Khai thác hiệu quả du lịch văn hóa lịch sử ở vùng đất Tiền Giang

23/06/2025 11:04 | Du lịch
Hữu Trí/ TTXVN

Tiền Giang chú trọng khai thác giá trị di tích văn hóa, lịch sử và sinh thái để tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang, địa phương hiện có trên 2.100 di tích lịch sử - văn hóa, bao gồm các di tích khảo cổ, lịch sử cách mạng, di tích tôn giáo tín ngưỡng và kiến trúc nghệ thuật. Trong đó, 21 di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng cấp quốc gia và 86 di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, tạo nên một bức tranh đa màu sắc về đất nước và con người Tiền Giang với những nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời được kết tinh từ ngàn đời nay. Hầu hết các di tích lịch sử - văn hóa là nơi hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh, tôn vinh các giá trị văn hóa, là nguồn tư liệu phong phú trong việc nghiên cứu văn hóa vùng, văn hóa dân tộc, đồng thời là điểm đến hấp dẫn du khách.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang Võ Phạm Tân thông tin: Thế mạnh của du lịch Tiền Giang gắn liền với di tích văn hóa lịch sử và sinh thái như: Di tích văn hóa Óc Eo, Gò Thành thế kỷ I đến thế kỷ VI (sau công nguyên) ở huyện Chợ Gạo; di tích lịch sử Rạch Gầm – Xoài Mút ở huyện Châu Thành, di tích chiến thắng Ấp Bắc ở huyện Cai Lậy, lũy Pháo Đài ở huyện Tân Phú Đông; nhiều lăng mộ, đền chùa như lăng Trương Định, lăng Hoàng Gia, chùa Vĩnh Tràng, chùa Sắc Tứ…

Khai thác hiệu quả du lịch văn hóa lịch sử ở vùng đất Tiền Giang - Ảnh 1.

Du khách chụp ảnh lưu niệm tại khu Lăng Hoàng gia, nơi thờ Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng, thân phụ Hoàng Thái hậu Từ Dũ tại thành phố Gò Công (Tiền Giang). Ảnh: Minh Trí - TTXVN

Đối với vùng du lịch hệ sinh thái nước ngọt ở phía Tây, một điểm đến hấp dẫn là di sản văn hóa làng cổ Đông Hòa Hiệp ở xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè. Cùng với làng Đường Lâm ở Hà Nội và làng Phước Tích ở Huế, làng Đông Hòa Hiệp là một trong 3 ngôi làng cổ ở Việt Nam đã được Tổng cục Du lịch Việt Nam (nay là Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) cùng Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) chọn để thực hiện Dự án "Hỗ trợ Phát huy vai trò của cộng đồng trong phát triển bền vững tại Việt Nam, thông qua du lịch di sản", từ năm 2003.

Phó Chủ tịch UBND huyện Cái Bè Lê Văn Ý cho biết: Làng cổ Đông Hòa Hiệp thu hút du khách khám phá những nét kiến trúc cùng hoa văn cổ xưa của Nam Bộ được thể hiện qua  bức hoành, liễn gỗ, kèo cột được chạm khắc công phu mang đậm nét kiến trúc văn hóa nhà vườn Nam Bộ với niên đại trên 100 năm. Các ngôi nhà cổ nằm đan xen với những vườn cây ăn trái tạo nên vẻ đẹp dân dã nhưng thơ mộng.

Khi đến vùng du lịch hệ sinh thái ngập mặn ở phía Đông của Tiền Giang, khách du lịch có thể tham quan di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia Lăng mộ Hoàng Gia ở phường Long Hưng (thành phố Gò Công) để tìm hiểu và biết thêm về nơi phát tích của một Thái hậu đức độ - Từ Dụ (Từ Dũ). Lăng Hoàng gia được xây dựng năm 1826, gồm lăng mộ và đền thờ ông Phạm Đăng Hưng, là ông ngoại Vua Tự Đức, thân sinh Thái hậu Từ Dũ, vợ vua Thiệu Trị, lăng nằm cách trung tâm thành phố khoảng 2km.

Khai thác hiệu quả du lịch văn hóa lịch sử ở vùng đất Tiền Giang - Ảnh 2.

Du khách tham quan Lăng Hoàng gia, nơi an nghỉ của Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng, thân phụ Hoàng Thái hậu Từ Dũ tại thành phố Gò Công (Tiền Giang). Ảnh: Minh Trí - TTXVN

Ngoài ra, du khách không thể bỏ qua một di tích quốc gia đặc biệt là các địa điểm Khởi nghĩa Trương Định ở tỉnh Tiền Giang, gồm: Mộ và Đền thờ Trương Định (thành phố Gò Công); Đền thờ Trương Định, Đám lá tối trời (xã Gia Thuận), Ao Dinh (xã Tân Phước), huyện Gò Công Đông; Lũy Pháo Đài (xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông). Du khách có thể tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp của vị Anh hùng Trương Định, một nét son ngời sáng tô thắm thêm trang sử hào hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc…

Thành phố Gò Công còn thu hút khách du lịch bởi hàng chục ngôi nhà cổ trên 100 tuổi với kiến trúc phối hợp Đông - Tây độc đáo như nhà đốc phủ Nguyễn Văn Hải (ở số 9 Hai Bà Trưng, thành phố Gò Công) được xây dựng năm 1860; đình Trung được xây dựng cuối thế kỷ XIX…

Để phát huy tiềm năng du lịch văn hóa, lịch sử, Tiền Giang đã tập trung triển khai giới thiệu, quảng bá sản phẩm và hình ảnh du lịch địa phương, quan tâm khai thác tốt tour du lịch mới để thu hút khách du lịch; hoạt động hợp tác liên kết ngày càng được mở rộng và thiết thực hơn. Các doanh nghiệp lữ hành chủ động xây dựng tour, tuyến và mở rộng thị trường du lịch giữa Tiền Giang với các vùng, miền khác.

Trong 5 tháng đầu của năm 2025, khách du lịch đến Tiền Giang là 679.000 lượt, đạt 32,3% kế hoạch. Khách quốc tế là 234.000 lượt, đạt 33,4% kế hoạch. Tổng doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch, dịch vụ tiêu dùng khác đạt 9.143 tỉ đồng.

Khai thác hiệu quả du lịch văn hóa lịch sử ở vùng đất Tiền Giang - Ảnh 3.

Du khách tham quan Đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định – Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt tại xã Gia Thuận (Gò Công Đông, Tiền Giang). Ảnh: Minh Trí - TTXVN

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tiền Giang Võ Phạm Tân trao đổi: Với tiềm năng phong phú, đa dạng và lợi thế về tài nguyên thiên nhiên cùng bề dày lịch sử - văn hóa, Tiền Giang đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách. Việc khai thác hợp lý tiềm năng du lịch, kết hợp tham quan di tích lịch sử, văn hóa sẽ tạo điều kiện cho du lịch Tiền Giang phát triển bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách trong thời kỳ hội nhập.

Tiền Giang hiện có gần 20 đơn vị kinh doanh lữ hành hoạt động , trên 200 thuyền máy vận chuyển khách, gần 100 nhà hàng, khách sạn không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm, đáp ứng nhu cầu du khách trong nước và quốc tế.

Năm 2025, Tiền Giang đặt mục tiêu đón khoảng 2,1 triệu lượt du khách, trong đó có 700.000 khách quốc tế và doanh thu từ du lịch đạt 1.507 tỉ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng mong muốn trở thành điểm đến văn hóa và du lịch mang tầm khu vực

Đà Nẵng mong muốn trở thành điểm đến văn hóa và du lịch mang tầm khu vực

Ngành Du lịch thành phố Đà Nẵng đang góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương.

Hin Nam No - Kỳ quan thiên nhiên thế giới liên biên giới Việt Nam - Lào

Hin Nam No - Kỳ quan thiên nhiên thế giới liên biên giới Việt Nam - Lào

UNESCO đã chính thức công nhận Vườn quốc gia Hin Nam No là Di sản thiên nhiên thế giới liên biên giới cùng với Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng của Việt Nam.

Cảnh báo tình trạng giả mạo cơ sở lưu trú du lịch để lừa đảo

Cảnh báo tình trạng giả mạo cơ sở lưu trú du lịch để lừa đảo

Du lịch nghỉ dưỡng ven biển ở phía Đông của tỉnh Đắk Lắk đang vào mùa cao điểm. Lợi dụng điều này, các đối tượng lừa đảo đã sử dụng các trang fanpage, website giả mạo homestay, khách sạn có uy tín trên địa bàn… để chiếm đoạt tiền đặt cọc của khách du lịch khi đăng ký trực tuyến đặt phòng.

"Việt Nam bách nghệ": Show diễn thấm đẫm hồn Việt

"Việt Nam bách nghệ": Show diễn thấm đẫm hồn Việt

"Việt Nam bách nghệ" kết hợp trình diễn của vũ đạo, xiếc cùng các hiệu ứng sân khấu để tôn vinh các nghề thủ công truyền thống Việt Nam, vừa ra mắt mùa Hè này phục vụ du khách tại Nha Trang.

Bún bò Huế là Di sản văn hóa quốc gia

Bún bò Huế là Di sản văn hóa quốc gia

Bún bò Huế là món ăn nổi tiếng cả trong nước và quốc tế, là kết tinh của hàng trăm năm tri thức dân gian, phản ánh sâu sắc tâm hồn, phong cách sống và văn hóa ẩm thực của người Huế.

Việt Nam là điểm đến được ưa thích hàng đầu của người Australia

Việt Nam là điểm đến được ưa thích hàng đầu của người Australia

Trang tin Sky News (Australia) mới đây đăng bài viết cho biết khi du khách Australia muốn tìm kiếm "những cuộc phiêu lưu văn hóa có ý nghĩa", Việt Nam đã được họ đưa vào đầu danh sách bởi du lịch ở quốc gia Đông Nam Á này có chất lượng tốt và giá rẻ hơn so với bất kỳ điểm đến phổ biến nào khác.

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Ngày 12/7, trong tiếng kèn vỏ ốc xà cừ, Penico - một thành cổ 3.800 năm tuổi của nền văn minh Caral, một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới tại Peru - đã chính thức mở cửa đón khách tham quan sau 8 năm nghiên cứu và trùng tu.

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tin mới nhất

Đà Nẵng mong muốn trở thành điểm đến văn hóa và du lịch mang tầm khu vực

Đà Nẵng mong muốn trở thành điểm đến văn hóa và du lịch mang tầm khu vực

Ngành Du lịch thành phố Đà Nẵng đang góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương.

Hin Nam No - Kỳ quan thiên nhiên thế giới liên biên giới Việt Nam - Lào

Hin Nam No - Kỳ quan thiên nhiên thế giới liên biên giới Việt Nam - Lào

UNESCO đã chính thức công nhận Vườn quốc gia Hin Nam No là Di sản thiên nhiên thế giới liên biên giới cùng với Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng của Việt Nam.

Cảnh báo tình trạng giả mạo cơ sở lưu trú du lịch để lừa đảo

Cảnh báo tình trạng giả mạo cơ sở lưu trú du lịch để lừa đảo

Du lịch nghỉ dưỡng ven biển ở phía Đông của tỉnh Đắk Lắk đang vào mùa cao điểm. Lợi dụng điều này, các đối tượng lừa đảo đã sử dụng các trang fanpage, website giả mạo homestay, khách sạn có uy tín trên địa bàn… để chiếm đoạt tiền đặt cọc của khách du lịch khi đăng ký trực tuyến đặt phòng.

"Việt Nam bách nghệ": Show diễn thấm đẫm hồn Việt

"Việt Nam bách nghệ": Show diễn thấm đẫm hồn Việt

"Việt Nam bách nghệ" kết hợp trình diễn của vũ đạo, xiếc cùng các hiệu ứng sân khấu để tôn vinh các nghề thủ công truyền thống Việt Nam, vừa ra mắt mùa Hè này phục vụ du khách tại Nha Trang.

Bún bò Huế là Di sản văn hóa quốc gia

Bún bò Huế là Di sản văn hóa quốc gia

Bún bò Huế là món ăn nổi tiếng cả trong nước và quốc tế, là kết tinh của hàng trăm năm tri thức dân gian, phản ánh sâu sắc tâm hồn, phong cách sống và văn hóa ẩm thực của người Huế.

Việt Nam là điểm đến được ưa thích hàng đầu của người Australia

Việt Nam là điểm đến được ưa thích hàng đầu của người Australia

Trang tin Sky News (Australia) mới đây đăng bài viết cho biết khi du khách Australia muốn tìm kiếm "những cuộc phiêu lưu văn hóa có ý nghĩa", Việt Nam đã được họ đưa vào đầu danh sách bởi du lịch ở quốc gia Đông Nam Á này có chất lượng tốt và giá rẻ hơn so với bất kỳ điểm đến phổ biến nào khác.

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Ngày 12/7, trong tiếng kèn vỏ ốc xà cừ, Penico - một thành cổ 3.800 năm tuổi của nền văn minh Caral, một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới tại Peru - đã chính thức mở cửa đón khách tham quan sau 8 năm nghiên cứu và trùng tu.

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới, vì những hình ảnh mô tả sống động về sinh vật biển và được cho là bức tranh miêu tả hoạt động săn cá voi lâu đời nhất thế giới.

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Đây là Di sản thế giới thứ 9 ở Việt Nam được UNESCO công nhận và là Di sản thế giới liên tỉnh thứ 2 ở Việt Nam, cùng với Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà.