03/04/2019 08:22 GMT+7 | Thế giới
(giaidauscholar.com) - Ngay sau khi sự việc đánh bạn, quay clip ở Hưng Yên diễn ra, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã lên kế hoạch khẩn trương đánh giá, xếp loại hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo Chuẩn hiệu trưởng; đồng thời, đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên đã được Bộ GD&ĐT quy định rõ.
Đây là những bước triển khai quyết liệt trong tuyển chọn, xây dựng và đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên chủ nhiệm ở các cơ sở giáo dục của Hà Nội, đáp ứng yêu cầu giáo dục học sinh, hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn đồng nghiệp trước nhiều yêu cầu thực tế.
Cụ thể, theo kế hoạch, đối tượng được đánh giá theo Chuẩn sẽ là tất cả các giáo viên các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và ngoài công lập, kể cả các giáo viên mới tuyển dụng, mới tiếp nhận đến trong năm học. Đối với các giáo viên nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ không lương... trùng vào thời gian cơ sở giáo dục tổ chức đánh giá theo Chuẩn sẽ được tạm hoãn và thực hiện đánh giá bổ sung khi trở lại công tác. Công tác đánh giá dựa trên phẩm chất, năng lực và quá trình làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và giáo viên trong điều kiện cụ thể từng trường và địa phương.
Kể từ năm học 2018 - 2019, đánh giá sẽ được thực hiện định kỳ 2 năm một lần. Trước ngày 20/5, các cơ sở hoàn thành đánh giá cán bộ quản lý và giáo viên. Trước ngày 15/6, phòng GD&ĐT đánh giá, xếp loại hiệu trưởng, cơ sở giáo dục thuộc quận, huyện, thị xã. Trước ngày 30/6, Sở GD&ĐT báo cáo kết quả đánh giá cán bộ quản lý và giáo viên toàn ngành gửi UBND thành phố và Bộ GD&ĐT.
Sở GD&ĐT Hà Nội cũng lập kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán ở các cơ sở giáo dục, nhằm xây dựng đội ngũ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và giáo viên cốt cán đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.
Bộ GD&ĐT cũng ban hành nhiều Thông tư và văn bản hướng dẫn tổ chức đánh giá xếp loại hiệu trưởng, hiệu phó và giáo viên các cấp học. Tuy nhiên, theo NGƯT.TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội, hiện chưa có một văn bản nào quy định rõ trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm, chưa có quy trình tuyển chọn giáo viên chủ nhiệm, cũng như chưa dành cho họ bất cứ một ưu đãi đặc biệt nào. Trong khi đó, để có thể làm một giáo viên chủ nhiệm tốt cần trình độ sư phạm cao và cần dành rất nhiều thời gian để quan tâm, gần gũi tìm hiểu và chia sẻ với các em học sinh. |
Theo Minh Thy/Báo Tin tức
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất