Khả năng một tên lửa đẩy của công ty SpaceX sẽ đâm vào Mặt Trăng

27/01/2022 19:34 GMT+7 | Tin tức 24h

(giaidauscholar.com) - Các chuyên gia dự báo một phần tên lửa đẩy do công ty SpaceX phóng vào vũ trụ cách đây 7 năm và bị bỏ lại ngoài không gian sau khi hoàn thành sứ mệnh, sẽ đâm vào Mặt Trăng vào tháng 3 tới.

Ấn Độ bắn thử thành công phiên bản mới tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos

Ấn Độ bắn thử thành công phiên bản mới tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, các nguồn tin quốc phòng cho biết, Ấn Độ ngày 20/1 đã bắn thử thành công phiên bản mới của loại tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos ở ngoài khơi bờ biển Odisha thuộc miền Đông nước này.

Năm 2015, tên lửa đẩy này được phóng vào vũ trụ từ bệ phóng tại Florida (Mỹ), nhằm đưa một vệ tinh của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vào quỹ đạo. Sau khi hoàn thành sứ mệnh, tên lửa đẩy trôi dạt trong vũ trụ theo quỹ đạo hỗn loạn. 

Nhà thiên văn học Bill Gray cho biết tên lửa đẩy này đã trôi khá gần Mặt Trăng trong tháng 1. Một tuần sau khi tên lửa bay qua gần Mặt Trăng, ông đã tiến hành quan sát lần nữa và kết luận rằng nó sẽ  đâm vào vùng tối của Mặt Trăng vào ngày 14/3 tới, với vận tốc 9.000km/h.

Chú thích ảnh
Tên lửa đẩy mang theo vệ tinh DSCOVR rời bệ phóng tại trạm không quân Cape Canaveral, Florida, Mỹ, ngày 11/2/2015. Ảnh: AFP/ TTXVN

Ông cũng kêu gọi cộng đồng các nhà thiên văn học nghiệp dư cùng quan sát để kiểm chứng kết luận này. Hầu hết đều nhất trí rằng sẽ có va chạm xảy ra trên Mặt Trăng, dù thời gian và địa điểm xảy ra có thể thay đổi so với dự báo của ông Gray.

Tác động của quả tên lửa nặng 4 tấn lên Mặt Trăng sẽ không thể quan sát được từ Trái Đất trong thời gian thực. Tuy nhiên, vụ va chạm sẽ để lại một hố trên Mặt Trăng, mà các nhà khoa học có thể quan sát được từ tàu vũ trụ và vệ tinh và từ đó giúp mở rộng hiểu biết về địa chất của Mặt Trăng.

Ông Bill Gray cảnh báo trong tương lai còn có thể xảy ra nhiều vụ va chạm không chủ đích trên Mặt Trăng, khi các nước đẩy mạnh các chương trình khám phá vũ trụ, để lại nhiều vật thể trôi dạt trong không gian.

Nhà thiên văn học Gray là người sáng lập Dự án Pluto, phần mềm cho phép tính toán quỹ đạo của tiểu hành tinh và các vật thể khác trong không gian. Phần mềm này được sử dụng trong các chương trình quan sát không gian do NASA tài trợ.

Trong khi đó, nhà thiên văn học Jonathan McDowell cho rằng những va chạm tương tự đã xảy ra trong không gian mà con người không hề hay biết. Theo ông Dowell, có ít nhất khoảng 50 vật thể lưu lạc trong quỹ đạo của Trái Đất từ những thập kỷ 60 đến 80 mà không được theo dõi.

Hoàng Châu/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm