04/08/2021 08:27 GMT+7 | Văn hoá
(giaidauscholar.com) - Italy đã trở thành quốc gia có nhiều di sản thế giới nhất được Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận khi các vòng bích họa thế kỷ XIV tại thành phố Padua trở thành di sản thế giới thứ 58 của nước này, vượt trên Trung Quốc với 56 di sản thế giới.
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, di sản thế giới mới được công nhận của Padua là “8 khu nhà phức hợp tôn giáo và thế tục nằm bên trong thành phố lịch sử có tường bao quanh Padua, nơi lưu giữ tuyển chọn các bức bích họa được vẽ từ năm 1302 đến năm 1397,” bao gồm Nhà nguyện Scrovegni của Giotto, một kiệt tác trong lịch sử hội họa ở Italy và châu Âu vào thế kỷ XIV.
Những bức bích họa được treo ở đây thuộc về thời kỳ vàng son của thành phố, trước khi nó bị rơi vào sự cai trị của Venice. Năm 1302 đánh dấu sự xuất hiện của Giotto ở Padua, trong khi năm 1397 là năm Jacopo da Verona vẽ các bức bích họa cuối cùng trong nhà nguyện San Michele.
Đây là di sản thế giới thứ 2 tại Padua được UNESCO công nhận và là kết quả của một quá trình rất dài, bắt đầu từ năm 1996. Trước đó, Vườn Bách thảo tại Padua đã được công nhận là di sản thế giới.
Ngày 28/7, 12 bộ cổng vòm thời trung cổ và các khu vực xây dựng xung quanh chúng tại thành phố Bologna (Italy) cũng đã được đưa vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO.
Dương Hoa/TTXVN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất