02/04/2013 07:12 GMT+7 | Văn hoá
(giaidauscholar.com) - Gây tò mò với các buổi “diễn thử” từ tháng 1/2013, nhưng phải tới khi những buổi diễn đầu tiên chính thức ra mắt khán giả tại Nhà hát TP.HCM vào cuối tháng 3 này và tham gia vào Ngày hội Du lịch từ 1 đến 7/4, vở kịch xiếc đầu tiên của sân khấu TP.HCM - À Ố show, mới “lộ diện”.
Không chỉ gây tò mò về loại hình sân khấu mới lạ (kịch xiếc), À Ố show còn khiến giới làm sân khấu TP.HCM chú ý bởi đơn vị sản xuất là một cái tên mới: Lune Entertain- ment. Đây là “tác phẩm giải trí” đầu tay của Lune, với hơn 2 năm nghiên cứu và phát triển, trong hoàn cảnh không có sân khấu riêng và phải chi ngân sách để nuôi quân trong suốt hơn 8 tháng tập luyện. Điều gì khiến Lune Entertainment có quyết định “mạo hiểm” này, Giám đốc sản xuất À Ố show, Trung Võ cho biết:
- Theo quan sát của chúng tôi, đến bất kỳ điểm du lịch tổ chức tốt nào, ta cũng sẽ thấy những chương trình biểu diễn đặc sắc dành cho du khách. Bangkok có Siam Niramit, Hàng Châu có Ấn tượng Tây Hồ, Lệ Giang có Ấn tượng Lệ Giang, Campuchia có Nụ cười Angkor.
Còn TP.HCM, du khách có quá ít lựa chọn. Chúng tôi muốn xây dựng một show diễn “không thể bỏ qua” khi đến TP.HCM, một show diễn giải trí nhưng mang dấu ấn văn hóa phương Nam và phục vụ không những khách du lịch mà cả người dân thành phố. Tính ra, chỉ cần 7% trong số vài triệu lượt khách đến thăm TP.HCM và 3% của hơn 8 triệu dân bản địa đến xem show, là chúng tôi đã có động lực cho các dự án tiếp theo.
* Đồng bằng sông Cửu Long trong À Ố đúng là rất đậm đặc và nhiều cảm xúc với hình ảnh cây tre xuyên suốt. Xin anh chia sẻ về việc lựa chọn cây tre để xây dựng vở diễn này?
* Mất 2 năm để thực hiện một vở diễn, các anh đã gặp những trở ngại gì và giải quyết nó như thế nào?
- Những trở ngại đầu tiên là lòng tin của mọi người đối với dự án, nhân sự, lực lượng diễn viên, tất cả đều phải đập bỏ những gì mình đã từng làm và tìm tòi sáng tạo để xây dựng một sản phẩm chưa có gì để đối chiếu so sánh.
Để vượt qua được điều này cần có thời gian cùng làm việc, nhà đầu tư phải tin vào nhóm tác giả và diễn viên của mình, diễn viên phải tin vào nhóm đạo diễn, nhóm đạo diễn phải tin vào những kinh nghiệm kinh doanh và tiếp thị của nhà đầu tư trong việc chọn thị trường mục tiêu, đối tượng khán giả và xác định ” định vị của sản phẩm. Xây dựng lòng tin không phải là công việc ngắn hạn mà phải liên tục phát triển và nuôi dưỡng.
* À Ố được diễn thử trong bao lâu, cho những ai, những khán giả đầu tiên nói gì? Qua đó, anh thấy khán giả đón nhận vở diễn như thế nào, có như ê-kíp sản xuất nghĩ ban đầu không?
- Các buổi tổng diễn tập diễn ra từ 15/1 đến 29/1, mỗi tuần 4 suất diễn, chia ra phục vụ cho 2 đợt khán giả. Khán giả của đợt 1 là người Việt Nam đủ mọi thành phần, lứa tuổi, đến với chương trình và đánh giá, cảm nhận dưới góc nhìn của người Việt. Sau khi bộ máy nhân sự của nhà hát đã có kinh nghiệm thực tế đón tiếp khách, kỹ thuật âm thanh ánh sáng đã chạy, chúng tôi thực hiện giai đoạn 2, đón các vị khách du lịch quốc tế, lực lượng hướng dẫn viên du lịch, đại diện kinh doanh tiếp thị của các hãng lữ hành, lưu trú đến xem và tiếp tục đóng góp ý kiến cho vở diễn.
Ê-kíp đã tiên liệu trước nhiều tình huống khi giới thiệu vở diễn với khán giả mục tiêu, cho nên hầu hết những ý kiến đóng góp đều nằm trong lộ trình hoàn thiện tác phẩm từ nay cho đến tháng 9/2013.
* Xây dựng theo cách đó, anh có lo sẽ rơi vào tình trạng “đẽo cày giữa đường”?
- Bản chất của nghệ thuật là sự ngẫu nhiên sắp đặt và đổi mới. Nghệ thuật cũng phải tiếp cận được với đối tượng khán giả và công chúng. Chúng tôi không ngại “đẽo cày giữa đường” mà coi đó là một cơ hội cho những hoạt động tiếp theo của Lune. Nhóm tác giả của À Ố tự tin rằng họ đang biết mình làm cái gì chứ không phải là những người mới vào nghề, tuy nhiên họ không phải là chuyên gia trong mọi lĩnh vực, chúng tôi trong tâm thế sẵn sàng lắng nghe và chọn lọc ý kiến từ những góc nhìn khác nhau.
Điều đáng quý là đa số các nghệ sĩ, khán giả đến xem chương trình - đa phần thay vì khen hay chê - lại có những đóng góp rất chân thành cho À Ố - như thể, đây là đứa con chung của những người yêu nghệ thuật, yêu văn hóa Việt Nam. Giám đốc các nhà hát tại Paris, nghệ sĩ Thành Lộc, Đoàn Khoa, nhạc sĩ Dương Thụ là những điển hình.
* Biết là khách du lịch đến rồi đi, và đã từng có không ít vở diễn hoặc chương trình nghệ thuật nhắm tới đối tượng này, kể cả kịch tiếng Anh, thế nhưng không thành công. Vậy phép giải của Lune là gì?
- Chúng tôi tìm ra các điểm thuận lợi và khó khăn của những chương trình đã thực hiện để không lặp lại. Bao gồm 3 yếu tố: 1. Nội dung phù hợp với khán giả mục tiêu và vở diễn phải có điểm khác biệt. 2. Xây dựng lòng tin với đối tác kinh doanh của chúng tôi; vở diễn có nội dung hay, nhưng dịch vụ kém và cơ sở vật chất, điều kiện vệ sinh kém, khiến khán giả không thoải mái sẽ dẫn đến việc đối tác sẽ ngại giới thiệu sản phẩm của mình với khách hàng vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của họ. Tất cả phải có cùng một tiêu chuẩn: tiêu chuẩn quốc tế. 3. Lịch diễn, tần suất càng dày thì đối tác sẽ dễ dàng tiếp thị đưa khách du lịch đến với vở diễn.
Lune entertain- ment đang có chính sách ưu đãi giá vé cho khán giả trong nước đến xem chương trình vào tháng 4 và tháng 5. xem chi tiết trên facebook của chương trình: www.facebook. com /saigon.aoshow.
- Có được nhà hát cho Siam Niramit, hay Ấn tượng Tây Hồ là việc làm của cả quốc gia và ngành du lịch chứ không phải chỉ một doanh nghiệp. Tuy nhiên, không hẳn phải có được những ưu đãi lý tưởng đó thì mới bắt đầu sản xuất chương trình, việc gì cũng có cách giải quyết, nếu chỉ đưa ra điều kiện tôi cần đạo diễn A, ngân sách B, địa điểm C thì chắc chắn sẽ phải đợi đến khi có được tất cả những yếu tố đó, chúng tôi chọn cách khác, phù hợp với quy mô của mình hơn.
* Đã có thực tế vở xiếc Làng tôi đình đám ở nước ngoài, nhưng diễn ở Việt Nam thì ế. Giải pháp của Lune với tương lai này?
- Với một vở diễn có bề dày như Làng tôi, sở hữu để khai thác được là một điều mơ ước của các nhà sản xuất, tuy nhiên, để khai thác cho đối tượng nào với mức giá bao nhiêu, vào thời điểm nào thì do nhà đầu tư sẽ phải đưa ra các chiến lược phù hợp. Chúng tôi có giải pháp cho À Ố, và nếu khai thác được Làng tôi chúng tôi cũng có giải pháp, nên chắc sẽ không có khái niệm ế. Làng tôi chưa chính thức đưa vào công diễn nên chỉ thông qua vài buổi biểu diễn mà gọi là ế thì hơi vội.
* Vậy À Ố đã ký hợp đồng đi diễn tại nước ngoài 2014?
- Mục tiêu của À Ố l à góp thêm một sản phẩm cho du lịch TP.HCM, nên việc đi lưu diễn là mục tiêu cần thiết nhưng không phải là mục tiêu ưu tiên. Đã có các giám đốc nhà hát Paris đến xem À Ố vào đầu tháng 3/2013, chúng tôi tính đưa một phiên bản của À Ố ra với khán giả châu Âu vào năm 2014 chứ không phải phiên bản hiện nay
Thực hiện Dương Vân Anh
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất