Họa sĩ Trương Tiến Trà: Đào tạo họa sĩ không đơn giản là dạy vẽ

07/05/2019 16:57 GMT+7 | Văn hoá

(giaidauscholar.com) - Họa sĩ Trương Tiến Trà chia sẻ, đào tạo họa sĩ không đơn giản là dạy vẽ mà còn phải nghiên cứu về văn hóa, tâm lý để hiểu và định hướng cho các học trò.

Họa sĩ Nguyễn Thế Hùng: Sáng tạo là cách hữu hiệu để gìn giữ truyền thống

Họa sĩ Nguyễn Thế Hùng: Sáng tạo là cách hữu hiệu để gìn giữ truyền thống

Ngay sau giai đoạn lưu trú sáng tác tại Vermont Studio Center (Vermont, Mỹ) từ ngày 1/3 đến 29/3/2019, Nguyễn Thế Hùng xuống New York khai mạc triển lãm cá nhân "Another Land" (Vùng đất khác) tại Salomon Arts Gallery, kéo dài từ ngày 3/4 đến 24/4/2019.

Họa sĩ Trương Tiến Trà mới khai trương trung tâm đào tạo họa sĩ Artpink Studio tại phố Từ Hoa, Tây Hồ, Hà Nội. Anh dạy vẽ đã gần chục năm nhưng giờ đây mới mở trung tâm đào tạo chính thức.

Artpink tập trung đạo tạo 4 nhóm: Đào tạo, định hướng du học vào các trường nghệ thuật, hướng dẫn làm portfolio cho các em từ 15-18 tuổi; Đào tạo nguồn từ sơ cấp độ tuổi 5-15 cho lớp cơ bản và sáng tạo tự do; Đào tạo họa sĩ tự do; và đào tạo hệ thống phần mềm cho các chuyên ngành (thiết kế đồ họa, thiết kế nội thất, thiết kế thời trang, vẽ 3D, nhiếp ảnh, quay phim...).

Ngoài ra, trung tâm cũng tổ chức workshop thực hành nghệ thuật truyền thống ngắn hạn; tổ chức các buổi nói chuyện về nghệ thuật, lịch sử nghệ thuật; tổ chức triển lãm cá nhân cho các học viên (định kỳ), tổ chức đi dã ngoại và nghiên cứu văn hoá địa phương.

Chú thích ảnh
Họa sĩ Trương Tiến Trà

Trương Tiến Trà sinh năm 1979, từng theo học tại Đại học Mỹ thuật Hà Nội và Viện Hàn lâm Mỹ thuật Suricov - Moscow (Nga). Quãng thời gian gần 15 năm theo học bài bản tại những trường mỹ thuật danh tiếng đã cho anh một tay nghề hội họa vững vàng kể từ những tác phẩm đầu tiên.

Anh tiếp cận nhiều chất liệu khác nhau: sơn dầu, sơn mài, thếp bạc, hoàn kim, nhuộm thái thanh lam… Các triển lãm của anh ở trong và ngoài nước đều nhận được sự đánh giá cao từ phía khản giả và giới chuyên môn.

Bắt đầu những hoạt động giáo dục và định hướng nghệ thuật từ năm 2012, trong vòng 7 năm qua, họa sĩ Trương Tiến Trà luôn hướng đến giá trị cao đẹp trong nghệ thuật, anh định hướng cho từng học viên có một cuộc sống hoạt động nghệ thuật phong phú và đa dạng.

Chú thích ảnh
Không gian trung tâm đào tạo họa sĩ Artpink

"Tôi nghĩ một họa sĩ không đơn thuần chỉ là người vẽ tranh mà còn phải hiểu về văn hóa đất nước mình, đồng thời có đời sống tâm hồn phong phú. Một họa sĩ giỏi cũng cần phải có tư duy tốt. Tôi đã từ chối dạy rất nhiều em học sinh nếu như trong một khoảng thời gian nhất định mà học sinh và gia đình không có sự chia sẻ cởi mở suy nghĩ, mong muốn của họ" – Trương Tiến Trà khẳng định.

Trương Tiến Trà chia sẻ thêm, anh không có giáo trình chung cho tất cả các học viên mà sẽ trực tiếp trò chuyện, tìm hiểu với từng người để từ đó có phương pháp định hướng và đào tạo cho phù hợp.

"Mỗi em có một mục đích, hoàn cảnh và khả năng riêng biệt, vì thế không thể áp dụng chung một chương trình học được. Khi tiếp xúc, trò chuyện với các em, hiện giờ tôi hiểu mình cần đào tạo như thế nào với các em thì sẽ đạt hiệu quả như mong muốn. Bản thân tôi cũng không chỉ là một họa sĩ mà là một người thầy, không chỉ hiểu về chuyên môn mà còn phải nghiên cứu và hiểu về tâm lý nữa" - anh nói.

Chú thích ảnh

Họa sĩ, nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật Phan Cẩm Thượng được mời về tham gia giảng dạy về các kỹ thuật truyền thống cho các họa sĩ vẽ tự do của Artpink. Ông chia sẻ: "Nhiều người không biết tôi đã được đào tạo trong các làng nghề truyền thống về mỹ thuật, nắm được hầu hết các kỹ thuật cha ông để lại. Tôi tự tin nói rằng, mình có tay nghề làm mỹ thuật truyền thống mà nhiều thợ lành nghề cũng phải kính nể. Tôi rất mong sẽ truyền lại cho các thế hệ sau nên khi họa sĩ Trương Tiến Trà mời, tôi rất vui vẻ nhận lời.

Chúng tôi thống nhất, bỏ quan niệm dạy để luyện thi. Thay vào đó, mục tiêu của chúng tôi là dạy các em có thể làm nghề nghệ thuật. Nói như một họa sĩ nổi tiếng, đã là họa sĩ thì phải vẽ được những gì nhìn thấy. Mục tiêu của chúng tôi là có thể dạy các em vẽ thị giác trong khoảng 1,5 năm, tất nhiên còn phụ thuộc khả năng của học sinh nữa.

Hiện nay, với nhiều đơn vị họ đã không còn quan trọng bằng cấp, chỉ cần tay nghề là các em được việc, thế nên mục tiêu của trung tâm cũng gần gũi với yêu cầu của xã hội hiện đại".

Anh Tuấn

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm