Một loại hình diễn xướng dân gian độc đáo bằng nghệ thuật hát nói và âm nhạc, từng thăng trầm theo thời gian, song đến nay, hát xẩm đang phát triển mạnh tại nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt vùng Đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có Hà Nội.
Hai lần tôi có mặt ở trong cùng một cương vị là thành viên Hội đồng nghệ thuật Liên hoan hát xẩm Ninh Bình. Hai lần ấy chỉ cách nhau có hơn một năm, vậy nhưng Ninh Bình đã cho tôi thấy rõ hơn về tình yêu của nơi đây dành cho xẩm.
Ngày 6/11, Liên hoan hát Xẩm Ninh Bình mở rộng năm 2023 đã bế mạc. Sự kiện do Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức với sự tài trợ của Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup).
Như báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) đã phản ánh, Liên hoan Hát xẩm Ninh Bình mở rộng 2022 (tổ chức từ 16 - 18/9) vừa khép lại trong niềm hân hoan của “làng xẩm”. Và nhìn từ liên hoan, không quá lời khi nói hát xẩm đang “nở hoa” sau những năm dài lận đận.
“Với những bài xẩm mới mang hơi thở thời đại, cho dù có tạo một không gian gần gũi với người nghe đương thời, từ âm nhạc và lời ca, thì vẫn phải đậm chất xẩm, vẫn là những câu xẩm nối dài từ truyền thống”. Đó là chia sẻ của nhạc sĩ Nguyễn Quang Long, người vừa cho ra mắt album xẩm "Trách ông nguyệt lão".
Nghệ sĩ Nguyễn Quang Long cùng nhóm Xẩm Hà Thành chính thức phát hành MV Trách ông Nguyệt Lão chiều 2/1, tại Hà Nội. MV kể chuyện chàng trai si tình tương tư chị hai quan họ sau một lần gặp trong lễ hội mùa Xuân.
Đến nay, nghệ thuật hát xẩm đã lan tỏa và có một chỗ đứng trong làng âm nhạc dân tộc. Tuy nhiên, loại hình nghệ thuật độc đáo này vẫn đang đối mặt với những khó khăn, cần được sự quan tâm của các cơ quan quản lý văn hóa.
Nghệ thuật hát xẩm chứa đựng những giá trị độc đáo về văn hóa. Dù tính chất âm nhạc, lời ca hết sức mộc mạc chân thành, nhưng các bài xẩm đều có nội dung tư tưởng sâu sắc, hàm chứa các triết lý, lời răn dạy đạo lý ở đời.
Hát xẩm là một loại hình âm nhạc đặc sắc với lối diễn xướng dân gian độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa Việt, là món ăn tinh thần của những người lao động. Tuy nhiên, những thay đổi trong lịch sử đã khiến hát xẩm dần vắng bóng trong đời sống.
Quan niệm rằng nghệ thuật nào cũng khó sống nếu không phù hợp với nhu cầu mang tính thời đại, nhạc sĩ Nguyễn Quang Long đã tạo nên những sản phẩm tích hợp nhiều yếu tố khác nhau, hài hòa giữa nghe và xem để nối dài sự sống cho âm nhạc truyền thống nói chung, đặc biệt là với xẩm.
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, tối 4/12, tại thành phố Ninh Bình, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cùng Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc đã tổ chức lễ bế mạc và trao giải cho các nghệ sỹ, nghệ nhân có những tiết mục biểu diễn xuất sắc tại Liên hoan các câu lạc bộ hát Xẩm khu vực phía Bắc - Ninh Bình 2019.
Tối 3/12, tại thành phố Ninh Bình, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cùng Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy âm nhạc dân tộc tổ chức khai mạc Liên hoan hát Xẩm khu vực phía Bắc - Ninh Bình 2019.
Xem thấy nghe đọc tuần này có 2 sự kiện lớn là Liên hoan Hát xẩm các tỉnh khu vực phía Bắc năm 2019 (tại Ninh Bình) và 2 đêm diễn của Dàn nhạc Lực lượng Vệ binh Quốc gia Liên bang Nga (tại Hà Nội và TP hạ Long)…
“Các chiếng xẩm tôi đều học hết, từ cụ Hà Thị Cầu, cụ Đỗ Tùng. Không bắt chước, tôi lấy cái hay của từng người, chắt lọc những tinh tuý, vận dụng linh hoạt vào việc biểu diễn của bản thân, tạo nên nét riêng” – NSND Thanh Ngoan chia sẻ.
Ngày 14/11, Ban Tổ chức Liên hoan các Câu lạc bộ hát xẩm khu vực phía Bắc thông tin cho biết: Liên hoan sẽ diễn ra từ ngày 3 - 5/12/2019 tại Trung tâm hội nghị tỉnh Ninh Bình; dự kiến có sự tham gia thi tài của 15 Câu lạc bộ. Sự kiện do Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình phối hợp tổ chức.