. Một số chuyên gia cho biết dù cơ quan quản lý của Italy mới chỉ nhắm tới ChatGPT vì mức độ phổ biến của dịch vụ này, các nền tảng AI khác như Bard của Google Inc cũng có thể bị điều tra vì những lí do tương tự.
OpenAI đã không phản hồi các cơ quan quản lý vào cuối tuần qua, trong khi tạm ngừng cung cấp dịch vụ ChatGPT tại Italy vào thứ Sáu (31/3). Công ty cũng không trả lời các câu hỏi về việc các cơ quan quản lý châu Âu khác đang điều tra khả năng hoạt động của ChatGPT vi phạm quy định ở quốc gia của họ. Hiện OpenAI chưa có văn phòng tại EU.
Trong khi các quan chức ủng hộ siết chặt quy định giám sát hơn, các chính phủ lại tỏ ra khoan dung hơn với chatbot. Phó Thủ tướng Italy đã chỉ trích quyết định của Garante, gọi đó là "hành động thái quá". Một phát ngôn viên của Chính phủ Đức cho biết lệnh cấm ChatGPT là không cần thiết.
Giữa lúc các nghị sĩ châu Âu chưa đồng thuận về nội dung và phạm vi của Đạo luật Trí tuệ nhân tạo (AI) của Liên minh châu Âu (EU), một số cơ quan quản lý nhận thấy các công cụ hiện có, chẳng hạn như Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) cho phép người dùng kiểm soát thông tin cá nhân của họ, có thể áp dụng cho các công ty chuyên về AI tổng hợp sáng tạo nội dung.
AI tổng hợp sáng tạo nội dung (Generative AI) - như ChatGPT của OpenAI - dựa vào các thuật toán để tạo ra phản hồi đặc biệt giống con người đối với các truy vấn văn bản dựa trên việc phân tích khối lượng dữ liệu lớn. Tuy nhiên, một số dữ liệu trong đó có thể thuộc sở hữu của người dùng Internet.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất