11/09/2014 07:52 GMT+7 | Đọc - Xem
Dù tên sách Mỹ thuật Đô thị Sài Gòn - Gia Định 1900-1975, nhưng nội dung cuốn sách không chỉ đề cập đến chuyện mỹ thuật, mà đã đặt mỹ thuật trong bối cảnh lịch sử chung của một vùng đất. Thời gian cuốn sách nhắc đến trước cả mốc 1900 khi người Pháp củng cố sự thống trị thực dân của họ tại Việt Nam và cả Đông Dương.
“Cái nôi” của mỹ thuật hiện đại
Mỹ thuật Đô thị Sài Gòn - Gia Định 1900-1975 là một công trình lớn được họa sĩ Uyên Huy ấp ủ từ năm 1990 đến nay mới hoàn thành. Lý do ông viết cuốn sách này, là vì ông mong muốn giới trẻ yêu mỹ thuật hiểu hơn về một giai đoạn lịch sử. Theo ông: “Năm 1954 đất nước chia đôi theo Hiệp định Geneve mãi đến hơn 20 năm. Chính sự chia cắt trong thời gian dài nên nhân dân hai miền ít thông tin về nhau. Lĩnh vực mỹ thuật hoặc nghệ thuật nói chung tại miền Nam cũng vậy, từng bị đánh giá khá nặng nề do thiếu thông tin. Tôi hy vọng cuốn sách này, tuy còn thiếu sót, nhưng sẽ giúp phần nào cho các bạn trẻ hiểu hơn về mỹ thuật của đất Sài Gòn - Gia Định một thời”.
Họa sĩ Uyên Huy tại lễ ra mắt Sách "Mỹ thuật Đô thị Sài Gòn - Gia Định 1900-1975"Mỹ thuật Sài Gòn - Gia Định có những đặt thù riêng, mốc thời gian phải tính từ khi các chúa Nguyễn mở cõi vào Nam, và đó là sự giao thoa giữa các nền văn hóa: Phù Nam, Chăm Pa, Chân Lạp, Khmer, Óc Eo, Tiền Ăng-Co, Ấn Độ, Trung Hoa… Dấu ấn lớn nhất thể hiện sự phát triển của mỹ thuật vùng đất này khi người Pháp mở hai trường mỹ thuật đào tạo nghệ thuật thủ công và trang trí tại Bình Dương (năm 1901) và Đồng Nai (1903); và trường vẽ Gia Định vào năm 1913. Ba ngôi trường này tạo thành tiền đề để năm 1925, Pháp mở trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội, đào tạo mỹ thuật hàn lâm cho cả khu vực Đông Nam Á và sản sinh ra nhiều danh họa sau này. Như vậy, có thể xem đất Sài Gòn - Gia Định là một trong những “cái nôi” của mỹ thuật hiện đại tính từ khi người Pháp đặt chân đến.
Gặp lại nhiều họa sĩ quen tên
Như đã nói ở trên, Mỹ thuật Đô thị Sài Gòn - Gia Định 1900-1975 đặt trong bối cảnh lịch sử chung. Khi chiến tranh lan rộng (1963 - 1975), nảy sinh tâm lý phản chiến trong giới văn nghệ sĩ, không chỉ âm nhạc, văn học… mà mỹ thuật cũng thể hiện ý tưởng này. Chẳng hạn: “Năm 1970, chàng thanh niên Phạm Văn Hạng (khi ấy chưa xuất hiện trong giới mỹ thuật) đã thể hiện thái độ phản chiến của mình bằng cách dùng thịt, xương của nạn nhân chiến tranh kết hợp lại thành một hiện vật được tác giả đặt tên là Chứng tích. Kể từ đó anh dấn thân luôn vào con đường mỹ thuật, đặc biệt là sau năm 1975” (trang 129, 130).
Hoàng Nhân
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất