15/12/2016 06:10 GMT+7 | Bóng đá Việt
(giaidauscholar.com) - ... Tôi khóc vì tình nghĩa, vì ngày mai tôi phải rời xa đồng đội, rời xa những kỷ niệm, những trận đấu “để đời”!
Thế hệ chúng tôi ít mang nỗi đau như Công Vinh
Tôi không bị “ném đá” vì hồi ấy đâu đã có Internet, vả lại tôi cũng không phải là “ngôi sao sân cỏ” nổi tiếng như Công Vinh. Tôi chỉ là một tiền vệ trụ, người “càn quét” khu vực giữa sân, mà ở thời điểm những năm 1970, 1980, vị trí ấy không quan trọng bằng sự nóng bỏng ở khu vực trước cầu môn 2 bên.
Đồng đội cùng thời với tôi có những người được coi là huyền thoại sống như tiền đạo Ba Đẻn Nguyễn Thế Anh, trung vệ Nguyễn Trọng Giáp, thủ môn Trần Văn Khánh, hoặc sau đó là chú em - trung phong lừng danh Nguyễn Cao Cường…, cho dù rất nổi tiếng cho dù cũng đã rời xa sân cỏ cũng không bao giờ có nỗi đau như Công Vinh.
Ở thời điểm ấy, dù nổi tiếng nhưng các anh ấy không bao giờ được giới truyền thông, những người hâm mộ quan tâm theo sát như ngày nay. Và trong cách đối nhân xử thế, các cầu thủ ở thế hệ trước cũng rất ít làm những điều gây bức xúc dư luận về lối sống.
Ông Vũ Mạnh Hải thi đấu ở vị trí tiền vệ trụ khi còn là cầu thủ. Ảnh: VSI
Nhập môn
Chơi bạo lực, thô bạo thì thời nào cũng có nhưng để xảy ra những ca chấn thương nặng thì rất hiếm. Bóng đá là môn thể thao đối kháng cần sự mạnh mẽ va chạm quyết liệt, nhưng phải đúng luật và tôn trọng luật lệ, đó là những điều cả một thời trai trẻ mang màu áo Thể Công tôi và các đồng đội được dạy dỗ, chỉ bảo từ những bước chập chững vào nghề. Bài học đầu tiên chúng tôi được HLV chỉ dạy là bài tập về sự đoàn kết, thống nhất của một tập thể.
Mặc dù từng cá nhân luôn được khuyến khích sáng tạo, nhưng vai trò của ý chí tinh thần tập thể luôn là điều quan trọng nhất. Trong kế hoạch huấn luyện cơ bản với thời gian 3 năm, chỉ tiêu phấn đấu trở thành một chiến sỹ, một con người gương mẫu (Đoàn viên TNCS hoặc Đảng viên CS) được đặt lên hàng đầu trên cả các chỉ tiêu chuyên môn!
Có lẽ vì được định hướng huấn luyện đúng đắn với kỷ luật nghiêm ngặt của quân đội, đội bóng đá Thể Công luôn có tinh thần thi đấu kiên cường, đoàn kết, ý chí chiến đấu ngoan cường. Không bao giờ Thể Công bị phê phán vì tinh thần thi đấu kém cho dù có thể trình độ chuyên môn chưa cao.Tôi cho rằng, chính cách rèn luyện như thế, các cầu thủ sẽ đủ bản lĩnh vượt qua những khó khăn, thách thức tưởng như không thể. Giã từ sân cỏ, tôi đã khóc bởi sẽ không còn ngày ngày ra sân sát cánh cùng bạn rất thân của tôi là Phan Văn Mỵ, người đá cặp với tôi ở hàng tiền vệ, sẽ không còn cơ hội được phất một đường bóng dài cho Nguyễn Thế Anh lao tới uy hiếp khung thành đối phương, sẽ không còn được cùng trung vệ Nguyễn Trọng Giáp bảo vệ khung thành cho Trần Văn Khánh…
Và tôi cũng không còn cơ hội được thi đấu với những Cao Cường, Quản Trọng Hùng, Trần Viết Cường…, lứa đàn em mới vừa được bổ sung rất ăn ý với tôi. 18 năm trời, tuổi trẻ của tôi dành tất cả cho Thể Công của Quân đội nhân dân Việt Nam, làm sao khi ra đi làm nhiệm vụ khác bạn có thể bình thản được!?
Kỳ 2: Thể Công trong trái tim tôi
VŨ MẠNH HẢI
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất