(TT&VH) - Chiều ngày 4/12, tại Viet Art Centre (42 Yết Kiêu, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm sơn mài sắp đặt của một họa sĩ khá đặc biệt. Đó là triển lãm cá nhân đầu tay với 33 tác phẩm sơn mài khổ lớn, sáng tác công phu của họa sĩ kiêm thầy thuốc Phạm Huy Hùng. Sinh năm 1968 tại Vân Sơn, Triệu Sơn, Thanh Hóa, người họa sĩ đã tốt nghiệp Trường ĐH Mỹ thuật HN này có quá trình 10 năm ‘’ẩn dật’’ để bốc thuốc, dạy học và vẽ...
Phạm Huy Hùng
1. Cách đây nhiều năm, tôi có đọc được một bài tản văn rất thú vị của nhà văn Nguyễn Khải in trên báo Văn nghệ. Tiêu đề của bài viết là “Hào kiệt xứ Thanh’’. Quả thật là khi ra đời, được chu du vào vùng Thanh Nghệ, gặp nhiều nhân tài ở xứ này thì mới hiểu thêm xứ này. Tỉnh Thanh Hóa rộng thứ 6 trên cả nước, dân số đứng thứ ba (chỉ sau Hà Nội và TP.HCM), một làng Thanh Hóa rộng bằng cả xã ngoài đồng bằng Bắc Bộ. Nếu Hà Nội là trái tim thì vùng Thanh Nghệ là chót đầu xương sống của đất nước. Riêng tôi rất tâm đắc với một kiến giải của một học giả xứ này: Tổng kết lại lịch sử thì thời nào giữ được vùng Thanh Nghệ là giữ được nước, mất xứ này là mất nước...
Ở nơi đó núi hiểm, sông sâu, biển rộng, đồng bằng lớn, địa linh tất sinh nhân kiệt, đời nào cũng có. Cả nước biết các cụ già chống gậy ăn cháo. Nhưng cả nước cũng đều biết chỉ ở Thanh Hóa mới có các cụ già bắn rơi máy bay. Cố họa sĩ Bùi Xuân Phái có một bức vẽ lão ngư Thanh Hóa cởi trần vâm váp, xem rất khỏe khoắn và xúc động.
Ở Hà Nội, trong giới mỹ thuật, chẳng ai không biết đến mấy “hào kiệt xứ Thanh’’ nổi tiếng, lớp trước như thư gia quá cố Lê Xuân Hòa, họa sĩ Phan Bảo, nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo, Lê Đình Quỳ... lớp sau có họa sĩ, thư pháp gia trẻ Lê Quốc Việt và nhóm tài nhân xứ Thanh...
2. Trông sức vóc và tướng mạo, dễ nhận thấy họa sĩ Phạm Huy Hùng cũng là một “hào kiệt xứ Thanh’’ như thế. Dáng anh hàm én, đầu báo, lưng hổ, tay gấu... tiếng nói cười sang sảng kim khí. Nhìn họa sĩ, dễ tin rằng thời trước đã có những tráng sĩ hai tay ghìm sừng hai con trâu đang húc nhau đẩy ra.
Họa sĩ từ trẻ lúc nào cũng được trời phú cho tính tình vui vẻ điềm đạm nhưng oai vệ như một võ sư, nên trong giao tiếp ai cũng quý mến kính nể. Dễ để hiểu người như vậy thì ý chí độc lập tự chủ rất cao, không chịu ở dưới người hay nạp thân vào một cái cơ chế nào. Phiêu bạt giang hồ một thời gian trước khi đỗ vào trường mỹ thuật năm 26 tuổi. Ngoài ba mươi mới tốt nghiệp, con người có dáng vẻ “như một võ sư’’ ấy lại nuôi một cái chí rất buồn cười, giống như các nhà nho xưa, tiến vi quan, thoái vi sư : Phạm Huy Hùng tự mở trường, bốc thuốc, dạy học và... vẽ tranh. Chỉ trong gần 10 năm, số học sinh luyện vẽ từ “lò thầy Hùng’’ thi đỗ vào các trường mỹ thuật tại Hà Nội đã lên tới hàng trăm, bằng sinh viên cả vài khóa ở một trường nghệ thuật. Có người đùa mà thật rằng họa sĩ đáng được trao “Huy chương vì sự nghiệp giáo dục mỹ thuật Việt Nam’’ mới đúng.
Tranh Phạm Huy Hùng
Về cái nghề thuốc của anh, cũng lắm chuyện kỳ khôi. Trước khi thi vào Trường mỹ thuật, anh từng thi đỗ Trường ĐH Y Hà Nội, Trường ĐH An ninh, Trường nhạc... Nhưng duyên phận thế nào đều bỏ không học. Họa sĩ có cái say mê y học cổ truyền, tìm đủ loại sách, đọc ngấu nghiến như người ta đọc sách văn học. Hỏi thì anh bảo, sách thuốc cổ cũng là một cách khác để lý giải con người, mà lại lý giải trên sự cân bằng tự nhiên chứ không “dao kéo và hóa học” như Tây y nên đọc thấy khoái. Mới đầu chỉ là đọc và hỏi chuyện các thầy thuốc, sau vài lần thử bốc thuốc cho người thân và cho chính mình thấy hiệu nghiệm. Thế rồi học trò, bạn bè, người quen đến nhờ cắt thuốc để họa sĩ tự nhiên trở thành thầy lang một cách tự nguyện... bất đắc dĩ!!!
3. Cũng dễ hiểu sao họa sĩ lại chọn ngay sơn mài để làm chất liệu cho sáng tác của mình. Đó là vàng son tự nhiên, là chất quý thật, và phải kiên trì mới nắm được bí mật của chất liệu hội họa đã từng được nhiều bậc thầy kinh qua, làm cho nó trở thành truyền thống này. Tự làm mới không khó bằng là làm mới cái cũ. Vì sơn mài đã trở thành truyền thống, khó thay đổi.
Phạm Huy Hùng cố gắng vượt qua cái bước đã được xác định mà rất nhiều họa sĩ nổi tiếng đã từng đi qua và vấp phải với tranh sơn mài, ở cả hai mảng tranh có hình và trừu tượng. Họa sĩ còn tìm ra cho mình một cái độc đáo không ai có là anh phối những kiến thức về y học, về văn hóa cổ truyền tự hun đúc được trong mình để giải nghĩa những sáng tác sơn mài. Trong đó yếu tố chủ đạo được họa sĩ chú ý vẫn là sự cân bằng tâm sinh thái, sinh lý của con người đối với tự nhiên... Bức tranh như một yếu tố để họa sĩ tu tập, chiêm nghiệm, có khi kết quả cuối cùng cũng chẳng quan trọng.
4. Cũng cách đây ít lâu, tôi được một nhà Hán học đọc bức thư pháp của một thư pháp gia Đài Loan. Bức tranh chữ như sau : “Nam nhi chí tứ hải. Cổ nhân tích thốn âm”. Đọc xong, ông khen tấm tắc người viết có thần bút, nghĩa tứ sâu xa. Tôi không hiểu lắm thư pháp, chỉ thấy viết nguệch ngoạc như người mới biết viết. Nhà Hán học này giảng rằng, mấy người mới biết viết chữ ở ta cứ thích lòe loẹt, chữ như “phượng múa rồng bay” là hỏng. Chữ nghĩa nó phải có nội lực, trông ngây ngô thế thôi nhưng khí chất là của cao thủ.
Về với truyền thống là để đi nhanh tới hiện đại. Điều ấy đơn giản mà không dễ, nhiều họa sĩ trẻ có tài năng, nhưng vẫn vẽ vời nhẹ bỗng như “bánh ga - tô”, rất to, rất ngọt mà ăn không no được. Họa sĩ Phạm Huy Hùng đã qua cái tuổi “tứ thập nhi bất hoặc” mới trình bày những sáng tác đầu tay nhiều nghĩ ngợi của mình. Chắc chắn họa sĩ thừa hiểu rằng ước vọng tự hoàn thiện nhân cách và học vấn cao hơn nhiều việc vẽ một bức tranh đẹp để treo tường. Ấy thế nhưng vẫn phải công phu, phải chăm chút cho tranh, giống như chữa cho con bệnh lâu năm vậy...
XSMN 9/7: Xổ số miền Nam ngày 9/7/2025 gồm các xổ số Đồng Nai, Cần Thơ và Sóc Trăng Theo dõi kết quả XSMN hôm nay thứ Tư ngày 9/7 trên giaidauscholar.com.
Trong bối cảnh chuyển đổi số và chuyển đổi ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, công nghệ OCR (Nhận dạng ký tự quang học) ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc số hóa tài liệu, tự động hóa quy trình nghiệp vụ, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả quản trị.
Ngày 9/7, tại Kỳ họp thứ 25, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã diễn ra phiên chất vấn và trả lời chất vấn về tình hình thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, thu hút sự quan tâm của đông đảo cử tri và nhân dân Thủ đô.
Kết luận Phiên họp thứ 3 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt trực tuyến với 19 địa phương có dự án đường sắt đi qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo đồng loạt triển khai để hoàn thành giải phóng mặt bằng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam vào cuối năm 2026.
Sáng ngày 9/7, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) đã phối hợp cùng YouTube và MCV Group chính thức phát động cuộc thi sáng tạo video du lịch trên YouTube Shorts với chủ đề Việt Nam: Đi để yêu!.
Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Trái Đất Việt Nam (Miss Earth Vietnam) 2025 chính thức công bố gương mặt đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi Miss Earth 2025.
Tối 8/7, B Ray chính thức trình làng album “Cho Bảo” đánh dấu hành trình 10 năm hoạt động nghệ thuật. 11 track nhạc là lời thú nhận, quá trình chữa lành mà nam nghệ sĩ dành tặng cho chính mình.
Sáng 9/7, Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Ninh đến dâng hương tại Khu lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ và Công viên Nguyễn Văn Cừ nhân kỷ niệm 113 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ.
Vừa ra mắt không lâu, nhưng gameshow "Đấu trường gia tốc"-phiên bản Việt hóa từ chương trình huyền thoại "Run for money" của Fuji TV (Nhật Bản) đã nhanh chóng gây sốt trên truyền hình.
Ngày 7/7/2025 vừa qua, Bệnh viện Mắt Sài Gòn Đà Lạt tiếp nhận và xử trí thành công một ca chấn thương nghiêm trọng ở mắt do tai nạn lao động. Bệnh nhân là anh Dương M.T (27 tuổi, ngụ phường Xuân Hương- Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng)
Từ ngày 11 đến 13/7/2025, chuỗi sự kiện "Vi vu muôn ngả - Phủ xanh Việt Nam" của VinFast chính thức khởi động tại hai đầu cầu Bắc – Nam ở Hải Phòng, Đồng Nai.
Trong hành trình chuẩn bị cho Giải vô địch U23 Đông Nam Á 2025, HLV Kim Sang Sik đang từng bước xây dựng một đội hình vừa có sức trẻ, vừa có nền tảng kinh nghiệm thi đấu chuyên nghiệp. Tiền đạo Nguyễn Quốc Việt nổi bật như một "lá bài tẩy" trên hàng công của U22 Việt Nam và có thể là hy vọng lớn để U23 Việt Nam lần thứ 3 liên tiếp thống trị sân chơi này.
Trong năm 2025, đội tuyển U22 Việt Nam sẽ tham gia 3 giải đấu quan trọng: Giải vô địch U23 Ðông Nam Á 2025, vòng loại U23 châu Á 2026, SEA Games 33. Những giải đấu này không chỉ là câu chuyện khẳng định vị thế ở khu vực, còn để các cầu thủ trẻ tích lũy kinh nghiệm, hướng đến mục tiêu lớn hơn trong tương lai.