Giữ nghề truyền thống giữa nhịp sống hiện đại

06/07/2025 09:14 | Du lịch
Hoàng Nhị/ TTXVN

Trong bối cảnh hiện đại hóa nông thôn, việc gìn giữ và phát triển các nghề truyền thống không chỉ là nhiệm vụ bảo tồn văn hóa mà còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương. 

Tại xã Long Điền (TP. Hồ Chí Minh), nghề bánh tráng An Ngãi và bánh hỏi An Nhứt – những nghề truyền thống lâu đời đang được người dân tiếp tục "giữ lửa", gắn bó và nâng tầm nhờ sự hỗ trợ thiết thực từ chính quyền địa phương và ngành chức năng.

Cuối tháng 6/2025, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (cũ) nay thuộc một phần của TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ công bố Quyết định đưa nghề thủ công truyền thống nghề bánh tráng An Ngãi và nghề làm bánh hỏi An Nhứt vào danh mục Di sản văn hóa Phi vật thể quốc gia để bảo tồn và giữ gìn.

Giữ nghề truyền thống giữa nhịp sống hiện đại - Ảnh 1.

Bà Dương Thị Ốm, ngụ xã Long Điền, Thành phố Hồ Chí Minh đã gắn bó 50 năm với nghề làm bánh tráng truyền thống An Ngãi. Ảnh: Hoàng Nhị - TTXVN

Gắn bó với nghề làm bánh tráng hơn 40 năm nay, mỗi ngày vợ chồng ông Phan Văn Hên và bà Phan Thị Nhung đã hơn 70 tuổi, ở ấp An Lộc, xã Tam An, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (cũ) nay là xã Long Điền, TP. Hồ Chí Minh vẫn đều đặn tráng hơn 2.000 chiếc bánh, bán cho thương lái ở các chợ trong và ngoài tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (cũ). Nghề bánh tráng đã theo và nuôi sống gia đình ông gần như cả cuộc đời.

Ông Nguyễn Văn Hên chia sẻ: "Bánh tráng An Ngãi được công nhận làng nghề, bây giờ lại được đưa vào danh mục Di sản văn hóa Phi vật thể quốc gia đó là niềm vinh dự, tự hào của người dân gắn bó cả cuộc đời mình với nghề như tôi. Tôi mong muốn, ngày càng nhận được sự hỗ trợ của nhà nước, cơ quan chức năng tổ chức tập huấn để làng nghề bánh tráng An Ngãi phát triển hơn, vận động người làm nghề vào hợp tác xã để sản xuất ổn định tạo nên thương hiệu hàng hóa, sản xuất có chứng nhận OCOP để sản phẩm có thương hiệu thị trường, từ đó đời sống người dân sẽ khá hơn".

Còn bà Dương Thị Ốm, ngụ cùng xã Long Điền, TP. Hồ Chí Minh, ngày nào 4 giờ sáng bếp của bà đã đỏ lửa để bắt đầu công việc tráng bánh quen thuộc. Với hơn 50 năm gắn bó với nghề, bà Ốm là minh chứng sống động cho sự bền bỉ và tình yêu với nghề truyền thống. Nhờ sự hỗ trợ từ nhà nước, gia đình bà đã được trang bị lò tráng bánh điện, hệ thống mái che, sân phơi, giúp tăng năng suất, giảm sức lao động và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

"Từ ngày có lò điện, việc tráng bánh thuận tiện, nhanh hơn và sạch sẽ hơn. Sản phẩm làm ra cũng đều, đẹp, đáp ứng yêu cầu của thị trường", bà Ốm chia sẻ.

Giữ nghề truyền thống giữa nhịp sống hiện đại - Ảnh 2.

Vợ chồng ông Phan Văn Hên, ngụ ấp An Lộc, xã Long Điền, Thành phố Hồ Chí Minh, đã gắn bó hơn 40 năm với nghề tráng bánh. Ảnh: Hoàng Nhị - TTXVN

Nghề làm bánh tráng An Ngãi là nghề thủ công truyền thống gần 100 năm nay theo hình thức cha truyền con nối. Năm 2013, nghề làm bánh tráng xã An Ngãi đã được UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũ công nhận là nghề truyền thống. Việc công nhận tạo điều kiện để người dân tiếp cận công nghệ, máy móc, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường. Hiện nay, làng nghề bánh tráng An Ngãi có hơn 130 hộ gia đình tham gia, với nhiều loại bánh tráng đa dạng như bánh tráng nem (lớn, nhỏ), bánh tráng ớt, bánh đa nướng, bánh tráng chuối... Để phát triển hơn nữa, làng nghề đang hướng tới việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa sản xuất, xây dựng các khu du lịch cộng đồng và đăng ký sản phẩm OCOP….

Nghề làm Bánh hỏi An Nhứt xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ thứ XVII - đầu thế kỷ XVIII, sản xuất theo hình thức cha truyền con nối, từ đó hình thành làng nghề truyền thống. Bánh hỏi An Nhứt có những bí quyết ẩm thực riêng, tạo nên thương hiệu hơn 60 năm qua. Hiện nay, trên địa bàn xã Long Điền có 4 hộ làm bánh hỏi truyền thống. Trong số này, hộ gia đình bà Trần Thị Anh Đào là hộ đã gắn bó 30 năm với nghề. Gia đình bà vừa sản xuất bánh hỏi vừa có quán "Bánh hỏi An Nhứt" tại số 151, ấp An Lạc, xã Long Điền nổi tiếng nhất tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũ. Được biết đây là nghề được truyền qua các thế hệ của gia đình và bà là thế hệ thứ 3.

"Ban đầu má tôi làm bánh hỏi tươi rồi mang ra chợ Đất Đỏ bán. Sau này, má tôi mở quán bán tại nhà ăn kèm thịt nướng, chả giò. Do vị trí thuận lợi, nằm ngay mặt tiền Quốc lộ 55, nên khách du lịch đến quán khá đông. Ngày thường, quán phục vụ khoảng 200 khách du lịch. Cuối tuần, lượng khách tăng gấp đôi. Nhiều du khách còn xuống tận bếp xem cách làm bánh. Sau khi ăn, khách mua bánh về làm quà. Ngày thường gia đình tôi sản xuất 200kg bánh hỏi, những ngày thứ 7 và chủ nhật thì tăng lên 300kg", bà Đào cho hay.

Giữ nghề truyền thống giữa nhịp sống hiện đại - Ảnh 3.

Bánh hỏi An Nhứt được ăn kèm với thịt nướng và chả giò. Đây là món ăn được nhiều thực khách ưa chuộng. Ảnh: Hoàng Nhị - TTXVN

Bánh tráng An Ngãi và bánh hỏi An Nhứt là hai trong sáu làng nghề, nghề truyền thống đã được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (cũ) công nhận. Nhằm bảo tồn và phát triển những giá trị này, tỉnh đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị cho các hộ sản xuất.

Việc ứng dụng công nghệ vào nghề truyền thống là hướng đi đúng đắn. Việc trang bị máy móc hiện đại giúp giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, tăng hiệu quả sản xuất, đồng thời vẫn giữ được nét đặc trưng của nghề truyền thống.

Tính đến nay, 30 xã, phường, đặc khu tại khu vực thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũ có hơn 3.400 hộ, cơ sở tham gia hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn, tạo việc làm cho hơn 11.000 lao động với mức thu nhập trung bình từ 6 – 10 triệu đồng/người/tháng.

Giữ nghề truyền thống giữa nhịp sống hiện đại - Ảnh 4.

Sản xuất bánh hỏi tại xã Long Điền, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Hoàng Nhị - TTXVN

Đặc biệt, thời gian qua đã có 6 nghề truyền thống tại khu vực này đã được công nhận, bao gồm: nghề bún Long Kiên, rượu Hòa Long, bánh tráng An Ngãi, bánh hỏi An Nhứt, sản xuất muối Chợ Bến, sản phẩm sò ốc mỹ nghệ. Ngoài ra, cũng đã có 1 làng nghề được công nhận, đó là làng nghề truyền thống bánh tráng An Ngãi, với 130 hộ sản xuất, đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn giá trị văn hóa và tạo sinh kế cho người dân địa phương.

Việc kết hợp hài hòa giữa gìn giữ giá trị truyền thống và ứng dụng công nghệ hiện đại đang mở ra hướng đi bền vững cho các làng nghề bánh tráng, bánh hỏi tại khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu (cũ) nay thuộc TP. Hồ Chí Minh mới. Đây không chỉ là bài toán kinh tế, mà còn là hành trình gìn giữ linh hồn văn hóa của vùng đất giàu truyền thống này.

Tin cùng chuyên mục

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Ngành du lịch Hàn Quốc đang bước vào một kỷ nguyên mới với việc bổ nhiệm ông Choi Hwi Young - chuyên gia du lịch tư nhân đầu tiên - vào vị trí Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Thủ đô ngàn năm văn hiến không chỉ quyến rũ du khách bởi vẻ đẹp cổ kính vào ban ngày, mà còn đang bừng sáng một sức sống mới khi màn đêm buông xuống.

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Song song với phát huy những giá trị hiện có, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang thúc đẩy đa dạng chương trình, làm mới sản phẩm truyền thống bằng cách gắn với nguồn tài nguyên mới sau hợp nhất các địa phương và cơ chế vận hành chính quyền 2 cấp.

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Hải Phòng là địa phương có nhiều di tích lịch sử đặc biệt. Để giới thiệu giá trị đặc sắc của những di tích này đến với du khách, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố đã có thêm những hình thức quảng bá mới, trong đó có ứng dụng công nghệ số.

Khám phá thành phố Taxco - "thủ đô bạc" của Mexico

Khám phá thành phố Taxco - "thủ đô bạc" của Mexico

Giữa những dãy núi trùng điệp của bang Guerrero (Mexico), có một thành phố nhỏ nhưng đầy mê hoặc là Taxco. Với lối kiến trúc thuộc địa Tây Ban Nha, nghề thủ công bạc truyền thống và không khí yên bình, Taxco được ví như "thủ đô bạc" của Mexico.

Hồi sinh ngành dệt lụa, tơ tằm B’Lao

Hồi sinh ngành dệt lụa, tơ tằm B’Lao

Giữa những guồng quay công nghiệp hiện đại, người thợ dệt tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) vẫn kiên trì bên khung cửi, se từng sợi tơ, giữ lại nét tinh hoa của nghề truyền thống.

Rùa biển trong sách Đỏ quay trở lại đẻ trứng ở bãi biển Hòn Cau, Lâm Đồng

Rùa biển trong sách Đỏ quay trở lại đẻ trứng ở bãi biển Hòn Cau, Lâm Đồng

Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Hòn Cau, xã Liên Hương, tỉnh Lâm Đồng cho biết, ngày 11/7, trong quá trình đi thăm bãi, đội tuần tra kiểm soát của Ban Quản lý đã phát hiện một ổ trứng rùa biển. Đây là ổ trứng rùa thứ 6 được phát hiện trong năm nay.

Đêm chung kết "Đón kỷ nguyên mới" của Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng

Đêm chung kết "Đón kỷ nguyên mới" của Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng

Sau gần 2 tháng tranh tài sôi động, Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025 sẽ chính thức khép lại bằng đêm chung kết "Đón kỷ nguyên mới" vào tối 12/7/2025 giữa hai đội thi: Z121Vina Pyrotech (Việt Nam) và Jiangxi Yangfeng (Trung Quốc).

Tin mới nhất

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Ngành du lịch Hàn Quốc đang bước vào một kỷ nguyên mới với việc bổ nhiệm ông Choi Hwi Young - chuyên gia du lịch tư nhân đầu tiên - vào vị trí Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Thủ đô ngàn năm văn hiến không chỉ quyến rũ du khách bởi vẻ đẹp cổ kính vào ban ngày, mà còn đang bừng sáng một sức sống mới khi màn đêm buông xuống.

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Song song với phát huy những giá trị hiện có, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang thúc đẩy đa dạng chương trình, làm mới sản phẩm truyền thống bằng cách gắn với nguồn tài nguyên mới sau hợp nhất các địa phương và cơ chế vận hành chính quyền 2 cấp.

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Hải Phòng là địa phương có nhiều di tích lịch sử đặc biệt. Để giới thiệu giá trị đặc sắc của những di tích này đến với du khách, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố đã có thêm những hình thức quảng bá mới, trong đó có ứng dụng công nghệ số.

Khám phá thành phố Taxco - "thủ đô bạc" của Mexico

Khám phá thành phố Taxco - "thủ đô bạc" của Mexico

Giữa những dãy núi trùng điệp của bang Guerrero (Mexico), có một thành phố nhỏ nhưng đầy mê hoặc là Taxco. Với lối kiến trúc thuộc địa Tây Ban Nha, nghề thủ công bạc truyền thống và không khí yên bình, Taxco được ví như "thủ đô bạc" của Mexico.

Hồi sinh ngành dệt lụa, tơ tằm B’Lao

Hồi sinh ngành dệt lụa, tơ tằm B’Lao

Giữa những guồng quay công nghiệp hiện đại, người thợ dệt tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) vẫn kiên trì bên khung cửi, se từng sợi tơ, giữ lại nét tinh hoa của nghề truyền thống.

Rùa biển trong sách Đỏ quay trở lại đẻ trứng ở bãi biển Hòn Cau, Lâm Đồng

Rùa biển trong sách Đỏ quay trở lại đẻ trứng ở bãi biển Hòn Cau, Lâm Đồng

Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Hòn Cau, xã Liên Hương, tỉnh Lâm Đồng cho biết, ngày 11/7, trong quá trình đi thăm bãi, đội tuần tra kiểm soát của Ban Quản lý đã phát hiện một ổ trứng rùa biển. Đây là ổ trứng rùa thứ 6 được phát hiện trong năm nay.

Đêm chung kết "Đón kỷ nguyên mới" của Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng

Đêm chung kết "Đón kỷ nguyên mới" của Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng

Sau gần 2 tháng tranh tài sôi động, Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025 sẽ chính thức khép lại bằng đêm chung kết "Đón kỷ nguyên mới" vào tối 12/7/2025 giữa hai đội thi: Z121Vina Pyrotech (Việt Nam) và Jiangxi Yangfeng (Trung Quốc).

Sa Pa tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đêm

Sa Pa tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đêm

Nhằm đa dạng hóa sản phẩm và kéo dài thời gian lưu trú của du khách, hướng tới mục tiêu đến năm 2025 đón khoảng 5,8 triệu lượt khách, Sa Pa (Lào Cai) đang tập trung phát triển các hoạt động du lịch đêm hấp dẫn và giàu bản sắc.

Đà Nẵng phát triển chợ truyền thống thành điểm đến du lịch

Đà Nẵng phát triển chợ truyền thống thành điểm đến du lịch

Thành phố Đà Nẵng đã và đang phát triển một số chợ truyền thống thành điểm đến du lịch nổi tiếng, thu hút hàng ngìn lượt du khách mỗi ngày như chợ Hàn, chợ Cồn …