Nông thôn Trung Quốc chuyển mình nhờ du lịch xanh

10/07/2025 15:12 | Du lịch
Theo Báo Văn Hóa

Không còn là những miền quê tĩnh lặng bị lãng quên trên bản đồ du lịch, nông thôn Trung Quốc ngày nay đang trở thành tâm điểm của một làn sóng chuyển đổi xanh.

Những mô hình phát triển du lịch xanh bền vững đang lan tỏa mạnh mẽ, cho thấy rõ một xu hướng toàn cầu: Lan tỏa lối sống thay vì chỉ bán sản phẩm đồng thời giúp tạo sinh kế cho người dân địa phương; góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống đang dần mai một.

Từ nghệ nhân dệt đến người kể chuyện về lối sống xanh

Tại làng Phong Đăng Đông, tỉnh Quý Châu, nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Đông, câu chuyện của Dương Thành Lan là một điển hình truyền cảm hứng.

Từ năm 2016, sau khi trở về quê hương, bà đã vực dậy nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Nhưng điều khiến bà thực sự nổi bật không chỉ là doanh số vượt 1 triệu nhân dân tệ mỗi năm, mà là cách bà "chuyển hóa" những sản phẩm đó thành một trải nghiệm sống động dành cho du khách.

Nông thôn Trung Quốc chuyển mình nhờ du lịch xanh - Ảnh 1.

Những ngôi làng tuyệt đẹp ở Quý Châu thay đổi nhờ làm du lịch

"Tôi muốn họ mua thổ cẩm và tôi cũng muốn họ sống với thổ cẩm, từ việc lên khung cửi, nhuộm sợi, thêu chỉ đến việc ngồi ăn cùng người làng. Đó là cách duy nhất để văn hóa không chỉ được lưu giữ mà còn lan tỏa", bà Lan chia sẻ.

Giá cho các trải nghiệm "thực hành làm nghề" dao động từ 100 đến vài trăm nhân dân tệ, một mức giá vừa tầm, nhưng mang lại giá trị rất lớn cho cả khách và cộng đồng địa phương.

Không ít du khách đã quay lại lần thứ hai, thứ ba không phải vì thiếu sản phẩm, mà vì họ "nhớ" cảm giác sống giữa nhịp thở bản địa.

Từ "Cun Chao" đến "Village Marathon": Khi làng quê trở thành sân khấu sống động

Tỉnh Quý Châu, vốn được xem là vùng đất giàu bản sắc nhưng nghèo hạ tầng đang chứng kiến một sự chuyển mình mạnh mẽ khi các sự kiện văn hóa - thể thao mang thương hiệu làng được tổ chức thường xuyên, thu hút đông đảo người trẻ thành thị.

Những cái tên như "Giải bóng rổ làng Cun BA", "Marathon làng", "Hội hát dân gian" không còn xa lạ trên các nền tảng mạng xã hội Trung Quốc.

Đơn cử như giải bóng đá làng "Cun Chao" tổ chức ở huyện Dung Giang năm 2023, đã đón hơn 2,41 triệu lượt khách chỉ trong 5 tháng đầu năm 2025, tăng gần 12% so với cùng kỳ.

Nông thôn Trung Quốc chuyển mình nhờ du lịch xanh - Ảnh 2.

Phát triển du lịch giúp tạo sinh kế cho người dân địa phương và bảo tồn văn hóa truyền thống

Những người đến đây để xem đá bóng. Và quan trọng hơn, họ đến để ăn món ăn địa phương, hát dân ca cùng người dân, chụp ảnh với cảnh sắc núi non, hơn hết, để cảm nhận một lối sống chậm, xanh và sâu.

"Cun Chao không chỉ là bóng đá, nó là văn hóa sống. Đó là nơi tôi học được cách người dân tổ chức lễ hội, trồng rau, hát dân ca. Mỗi chuyến đi là một lớp học sống động", Wu Qilin, một du khách tới từ Thành Đô chia sẻ.

Du lịch xanh - cánh cửa mở ra sinh kế bền vững và bảo tồn văn hóa

Theo số liệu từ Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc, trong quý I.2025, du lịch nông thôn đã thu hút 707 triệu lượt khách, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây không còn là những con số khô khan, mà phản ánh sự thay đổi toàn diện, từ cảnh quan đến nhân sinh.

Bà Yang Lu, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao, Phát thanh, Truyền hình và Du lịch huyện Dung Giang nhận định: "Du lịch nông thôn ngày nay không đơn thuần là nhìn ngắm cảnh đẹp hay mua đặc sản. Chúng tôi muốn du khách thật sự sống trong làng, nơi họ kết nối cảm xúc, trải nghiệm nghề thủ công, nếm món ăn truyền thống và mang về những ký ức đậm chất văn hóa".

Nông thôn Trung Quốc chuyển mình nhờ du lịch xanh - Ảnh 3.

Khách du lịch nước ngoài thăm một vùng quê ở Trung Quốc. Nguồn: China Daily

Nhiều địa phương đã biết cách "gói gọn" các sản phẩm nông nghiệp, văn hóa và thiên nhiên thành những trải nghiệm toàn diện, từ làm nông một ngày, dệt vải thổ cẩm, dẫn trâu đi cày đến ngủ nhà đất và kể chuyện cổ tích dân tộc.

Đó chính là lối sống đang được lan toả, không ồn ào, không công nghiệp hóa mà đầy giá trị cảm xúc và vẫn mang lại giá trị kinh tế

Trải nghiệm sống đậm đà hương vị Trung Hoa

Một mô hình đáng chú ý khác đang diễn ra tại thị trấn Maotai, thành phố Tuân Nghĩa, nơi khai sinh ra loại rượu baijiu nổi tiếng.

Các nhà máy chưng cất rượu không còn chỉ mở cửa để bán rượu, mà đã phát triển thành khu trải nghiệm văn hóa - ẩm thực - cảnh quan. Du khách có thể tham quan quy trình nấu rượu, thử pha chế, ăn các món đặc sản đi kèm baijiu và ngủ lại trong những homestay mang phong cách "xưởng rượu cổ".

Chuyển đổi từ "bán sản phẩm" sang "bán trải nghiệm sống", các doanh nghiệp địa phương nhận ra giá trị gia tăng không nằm ở chai rượu, mà ở câu chuyện và không khí bao quanh nó. Đây cũng là cách họ tiếp cận tiêu dùng xanh: Khuyến khích thưởng thức chậm, gắn kết sâu và bền vững hơn với môi trường và cộng đồng.

Nông thôn Trung Quốc chuyển mình nhờ du lịch xanh - Ảnh 4.

Cuộc sống người dân ở “Vân Phong bát trại” vẫn giữ được các nét văn hóa xưa với tập tục sinh hoạt và phương thức sản xuất mang đậm phong cách truyền thống. Ảnh: Thành Dương - PV TTXVN tại Trung Quốc

Bài học cho châu Á và thế giới: Du lịch là kinh tế và là văn hóa sống

Sự trỗi dậy của các mô hình du lịch xanh ở nông thôn Trung Quốc cho thấy: Nếu được đầu tư đúng hướng và hiểu bản sắc, làng quê có thể trở thành trung tâm sáng tạo cho phát triển bền vững.

Những giá trị truyền thống không bị "đóng băng" trong bảo tàng, mà sống động qua từng lễ hội, câu hát, món ăn, tấm vải dệt tay.

Quan trọng hơn cả, sự thay đổi này đang góp phần nâng cao đời sống người dân nông thôn một cách thực chất, không đánh đổi bản sắc.

Nông thôn Trung Quốc chuyển mình nhờ du lịch xanh - Ảnh 5.

Cùng các nét kiến trúc độc đáo, cảnh quan thiên nhiên bốn mùa tươi đẹp khiến “Vân Phong bát trại” đã trở thành danh thắng nổi tiếng của Quý Châu. Ảnh: Thành Dương - PV TTXVN tại Trung Quốc

Những người như Dương Thành Lan không chỉ trở thành doanh nhân thành công, mà còn là người gìn giữ và lan tỏa văn hóa một cách hiện đại, nhân văn và xanh.

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển du lịch có trách nhiệm, nông thôn Trung Quốc đang mở ra một hướng đi đáng học hỏi: Phát triển du lịch bền vững không cần phá vỡ hiện tại, chỉ cần hiểu và nâng niu quá khứ, rồi kể lại nó bằng một ngôn ngữ sống động, gần gũi với thế hệ hôm nay.

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Dẫn đầu xu hướng du lịch dịp lễ Quốc khánh 2/9

Hà Nội: Dẫn đầu xu hướng du lịch dịp lễ Quốc khánh 2/9

Với hàng loạt sản phẩm mới độc đáo, sự chuẩn bị kỹ lưỡng về hạ tầng và dịch vụ, cùng sức hút mạnh mẽ từ sự kiện lịch sử trọng đại, Thủ đô đang sẵn sàng chào đón lượng lớn du khách trong và ngoài nước.

Kết nối các vùng du lịch Lâm Đồng ngàn hoa - biển xanh và đại ngàn

Kết nối các vùng du lịch Lâm Đồng ngàn hoa - biển xanh và đại ngàn

Năm 2025, tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu đón và phục vụ 22,4 triệu lượt khách. Để đạt được mục tiêu này, một trong những nhiệm vụ trọng tâm đặt ra là kết nối các vùng du lịch Lâm Đồng ngàn hoa - Lâm Đồng biển xanh và Lâm Đồng đại ngàn, những cái tên mới rất đặc trưng cho các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông trước đây.

Bản Liền hút khách du lịch sau hiệu ứng từ 'Gia đình Haha'

Bản Liền hút khách du lịch sau hiệu ứng từ 'Gia đình Haha'

Nhờ sức hút của chương trình truyền hình thực tế Gia đình Haha và dàn sao Việt, Bản Liền (Lào Cai) đang trở thành điểm đến du lịch "hot", khiến các homestay liên tục "cháy phòng".

Định vị Việt Nam: Lan tỏa hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế

Định vị Việt Nam: Lan tỏa hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế

Sáng 10/7, tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia, Báo Việt Nam News and Law, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới.

Du lịch gắn với bảo tồn: Côn Đảo phát triển bền vững từ rùa biển

Du lịch gắn với bảo tồn: Côn Đảo phát triển bền vững từ rùa biển

Vườn quốc gia Côn Đảo nằm trên địa bàn Đặc khu Côn Đảo, TP. Hồ Chí Minh từ lâu đã được biết đến là một trong những địa điểm sinh sản quan trọng bậc nhất của rùa biển tại Việt Nam, chiếm tới 90% số lượng rùa về đẻ trứng trên cả nước.

Đặc sắc Tuần lễ ẩm thực “Hương vị Peru” tại Hà Nội

Đặc sắc Tuần lễ ẩm thực “Hương vị Peru” tại Hà Nội

Tuần lễ ẩm thực "Hương vị Peru" lần thứ 2 tại châu Á ("Flavors of Peru"- II Edition Asia) được tổ chức từ ngày 9-13/7 tại Hà Nội nhân kỉ niệm 204 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Peru.

Ngành Du lịch Việt quyết tâm "vẽ lại bản đồ" trong kỷ nguyên mới

Ngành Du lịch Việt quyết tâm "vẽ lại bản đồ" trong kỷ nguyên mới

Chiều 9/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Du lịch 6 tháng cuối năm 2025.

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì, Hà Nội: Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì, Hà Nội: Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì của Hà Nội vừa được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình Tri thức dân gian, Nghề thủ công truyền thống.

Tin mới nhất

Hà Nội: Dẫn đầu xu hướng du lịch dịp lễ Quốc khánh 2/9

Hà Nội: Dẫn đầu xu hướng du lịch dịp lễ Quốc khánh 2/9

Với hàng loạt sản phẩm mới độc đáo, sự chuẩn bị kỹ lưỡng về hạ tầng và dịch vụ, cùng sức hút mạnh mẽ từ sự kiện lịch sử trọng đại, Thủ đô đang sẵn sàng chào đón lượng lớn du khách trong và ngoài nước.

Kết nối các vùng du lịch Lâm Đồng ngàn hoa - biển xanh và đại ngàn

Kết nối các vùng du lịch Lâm Đồng ngàn hoa - biển xanh và đại ngàn

Năm 2025, tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu đón và phục vụ 22,4 triệu lượt khách. Để đạt được mục tiêu này, một trong những nhiệm vụ trọng tâm đặt ra là kết nối các vùng du lịch Lâm Đồng ngàn hoa - Lâm Đồng biển xanh và Lâm Đồng đại ngàn, những cái tên mới rất đặc trưng cho các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông trước đây.

Bản Liền hút khách du lịch sau hiệu ứng từ 'Gia đình Haha'

Bản Liền hút khách du lịch sau hiệu ứng từ 'Gia đình Haha'

Nhờ sức hút của chương trình truyền hình thực tế Gia đình Haha và dàn sao Việt, Bản Liền (Lào Cai) đang trở thành điểm đến du lịch "hot", khiến các homestay liên tục "cháy phòng".

Định vị Việt Nam: Lan tỏa hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế

Định vị Việt Nam: Lan tỏa hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế

Sáng 10/7, tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia, Báo Việt Nam News and Law, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới.

Du lịch gắn với bảo tồn: Côn Đảo phát triển bền vững từ rùa biển

Du lịch gắn với bảo tồn: Côn Đảo phát triển bền vững từ rùa biển

Vườn quốc gia Côn Đảo nằm trên địa bàn Đặc khu Côn Đảo, TP. Hồ Chí Minh từ lâu đã được biết đến là một trong những địa điểm sinh sản quan trọng bậc nhất của rùa biển tại Việt Nam, chiếm tới 90% số lượng rùa về đẻ trứng trên cả nước.

Đặc sắc Tuần lễ ẩm thực “Hương vị Peru” tại Hà Nội

Đặc sắc Tuần lễ ẩm thực “Hương vị Peru” tại Hà Nội

Tuần lễ ẩm thực "Hương vị Peru" lần thứ 2 tại châu Á ("Flavors of Peru"- II Edition Asia) được tổ chức từ ngày 9-13/7 tại Hà Nội nhân kỉ niệm 204 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Peru.

Ngành Du lịch Việt quyết tâm "vẽ lại bản đồ" trong kỷ nguyên mới

Ngành Du lịch Việt quyết tâm "vẽ lại bản đồ" trong kỷ nguyên mới

Chiều 9/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Du lịch 6 tháng cuối năm 2025.

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì, Hà Nội: Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì, Hà Nội: Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì của Hà Nội vừa được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình Tri thức dân gian, Nghề thủ công truyền thống.

Đẩy nhanh chuyển đổi số trong quản lý du lịch

Đẩy nhanh chuyển đổi số trong quản lý du lịch

Chiều 9/7, tại thành phố Cần Thơ, Hiệp hội du lịch đồng bằng Sông Cửu Long phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố tổ chức Họp mặt kỷ niệm 165 năm ngày Du lịch Việt Nam (9/7/1960 - 9/7/2025) gắn với họp mặt điểm du lịch tiêu biểu đồng bằng sông Cửu Long lần thứ III - 2025.

Thăm Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Thăm Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là nơi lưu giữ các hiện vật văn hóa Chăm Pa lớn nhất cả nước. Hiện Bảo tàng đang lưu giữ 12 bảo vật quốc gia như: Tượng Shiva, Tara, đài thờ Trà Kiệu, phù điêu Uma… và trở thành điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước khi tới Đà Nẵng.