19/02/2014 07:56 GMT+7 | V-League
(giaidauscholar.com) - Lúc HN.T&T đến sân của Muangthong United (Thái Lan) làm khách trong khuôn vòng đấu loại thứ 2 AFC Champions League 2014, rất nhiều người đã ngạc nhiên khi thấy nhà đương kim á quân Thai-League có đến 10 nghiệp đoàn kinh tế khổng lồ bảo trợ. Có thể kể đến những cái tên như Yamaha, Toshiba, Seiko, Canon, Novotel, Thai AirAsia…, trong khi đó, đại diện Việt Nam chỉ in mỗi cái logo Kappa trên áo đấu đã được xem là tự hào?!
Một vấn đề liên quan khác, khi trả lời câu hỏi liệu Samsung có kế hoạch hợp tác – tài trợ nào với bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam trong tương lai hay không, thay vì chỉ hướng đến các chương trình mang tính cộng đồng, như “Trại hè Samsung Chelsea – Nơi khát vọng bóng đá tỏa sáng” (với Việt Nam là một trong 4 nước trên thế giới được chọn và sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 3 tới đây – PV), đại diện hãng điện tử Hàn Quốc chỉ cười khẽ rồi nhẹ lắc đầu.
Chúng ta đều đã biết, Samsung chính là một trong những nhà tài trợ lớn nhất của CLB nổi tiếng Chelsea, với gói tài trợ trị giá đến 50 triệu bảng/5 năm đầu (giai đoạn 2005-2010), là đối tác chính của các kỳ Olympic và theo số liệu thống kê năm 2012, Samsung đã chi tổng cộng 50 tỷ USD cho các gói tài trợ thể thao tên toàn thế giới. Vậy tại sao và như thế nào, họ lại lắc đầu khi chúng ta đề cập đến bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, với giải đấu từng được cho là số 1 Đông Nam Á?
Trong khi phần lớn các CLB được cho là chuyên nghiệp ở Việt Nam vẫn phải sống nhờ bầu sữa doanh nghiệp, thì V-League từ bao năm qua vẫn chỉ gắn liền với Eximbank, gói tài trợ vài chục tỷ đồng do đích thân quyền Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng đem về. Thời điểm trước khi mùa giải 2014 khởi tranh, nhà tổ chức thậm chí còn gặp rất nhiều khó khăn để mời gọi tài trợ cho những giải đấu thấp hơn như hạng Nhất hay Cúp QG...
Dài dòng như thế để thấy rằng, các đội bóng Việt Nam hay những giải đấu như V-League, hạng Nhất, vẫn chưa thực sự hấp dẫn với các đối tác kinh tế lớn. Hoặc nữa, một bộ phận những người đảm trách việc kinh doanh, quảng bá và bán sản phẩm, đã làm việc không hiệu quả suốt một thời gian dài. Đấy chính là câu trả lời cho việc, tại sao và như thế nào, bóng đá Việt Nam vẫn chưa thể nuôi sống chính cơ thể của mình, để mãi mang tiếng là phải đi bằng đôi chân người khác.
Tùy Phong
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất