14/10/2021 19:02 GMT+7 | Văn hoá
(giaidauscholar.com) - Hillary Clinton, cựu Ngoại trưởng Mỹ đồng thời là cựu ứng cử viên Tổng thống Mỹ năm 2016, đã phát hành cuốn tiểu thuyết đầu tay mang tựa đề State of Terror vào ngày hôm qua 13/10 (theo giờ Việt Nam). Đây là cuốn tiểu thuyết gay cấn được Hillary viết cùng cây bút best-seller người Canada Louise Penny.
Thông báo về việc phát hành cuốn tiểu thuyết này, Clinton đã viết trên Twitter: “Đây là cuộc xâm nhập đầu tiên của tôi vào thế giới tiểu thuyết. Nó là thành quả từ niềm đam mê của tôi và người bạn là nhà văn được yêu thích Louise Penny. Tôi rất mong muốn các bạn đọc cuốn truyện này”.
Muốn để lại di sản lâu dài?
State of Terror do Simon & Schuster và St. Martin's Press xuất bản, lấy bối cảnh nước Mỹ ngày nay. Câu chuyện có nữ nhân vật chính là Ellen Adams, một trùm truyền thông, người được giới thiệu vào nội các của tân Tổng thống Mỹ Douglas Williams. Với tư cách là ngoại trưởng, Adams phải làm sáng tỏ một âm mưu khủng bố toàn cầu liên quan đến Pakistan, Afghanistan và Iran với sự giúp đỡ của một nhân viên dịch vụ đối ngoại người Lebanon và một nhà báo người Mỹ gốc Pakistan.
Cuốn tiểu thuyết dài gần 500 trang kết hợp những chi tiết khá thời sự trên thế giới, cũng như những khám phá về tình bạn. Đối với các nhà văn, họ tỏ ra tâm đắc với việc lấy phụ nữ tuổi trung niên làm nhân vật chính cho một cuốn truyện gay cấn và mang yếu tố chính trị như vậy.
Và, cuốn tiểu thuyết đầu tay của bà Hillary một lần nữa khuấy động cuộc tranh luận về lý do thúc đẩy các chính trị gia viết tiểu thuyết.
Jacob Appel, nhà văn, nhà phê bình ở New York, người đã nghiên cứu về sức khỏe tâm lý và thể chất của các đời tổng thống Mỹ, cho rằng: Cũng giống như bất kỳ nhà văn nào khác, các nhà lãnh đạo chính trị viết sách vì họ muốn để lại di sản lâu dài.
“Danh tiếng và tài sản chính trị thường chỉ thoáng qua, vì vậy tôi nghĩ có sức hấp dẫn trong việc tạo ra một tác phẩm có thể tồn tại lâu hơn bất kỳ chính quyền hoặc nội các nào. Thực tế, các chính trị gia thường quan tâm đến di sản của họ hơn hầu hết mọi người, và việc viết lách hoàn toàn đánh vào nhu cầu tâm lý ấy” - Appel nói.
Còn theo nhà phê bình Colin Dickey của tạp chí Politico, truyền thống của các chính trị gia viết tiểu thuyết bắt đầu với Ignatius Donnelly - một nghị sĩ Mỹ vào những năm 1880, tác giả cuốn tiểu thuyết Caesar's . Cuốn tiểu thuyết của bà trở nên khá phổ biến khi tập trung vào những thay đổi công nghệ trong tương lai.
đó năm 2003, Jimmy Carter xuất bản The Hornet's Nest: A Novel of the Revolution War và ông trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên xuất bản một cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng. Gần đây hơn, cựu Tổng thống Bill Clinton là đồng tác giả của The President Is Missing (2018) với James Patterson và The President's Daughter, ra mắt hồi tháng 6. Trong năm nay, một số chính trị gia khác cũng tung ra tiểu thuyết, trong đó có Stacey Abrams với cuốn tiểu thuyết While Justice Sleeps ra mắt hồi tháng 5.
Ở Đức, các chính trị gia và sách gần như đi đôi với nhau. Một trong những tác giả đáng chú ý nhất là cựu Thủ tướng Helmut Schmidt. Là một cây bút “mắn đẻ”, ông là tác giả của các cuốn sách bao gồm The Balance of Power (Sự cân bằng quyền lực - 1971) và The Powers of the Future - Winners and Losers in the World of Tomorrow (Sức mạnh của tương lai - Người chiến thắng và kẻ thua cuộc trong thế giới ngày mai - 2004). Cựu Thủ tướng Willy Brandt, cũng là một nhà báo, đã xuất bản một số đầu sách, bao gồm Arms and Hunger vào năm 1986 và My Life in Politics năm 1992.
Tuy nhiên, tiểu thuyết không phải là một thể loại phổ biến đối với những người có khuynh hướng chính trị ở Berlin. Đồng chủ tịch Đảng Xanh hiện tại - Robert Habeck - là một ngoại lệ. Ông là đồng tác giả một số tiểu thuyết bao gồm Hauke Haiens Tod (Cái chết của Hauke Haien, 2001) và Zwei Wege in den Sommer (Hai con đường đến mùa Hè - 2006) cùng với vợ của mình là Andrea Paluch.
Mục tiêu viết tiểu thuyết của các chính trị gia
Có điều, trong khi những cuốn sách của Bill Clinton và Stacey Abrams đứng đầu bảng xếp hạng thì những cuốn khác như The Hornet's Nest của Carter lại không thu hút được độc giả. Theo Appel: “Thật không may, các chính trị gia thường cho rằng vì họ có năng khiếu diễn thuyết trước công chúng, gây quỹ hoặc điều hành đất nước, nên họ cũng sẽ giỏi kể một câu chuyện hấp dẫn”.
Tuy nhiên, một số nhà lãnh đạo đã thành công. Ví dụ như Jeffrey Archer, một cựu thành viên Quốc hội Anh đã viết hàng chục cuốn tiểu thuyết cực kỳ thành công bao gồm Kane and Abel (1979) và The 4th Estate (1996). Hay Đảng viên Dân chủ John Grisham, người được bầu vào Hạ viện Mississippi vào những năm 1980, cũng đã đạt được thành công vang dội với tư cách là một tiểu thuyết gia với các cuốn sách như A Time to Kill (1989) và The Pelican Brief (1992). Nhưng đây là những trường hợp ngoại lệ hiếm hoi.
"Tôi hiểu rằng Churchill ngầm kêu gọi những độc giả tiềm năng tránh cuốn tiểu thuyết duy nhất của ông” - Appel nói vui khi đề cập đến việc cựu thủ tướng Anh Winston Churchill từng đoạt giải Nobel Văn học cho các tác phẩm tiểu sử và lịch sử của mình.
Liệu các chính trị gia viết tiểu thuyết vì họ có thể bay bổng với trí tưởng tượng của mình, thay vì tự kiểm soát bản thân trong cuộc sống thực? Appel trả lời: “Tôi không tin lắm vào điều này. Đơn giản, họ nghĩ rằng mình có những câu chuyện đáng để chia sẻ và được công chúng nhớ đến”.
Chính trị gia Mỹ, cựu phát ngôn viên của Chính phủ Newt Gingrich lại khá thẳng thắn khi nói về điều này. Gingrich từng cho ra đời các tiểu thuyết lịch sử như Pearl Harbor (Trân Châu Cảng - 2007) và Gettysburg: A Novel of the Civil War (2003). Chia sẻ với The Wall Street Journal hồi tháng 5, Gingrich cho biết ông có 3 mục tiêu trong đầu khi viết sách: "Một, giáo dục người đọc về điều gì đó quan trọng. Hai là giáo dục bản thân. Và ba, kiếm một ít tiền”.
“Văn nghiệp” của Hillary Clinton Khi còn là Đệ nhất Phu nhân Mỹ, bà Hillary Clinton đã xuất bản cuốn Talking It Over, gồm những bài viết hằng tuần đăng trên nhật báo, tập trung vào kinh nghiệm bản thân và những quan sát của bà về phụ nữ, trẻ em và gia đình mà bà thu thập được khi du hành khắp nơi trên thế giới. Những cuốn sách khác được xuất bản khi Clinton còn là Đệ nhất Phu nhân gồm có Dear Socks, Dear Buddy: Kid’s Letter to the First Pets (năm 1998) và An Invitation to the White House: At Home with History (Lời mời đến Toà Bạch Ốc: Sống với lịch sử) phát hành năm 2000. Bên cạnh đó, bà Hillary đã tung ra một số cuốn sách phi hư cấu, bao gồm It Takes a Village: And Other Lessons Children Teach Us (1996). Tựa đề cuốn sách lấy từ một câu châm ngôn của châu Phi “cần cả một làng để nuôi dạy một đứa trẻ”. Cuốn sách này đã lọt vào danh sách các tác phẩm bán chạy nhất của tờ New York Times và bà đã được trao giải Grammy năm 1997 cho Album đọc hay nhất nhờ phần ghi âm giọng đọc của bà cho tác phẩm này Đặc biệt, hồi ký Living History (Hồi ký Hillary Clinton và chính trường nước Mỹ - 2003) là tác phẩm dày 562 trang. Cuốn sách này đã tiêu thụ được hơn 1 triệu bản ngay trong ngày đầu phát hành. Được biết, Nhà xuất bản Simon & Schuster trả trước cho bà 8 triệu USD, con số kỷ lục vào thời điểm đó. Phần ghi âm của bà cho quyển Living History giúp giành được đề cử giải Grammy thứ 2 cho album đọc hay nhất. Living History đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác. Một tác phẩm đáng kể nữa là cuốn Hard Choices (Những lựa chọn khó khăn - 2014) và What Happened (Chuyện gì đã xảy ra) vào năm 2017, cuốn sách được bà Hillary viết sau thất bại bầu cử trước ông Donald Trump. |
Việt Lâm (tổng hợp)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất