‘Hoài niệm Hà Nội phố’ - nơi gặp gỡ của những người yêu Hà Nội

06/09/2018 19:05 GMT+7 | Văn hoá

(giaidauscholar.com) – Hơn 130 phiên bản tài liệu, hình ảnh, bản đồ, bản vẽ kỹ thuật… phản ánh đời sống sinh hoạt, văn hoá của người Hà Nội (từ đầu thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20) đã được trưng bày trong triển lãm Hoài niệm Hà Nội phố tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (số 18 Vũ Phạm Hàm, quận Cầu Giấy, Hà Nội) từ ngày 6/9-31/12.

Với 3 chủ đề: Từ nhượng địa Pháp đến khu phố Tây, Phố cổ Hà Nội, Thành Hà Nội và phụ cận, triển lãm phần nào tái hiện đời sống sinh hoạt, văn hoá, tôn giáo của người dân Hà Nội; khu phố cổ – nơi lưu giữ dấu ấn của một “Hà Nội ba sáu phố phường” thuở xưa; Thành cổ Hà Nội với quy mô và kiến trúc độc đáo; Văn Miếu Quốc tử Giám – Trường Đại học lâu đời nhất Việt Nam; thắng cảnh Hồ Tây cùng nhiều di tích lịch sử bao quanh; Hồ Hoàn Kiếm với cầu Thê Húc, tháp Rùa, đền Ngọc Sơn cùng các công trình mang đậm phong cách kiến trúc Á – Âu thời Pháp thuộc…

Chú thích ảnh
Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm

Thông qua các tài liệu và tư liệu lưu trữ tiêu biểu, trong đó một số lần đầu tiên được công bố, triển lãm mang tới cho công chúng những hồi ức đẹp về một Hà Nội xưa, ngàn năm văn hiến.

Theo ông Đặng Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, điểm mới của triển lãm này là phương thức biểu hiện. Nghệ thuật sắp đặt và thiết kế kiến trúc không gian kết hợp với những tài liệu, hiện vật phiên bản, hình ảnh công nghệ hiện đại... khiến triển lãm không đơn thuần là nơi trưng bày, giới thiệu các tài liệu lưu trữ, mà thực sự là không gian sinh động, nơi quý khách có thể chiêm ngưỡng, hòa mình và cảm nhận.

Đồng thời, khách tham quan triển lãm còn được tìm hiểu về kỹ thuật cũng như chế độ bảo quản các tài liệu lưu trữ quốc gia và các di sản tư liệu thế giới hiện đang được bảo quản tại đây.

Chú thích ảnh
Ông Đặng Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phát biểu tại triển lãm

Điểm nhấn của triển lãm là các tài liệu, hình ảnh về khu phố cổ (nơi lưu giữ dấu ấn của một “Hà Nội 36 phố phường” thuở xưa) và các công trình mang đậm phong cách kiến trúc châu Âu được xây dựng từ thời Pháp thuộc…

Chú thích ảnh
Ông Đặng Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ tặng quà lưu niệm (là phiên bản ảnh chụp Ô Quan Chưởng Hà Nội những năm cuối thế kỷ 19) cho Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam.

Cùng xem một số hình ảnh tại triển lãm:

Chú thích ảnh
Đại biểu và công chúng dự lễ khai mạc tham quan triển lãm
Chú thích ảnh
Triển lãm thu hút đông đảo người xem
Chú thích ảnh
Ông Bertrand Lortholary, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam chụp  ảnh hiện vật tại triển lãm 
Chú thích ảnh
BTC giới thiệu về triển lãm tới người xem
Chú thích ảnh
Quảng trường Paul Bert- nơi ngày nay là vườn hoa và tượng Lý Thái Tổ
Chú thích ảnh
Hình ảnh Ô quan chưởng tại triển lãm
Chú thích ảnh
Phố Hàng Than đầu thế kỷ 19
Chú thích ảnh
Hình ảnh hiếm về phu kéo xe xuất hiện ở Hà Nội
Chú thích ảnh
Triển lãm trưng bày trong không gian sinh động để người xem hòa mình và cảm nhận những hình ảnh đẹp về Hà Nội một thời

Trong khuôn khổ triển lãm, những thước phim tư liệu được BTC trình chiếu trên màn hình lớn, góp phần tái hiện không gian lịch sử, văn hóa của đất và người Thăng Long-Hà Nội trong giai đoạn từ đầu thế kỷ 19-giữa thế kỷ 20.

Triển lãm do Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước phối hợp với Đại sứ quán Pháp tổ chức.

'Hà Nội xưa và nay' - cuộc chơi 'lạ thường'

'Hà Nội xưa và nay' - cuộc chơi 'lạ thường'

Ngày 30/11, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội, lần đầu tiên khán giả sẽ có dịp trải nghiệm một sân khấu có một, không hai từ trước đến nay với chương trình "Hà Nội xưa và nay" do Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long thực hiện.

Hoài Thương

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm