Với hàng loạt sản phẩm mới độc đáo, sự chuẩn bị kỹ lưỡng về hạ tầng và dịch vụ, cùng sức hút mạnh mẽ từ sự kiện lịch sử trọng đại, Thủ đô đang sẵn sàng chào đón lượng lớn du khách trong và ngoài nước.

Với hàng loạt sản phẩm mới độc đáo, sự chuẩn bị kỹ lưỡng về hạ tầng và dịch vụ, cùng sức hút mạnh mẽ từ sự kiện lịch sử trọng đại, Thủ đô đang sẵn sàng chào đón lượng lớn du khách trong và ngoài nước.

Hà Nội đang bước vào mùa du lịch cao điểm đầy hứa hẹn, sẵn sàng đón nhận dòng khách "khủng", đặc biệt trong dịp đại lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Dữ liệu từ các nền tảng đặt phòng trực tuyến uy tín như Agoda và Booking.com cho thấy, Hà Nội hiện đang dẫn đầu xu hướng du lịch dịp lễ Quốc khánh 2/9.

Hà Nội: Dẫn đầu xu hướng du lịch dịp lễ Quốc khánh 2/9 - Ảnh 1.

Mỗi dịp Quốc khánh 2/9, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đón hàng vạn du khách viếng thăm

Du khách đổ về Hà Nội nhân dịp Lễ diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025)

Lượng tìm kiếm chỗ ở tại Thủ đô tăng đột biến, hơn 44 lần so với cùng kỳ năm 2024. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều khách sạn khu vực trung tâm, đặc biệt là quanh quận Hoàn Kiếm và Ba Đình – nơi diễn ra lễ diễu binh, diễu hành – đã kín phòng từ ngày 30/8 đến hết 3/9. Lý giải sức nóng này, đại diện Agoda nhận định, nhu cầu được trực tiếp chứng kiến lễ diễu binh và kỷ niệm 80 năm Quốc khánh là động lực chính thu hút du khách đến Hà Nội. 

Các công ty lữ hành cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ, với các tour liên quan đến Hà Nội, đặc biệt là hành trình tham dự lễ diễu binh và khám phá các điểm lân cận, đang chiếm tới 30-40% tổng số sản phẩm du lịch nội địa dịp này.

Hà Nội: Dẫn đầu xu hướng du lịch dịp lễ Quốc khánh 2/9 - Ảnh 3.

Ngành du lịch Hà Nội liên tục khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn, an toàn và giàu bản sắc văn hóa thông qua những con số tăng trưởng đầy ấn tượng.

Theo thông tin từ Sở Du lịch Hà Nội, trong giai đoạn 2022 – 2024, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 đã tăng trưởng bình quân đạt 28,3%/năm. Trong đó, lượng khách du lịch quốc tế tăng trưởng vượt bậc với 62,5%/năm, và tổng thu từ khách du lịch cũng ghi nhận mức tăng trưởng 31,6%/năm trong cùng giai đoạn này. 

Du khách quốc tế háo hức khám phá Hà Nội

Cụ thể hơn, trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 672,9 nghìn lượt, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, khách quốc tế đón 58,9 nghìn lượt (tăng 35,8% so với 2023), và khách nội địa đón 614 nghìn lượt (tăng nhẹ 3,6% so với 2023). Tổng thu từ du lịch đạt hơn 2,18 nghìn tỷ đồng, tăng 8,3% so với năm 2023. Công suất sử dụng phòng bình quân khối khách sạn, căn hộ du lịch đạt khoảng 61,2%. 

Bứt phá mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2025, du lịch Hà Nội đã đạt những kết quả rất khả quan. Theo phát biểu của Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ trọng tâm của Ngành Du lịch ngày 09/7/2025, lượng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 15,55 triệu lượt, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 3,66 triệu lượt, tăng 21,8%. Tổng thu từ du lịch ước đạt 62.3 tỷ đồng, tăng 14,6%. Công suất sử dụng phòng lưu trú bình quân 6 tháng đầu năm ước đạt 63%, cho thấy nhu cầu lưu trú, nhất là khách quốc tế có sự tăng trưởng rõ rệt. 


Với đà tăng trưởng mạnh mẽ và sự chuẩn bị đồng bộ, ngành Du lịch Hà Nội đặt mục tiêu đầy tham vọng cho cả năm 2025: phấn đấu đón và phục vụ trên 31 triệu lượt khách, tăng 11,2% so với năm 2024; trong đó đạt trên 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 17,7%. Những con số này cho thấy kỳ vọng lớn về một năm bứt phá, tạo cú hích đáng kể so với kết quả của năm 2024.

Hà Nội: Dẫn đầu xu hướng du lịch dịp lễ Quốc khánh 2/9 - Ảnh 6.

Nhằm đáp ứng thị hiếu đa dạng của du khách và kéo dài thời gian lưu trú, Sở Du lịch Hà Nội đã chủ động xây dựng và giới thiệu hàng loạt sản phẩm du lịch mới, khai thác chiều sâu văn hóa, lịch sử và không gian ngoại thành. Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho biết, ngành đã tập trung đổi mới, phát triển các tour, sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc sắc.

Nổi bật là nhóm 20 sản phẩm du lịch đêm mới được đưa vào khai thác, trong đó chương trình "Tiếng chuông Trấn Vũ" tại Đền Quán Thánh hứa hẹn mang đến trải nghiệm tâm linh độc đáo, kết hợp âm thanh, ánh sáng và trình diễn nghệ thuật truyền thống trong không gian Hà Nội về đêm.

Di tích quốc gia đặc biệt đền Quán Thánh (Hà Nội), quận Ba Đình ra mắt sản phẩm du lịch tour đêm “Tiếng chuông Trấn Vũ” - “Chạm vào linh thiêng, Sống cùng huyền thoại”

Từ tháng 7/2025, nhiều tour trải nghiệm gắn với di sản – di tích sẽ ra mắt, bao gồm các hoạt động tại điểm du lịch Hạ Mỗ (xã Ô Diên). Các tuyến du lịch "Con đường di sản Nam Thăng Long – Hà Nội" và "Con đường đạo học" tại điểm du lịch Mỗ Lao, xã O Điển cũng dự kiến ra mắt vào tháng 8, đưa du khách khám phá chuỗi di tích, đình chùa, làng cổ gắn với lịch sử giáo dục và văn hóa Thăng Long. 

Ngoài ra, mô hình du lịch cộng đồng gắn với trải nghiệm thực tế các giá trị văn hoá truyền thống của người Mường tại xã Mỹ Đức, du lịch nông nghiệp nông thôn tại xã Tích Lộc, và sản phẩm du lịch nông thôn "Sắc hoa Tường Phiêu" tại xã Phúc Thọ, cùng tour khám phá làng thuốc Nam người Dao tại bản Miền, xã Ba Vì cũng là những điểm nhấn mới, gắn liền với du lịch sức khỏe và trải nghiệm bản địa.

Hà Nội: Dẫn đầu xu hướng du lịch dịp lễ Quốc khánh 2/9 - Ảnh 10.

Du khách trải nghiệm văn hoá vùng miền tại Làng văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội)

Các không gian sáng tạo được đầu tư mạnh mẽ để tạo điểm nhấn mới lạ như "Tuyến phố bao cấp Trúc Bạch", "Toa tàu điện số 6 – Leng keng di sản", tổ hợp Đoài Creative tại làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây). Những điểm đến này không chỉ mang giá trị lịch sử mà còn tạo cơ hội "check-in" độc đáo cho du khách.

Hà Nội không chỉ tập trung vào nội đô mà còn mở rộng không gian du lịch, đẩy mạnh liên kết vùng để gia tăng sức hấp dẫn. Các tuyến du lịch đường sông như sông Hồng, sông Đuống sẽ kết nối Hà Nội với Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương và Hải Phòng, mang đến trải nghiệm văn hóa dân gian, làng nghề và nghệ thuật truyền thống đặc sắc.

Trung tâm Triển lãm Việt Nam được xây dựng tại 2 xã Đông Hội và Xuân Canh, huyện Đông Anh (Hà Nội)

Đặc biệt, tàu du lịch "Năm Cửa Ô" do Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt phát triển, tích hợp không gian biểu diễn nghệ thuật dân gian, quầy bar và khu ngắm cảnh, dự kiến lăn bánh vào ngày 19/8/2025. Đây không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn là một "bảo tàng sống" di động. Thêm vào đó, nhiều dự án quy mô lớn như Trung tâm Triển lãm Quốc gia, công viên Kim Quy (Đông Anh), trường đua ngựa Sóc Sơn dự kiến hoàn thành trong năm 2025-2026, góp phần thay đổi diện mạo du lịch thành phố, hứa hẹn mang lại những trải nghiệm đẳng cấp và đa dạng hơn cho du khách.

Hà Nội: Dẫn đầu xu hướng du lịch dịp lễ Quốc khánh 2/9 - Ảnh 13.

Trong bối cảnh du lịch hiện đại, khi xu hướng dịch chuyển theo hướng ngắn ngày, tiết kiệm nhưng giàu trải nghiệm lên ngôi, Hà Nội đang cho thấy sự nhạy bén và chủ động trong việc định vị mình là điểm đến lý tưởng. Điều này đặc biệt phù hợp với dịp Quốc khánh 2/9 năm nay, khi nhiều du khách muốn kết hợp tham dự các sự kiện trọng đại với khám phá Thủ đô trong thời gian giới hạn.

Lợi thế của Hà Nội nằm ở chiều sâu văn hóa lịch sử cô đọng cùng hệ thống sản phẩm đa dạng hóa và không gian du lịch được mở rộng. Thay vì chỉ tập trung vào những tour dài hơi, các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô được thiết kế để tối ưu hóa trải nghiệm trong khung thời gian eo hẹp và ngân sách hợp lý. 

Du khách tham quan di tích Nhà tù Hoả Lò

Các tour đêm mang đến cái nhìn cô đọng về Hà Nội về đêm, đầy sức hút văn hóa và tâm linh. Các tuyến khám phá di sản trong ngày như "Con đường di sản Nam Thăng Long" hay "Con đường đạo học" cho phép du khách lặn sâu vào một khía cạnh văn hóa cụ thể mà không cần nhiều ngày di chuyển. Thậm chí, việc mở rộng không gian du lịch ra các huyện ngoại thành như Ba Vì, Mỹ Đức không nhằm kéo dài chuyến đi mà là để tạo ra những lựa chọn "đổi gió" nhanh chóng, những trải nghiệm du lịch cộng đồng hay nông nghiệp đích thực chỉ trong một ngày cuối tuần.

Những sản phẩm này không chỉ giúp du khách tối ưu hóa thời gian và chi phí, mà còn mang lại giá trị cảm xúc cao, cho phép họ "sống chậm" và "thấm sâu" vào bản sắc địa phương, đúng như tinh thần "check-in có chiều sâu" mà nhiều người tìm kiếm. Sự linh hoạt trong việc tạo ra các gói trải nghiệm tinh gọn, tập trung vào giá trị cốt lõi là yếu tố then chốt giúp Hà Nội nắm bắt được dòng khách ưa thích du lịch tự túc, khám phá theo sở thích cá nhân, và đặc biệt là phù hợp với các kỳ nghỉ lễ ngắn ngày như 2/9. Đây là hướng đi thông minh, biến những đặc trưng vốn có của Thủ đô và các sản phẩm mới thành lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ.

Hà Nội: Dẫn đầu xu hướng du lịch dịp lễ Quốc khánh 2/9 - Ảnh 17.

Để đảm bảo chất lượng phục vụ và lan tỏa hình ảnh du lịch Thủ đô, Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và toàn diện. Ngành du lịch chú trọng đào tạo và bồi dưỡng nhân lực, tổ chức các chương trình tập huấn cho cán bộ và người lao động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, đồng thời huy động sinh viên làm tình nguyện viên hỗ trợ du khách, đặc biệt trong các sự kiện lớn.

Song song đó, công tác kiểm soát chất lượng dịch vụ được tăng cường, cùng với việc quản lý chặt chẽ phí, lệ phí và giá dịch vụ nhằm đảm bảo quyền lợi và sự hài lòng của du khách. Nhiều khách sạn cao cấp cũng đang triển khai các chương trình khuyến mãi và ưu đãi hấp dẫn như giảm giá phòng, combo hè gia đình, tour di sản và ẩm thực để kích cầu tiêu dùng.

Hà Nội: Dẫn đầu xu hướng du lịch dịp lễ Quốc khánh 2/9 - Ảnh 18.

Bà Đặng Hương Giang - Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội - nhấn mạnh việc đổi mới và đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, triển khai các chương trình xúc tiến, quảng bá sản phẩm lớn, chuyên nghiệp. Về truyền thông và xúc tiến, Hà Nội sẽ hiện diện tại các sự kiện lớn ở trong nước như: Hội chợ ITE TP Hồ Chí Minh, Tuần lễ vàng du lịch Đà Lạt, Lễ hội Thành Tuyên... nhằm lan tỏa thương hiệu điểm đến Thủ đô tới thị trường nội địa. Trên bình diện quốc tế, Hà Nội cũng sẽ tham gia các sự kiện lớn như Osaka Expo (Nhật Bản), ITB India (Mumbai) và IFTM Top Resa (Paris)... nhằm quảng bá điểm đến, kết nối doanh nghiệp và mở rộng thị trường khách quốc tế. 

Đặc biệt, Sở Du lịch Hà Nội đã phối hợp với Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam tổ chức thành công Chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam tại Pháp, Ý, Thụy Sỹ trong 6 tháng đầu năm 2025.

Nhiều sự kiện văn hoá - du lịch, lễ hội sẽ được tổ chức từ nay đến cuối năm

Bên cạnh đó, hàng loạt sự kiện văn hóa lớn sẽ diễn ra từ nay đến cuối năm, bao gồm việc tổ chức thành công các chương trình như Lễ hội Du lịch Hà Nội 2025 - Get on Hanoi 2025, Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025. Trong 6 tháng cuối năm, sẽ có Festival Áo dài Du lịch Hà Nội, Festival Hoa Hà Nội, Lễ hội đồ uống Hà Nội 2025 (29/8-2/9), Liên hoan du lịch ẩm thực và làng nghề, phố nghề Hà Nội 2025, và các hoạt động, sự kiện kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9. 

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tầm nhìn chiến lược, du lịch Hà Nội kỳ vọng sẽ không chỉ tận dụng được mùa cao điểm lễ 2/9 mà còn tạo đà bứt phá cho những tháng cuối năm 2025, khẳng định vị thế Thủ đô là điểm đến hấp dẫn, an toàn và giàu bản sắc văn hóa.

Lan Hương
TTXVN

Tin cùng chuyên mục

Kết nối các vùng du lịch Lâm Đồng ngàn hoa - biển xanh và đại ngàn

Kết nối các vùng du lịch Lâm Đồng ngàn hoa - biển xanh và đại ngàn

Năm 2025, tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu đón và phục vụ 22,4 triệu lượt khách. Để đạt được mục tiêu này, một trong những nhiệm vụ trọng tâm đặt ra là kết nối các vùng du lịch Lâm Đồng ngàn hoa - Lâm Đồng biển xanh và Lâm Đồng đại ngàn, những cái tên mới rất đặc trưng cho các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông trước đây.

Bản Liền hút khách du lịch sau hiệu ứng từ 'Gia đình Haha'

Bản Liền hút khách du lịch sau hiệu ứng từ 'Gia đình Haha'

Nhờ sức hút của chương trình truyền hình thực tế Gia đình Haha và dàn sao Việt, Bản Liền (Lào Cai) đang trở thành điểm đến du lịch "hot", khiến các homestay liên tục "cháy phòng".

Nông thôn Trung Quốc chuyển mình nhờ du lịch xanh

Nông thôn Trung Quốc chuyển mình nhờ du lịch xanh

Không còn là những miền quê tĩnh lặng bị lãng quên trên bản đồ du lịch, nông thôn Trung Quốc ngày nay đang trở thành tâm điểm của một làn sóng chuyển đổi xanh.

Định vị Việt Nam: Lan tỏa hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế

Định vị Việt Nam: Lan tỏa hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế

Sáng 10/7, tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia, Báo Việt Nam News and Law, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới.

Du lịch gắn với bảo tồn: Côn Đảo phát triển bền vững từ rùa biển

Du lịch gắn với bảo tồn: Côn Đảo phát triển bền vững từ rùa biển

Vườn quốc gia Côn Đảo nằm trên địa bàn Đặc khu Côn Đảo, TP. Hồ Chí Minh từ lâu đã được biết đến là một trong những địa điểm sinh sản quan trọng bậc nhất của rùa biển tại Việt Nam, chiếm tới 90% số lượng rùa về đẻ trứng trên cả nước.

Đặc sắc Tuần lễ ẩm thực “Hương vị Peru” tại Hà Nội

Đặc sắc Tuần lễ ẩm thực “Hương vị Peru” tại Hà Nội

Tuần lễ ẩm thực "Hương vị Peru" lần thứ 2 tại châu Á ("Flavors of Peru"- II Edition Asia) được tổ chức từ ngày 9-13/7 tại Hà Nội nhân kỉ niệm 204 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Peru.

Ngành Du lịch Việt quyết tâm "vẽ lại bản đồ" trong kỷ nguyên mới

Ngành Du lịch Việt quyết tâm "vẽ lại bản đồ" trong kỷ nguyên mới

Chiều 9/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Du lịch 6 tháng cuối năm 2025.

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì, Hà Nội: Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì, Hà Nội: Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì của Hà Nội vừa được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình Tri thức dân gian, Nghề thủ công truyền thống.

Tin mới nhất

Kết nối các vùng du lịch Lâm Đồng ngàn hoa - biển xanh và đại ngàn

Kết nối các vùng du lịch Lâm Đồng ngàn hoa - biển xanh và đại ngàn

Năm 2025, tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu đón và phục vụ 22,4 triệu lượt khách. Để đạt được mục tiêu này, một trong những nhiệm vụ trọng tâm đặt ra là kết nối các vùng du lịch Lâm Đồng ngàn hoa - Lâm Đồng biển xanh và Lâm Đồng đại ngàn, những cái tên mới rất đặc trưng cho các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông trước đây.

Bản Liền hút khách du lịch sau hiệu ứng từ 'Gia đình Haha'

Bản Liền hút khách du lịch sau hiệu ứng từ 'Gia đình Haha'

Nhờ sức hút của chương trình truyền hình thực tế Gia đình Haha và dàn sao Việt, Bản Liền (Lào Cai) đang trở thành điểm đến du lịch "hot", khiến các homestay liên tục "cháy phòng".

Nông thôn Trung Quốc chuyển mình nhờ du lịch xanh

Nông thôn Trung Quốc chuyển mình nhờ du lịch xanh

Không còn là những miền quê tĩnh lặng bị lãng quên trên bản đồ du lịch, nông thôn Trung Quốc ngày nay đang trở thành tâm điểm của một làn sóng chuyển đổi xanh.

Định vị Việt Nam: Lan tỏa hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế

Định vị Việt Nam: Lan tỏa hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế

Sáng 10/7, tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia, Báo Việt Nam News and Law, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới.

Du lịch gắn với bảo tồn: Côn Đảo phát triển bền vững từ rùa biển

Du lịch gắn với bảo tồn: Côn Đảo phát triển bền vững từ rùa biển

Vườn quốc gia Côn Đảo nằm trên địa bàn Đặc khu Côn Đảo, TP. Hồ Chí Minh từ lâu đã được biết đến là một trong những địa điểm sinh sản quan trọng bậc nhất của rùa biển tại Việt Nam, chiếm tới 90% số lượng rùa về đẻ trứng trên cả nước.

Đặc sắc Tuần lễ ẩm thực “Hương vị Peru” tại Hà Nội

Đặc sắc Tuần lễ ẩm thực “Hương vị Peru” tại Hà Nội

Tuần lễ ẩm thực "Hương vị Peru" lần thứ 2 tại châu Á ("Flavors of Peru"- II Edition Asia) được tổ chức từ ngày 9-13/7 tại Hà Nội nhân kỉ niệm 204 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Peru.

Ngành Du lịch Việt quyết tâm "vẽ lại bản đồ" trong kỷ nguyên mới

Ngành Du lịch Việt quyết tâm "vẽ lại bản đồ" trong kỷ nguyên mới

Chiều 9/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Du lịch 6 tháng cuối năm 2025.

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì, Hà Nội: Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì, Hà Nội: Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì của Hà Nội vừa được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình Tri thức dân gian, Nghề thủ công truyền thống.

Đẩy nhanh chuyển đổi số trong quản lý du lịch

Đẩy nhanh chuyển đổi số trong quản lý du lịch

Chiều 9/7, tại thành phố Cần Thơ, Hiệp hội du lịch đồng bằng Sông Cửu Long phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố tổ chức Họp mặt kỷ niệm 165 năm ngày Du lịch Việt Nam (9/7/1960 - 9/7/2025) gắn với họp mặt điểm du lịch tiêu biểu đồng bằng sông Cửu Long lần thứ III - 2025.

Thăm Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Thăm Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là nơi lưu giữ các hiện vật văn hóa Chăm Pa lớn nhất cả nước. Hiện Bảo tàng đang lưu giữ 12 bảo vật quốc gia như: Tượng Shiva, Tara, đài thờ Trà Kiệu, phù điêu Uma… và trở thành điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước khi tới Đà Nẵng.