(TT&VH) - Tạt a-xít là một phương cách khủng khiếp mà con người nghĩ ra để hại nhau. Tại Pakistan có một nhóm phụ nữ bị a-xít hủy hoại nhan sắc và sức khỏe đang tích cực chống lại tội ác man rợ này.
Bibi trước khi bị tấn công
Naziran Bibi khao khát pháp luật áp dụng cách thức “máu trả bằng máu” đối với kẻ đã hắt a-xít làm cháy gương mặt, gây mù mắt và hủy hoại tương lai của chị. “Mỗi con mắt đổi lấy một con mắt” - chị nói với phóng viên AFP. Cơn thịnh nộ của Bibi dường như làm nóng cả căn phòng nhỏ trong một văn phòng từ thiện tại thủ đô Pakistan: “Kẻ nào đổ a-xít vào mặt người khác, kẻ đó cũng phải chịu hình phạt tương tự. Vâng, tôi muốn chuyện này phải được thực thi. Cuộc sống của tôi như đã kết thúc”.
Bibi, một phụ nữ trẻ thất học, sống tại vùng chuyên trồng bông của tỉnh Punjab. A-xít đã cướp đi cả tuổi trẻ lẫn vẻ đẹp của Bibi khi chị mới 23 tuổi. Khuôn mặt Bibi giờ đây méo mó, lồi lõm sẹo. Chị không còn môi trên do bị a-xít hủy hoại. Mũi chị mới chỉ được tái tạo một phần dù đã trải qua mấy cuộc phẫu thuật. Nơi từng là đôi mắt giờ chỉ còn lại những hố sâu. Người lần đầu tiếp xúc với Bibi không tránh được cảm giác ghê sợ.
Chồng chết, Bibi bị ép làm vợ lẽ của anh rể. Chị đã bị đối xử cực kỳ tồi tệ. Cách đây khoảng một năm, có kẻ đã đổ a-xít vào mặt Bibi khi chị đang ngủ. Đau đớn, hoảng loạn và lo sợ cho hai đứa con gái, chị nghe lời chồng xúi giục nên đã tố cáo một người đàn ông vô tội. Tuy nhiên, giờ đây Bibi đang tìm cách rút lại những lời khai ban đầu. Chị tin rằng thủ phạm thực sự là người chồng thứ hai. Hắn vẫn đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. “Tôi rơi vào vực thẳm, đau đớn cả tinh thần lẫn thể xác. Tôi chỉ nung nấu ý nguyện phải trừng phạt kẻ đã hại mình. Tôi muốn đổ a-xít vào mặt anh ta. Không chỉ anh ta mà với tất cả những kẻ đã dùng a-xít hại người khác” - chị nói.
Tạt a-xít là hiện tượng thường gặp ở Campuchia, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ và nhiều quốc gia châu Á khác. Theo nghiên cứu của hai tổ chức Taru Bahl và M.H. Syed, 80% nạn nhân các vụ tấn công bằng a-xít là phụ nữ và gần 40% trong số đó dưới 18 tuổi.
Nạn nhân bị tấn công bằng a-xít thường có tỷ lệ sống cao. Tuy nhiên, họ sẽ phải đối mặt với những hậu quả nặng nề về mặt thể xác và cần trải qua nhiều cuộc phẫu thuật chỉnh hình kéo dài, tốn kém và đau đớn. Bên cạnh đó là những thách thức không nhỏ về mặt tâm lý cần có sự can thiệp sâu của các nhà tâm lý, chuyên gia tư vấn trong từng giai đoạn phục hồi về thể xác. Phần lớn nạn nhân bị tấn công bằng a-xít thường rơi vào tình trạng căng thẳng, lo lắng. Các vết sẹo trên cơ thể khiến họ xấu hổ, e ngại tiếp xúc với người ngoài. Họ thường trốn tránh xã hội vì sợ định kiến và những lời dèm pha từ cộng đồng.
Mong muốn báo thù của Bibi là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nhóm phụ nữ bị tạt a-xít ở Pakistan lại nghĩ tới những vấn đề lớn hơn. Họ tích cực vận động chính phủ thay đổi luật để ngăn chặn các vụ tấn công tương tự.
Có điều, việc này không hề dễ dàng bởi Pakistan là quốc gia Hồi giáo bảo thủ, nơi mà phụ nữ, đặc biệt những người sống tại các vùng nông thôn nghèo, bị coi như một dạng hàng hóa và ít khi được cảnh sát bảo vệ. Họ cũng chịu sức ép không được làm mất mặt gia đình. Cho tới nay, Pakistan vẫn chưa có đạo luật chống lại tình trạng bạo lực gia đình. Đạo luật này đã được phác thảo sơ bộ song chưa vượt qua giai đoạn tranh luận do các nghị sĩ theo đường lối bảo thủ phản đối.
Naziran Bibi tết tóc cho một nạn nhân bị tấn công bằng a-xít
Trong khi đó, các vụ tấn công bằng a-xít ở Pakistan vẫn đang tăng lên. Theo Quỹ Nạn nhân bị tấn công bằng a-xít ở Pakistan (ASF), trong năm 2009 có 48 vụ được ghi nhận. Con số thật được Sana Masood, cố vấn pháp lý của quỹ này, đánh giá là cao hơn nhiều vì không ít nạn nhân ngại tố cáo kẻ tấn công. Naila Farhat mới chỉ 13 tuổi khi bị một gã đàn ông ném bịch a-xít vào mặt. Nguyên nhân là do cha mẹ của cô bé không chấp nhận hắn làm rể. Kẻ thủ ác chỉ bị kết án 12 năm tù giam và nộp 1,2 triệu rupee (14.250 USD) bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên khi y kháng án, tòa phúc thẩm đã giảm nhẹ hình phạt và tuyên bố thủ phạm có thể được thả ngay nếu nộp đủ tiền bồi thường. Tức giận, Farhat và ASF đã đâm đơn khiếu nại lên Tòa án Tối cao Pakistan. Đây là vụ tấn công bằng a-xít đầu tiên được tòa án cấp cao nhất ở Pakistan thụ lý. Kết quả, chánh án đã đảo ngược quyết định của tòa phúc thẩm trong vòng vài phút. Chánh án Iftikhar Mohammad Chaudhry đặc biệt quan tâm tới vụ việc này và đề nghị chính phủ thông qua đạo luật mới để kiểm soát việc buôn bán a-xít cũng như tăng hình phạt liên quan tới hoạt động tấn công bằng a-xít.
Hành động của ông Chaudhry nhận được sự ủng hộ từ ASF. Theo Masood, người dân Pakistan có thể mua a-xít đậm đặc, vốn được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp trồng và xử lý bông, một cách dễ dàng. Khi rơi vào tay kẻ xấu, axít trở thành vũ khí cực kỳ kinh khủng. “Bởi người ta có thể dễ dàng kiếm được a-xít nên họ cũng hay sử dụng. Vì những tranh cãi trong nhà hết sức đơn giản, người ta cũng có thể tạt a-xít vào nhau” - Masood nói - “A-xít không chỉ tàn phá gương mặt nạn nhân mà còn hủy hoại cuộc đời của họ”.
Ngoài việc kiểm soát “thị trường” a-xít, một trong những điều quan trọng là ban hành luật bắt kẻ tấn công trả các chi phí điều trị và tư vấn tâm lý cho nạn nhân. Mấy năm qua, ASF đã tích cực vận động để đạo luật này được thông qua. Nỗ lực đó, kết hợp với hoạt động đấu tranh của cô bé Farhat, đã không uổng phí. Giờ họ đang tràn đầy hy vọng rằng đạo luật sẽ được đệ trình lên Quốc hội trong tháng này. “Các nghị sĩ nên thông qua đạo luật đó và chúng tôi không nghĩ là chính phủ trì hoãn hoặc cản trở việc đưa đạo luật vào cuộc sống” - nghị sĩ Marvi Memon tuyên bố. Không có sự can đảm của Farhat, những bước tiến lớn này có thể sẽ không đạt được. “Tôi luôn khuyến khích các nạn nhân bị tạt a-xít đứng lên đấu tranh. Tôi nói với họ rằng nên tiếp tục chiến đấu vì quyền lợi của mình và không phải e ngại việc ra khỏi nhà. Họ cần tiến lên một cách mạnh mẽ” - chị tâm sự.
Phạm Phước Hưng là một trong những gương mặt thuộc Thế hệ vàng của Thể dục dụng cụ (TDDC) Việt Nam. Giải nghệ từ cuối năm 2019, nhưng tình yêu mà cựu VĐV Phạm Phước Hưng dành cho bộ môn này chưa bao giờ kết thúc. Sau nhiều năm thử nghiệm, Phước Hưng đã có cho riêng mình một phòng tập Jumping (nhảy bạt) rộng tới 150 m² cùng hi vọng đưa TDDC tới gần với cộng đồng.
Tối 10/7, chương trình hòa nhạc đặc biệt "The Light of Melody" diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội, với sự tham gia của nhiều giọng ca xuất sắc trên sân khấu opera thế giới.
Tối 10/7, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Lễ công bố và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Tháp Bà Pô Nagar và Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Tri thức khai thác và chế biến trầm hương Khánh Hòa.
Chiều tối 10/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân gặp mặt các nhà ngoại giao nữ Việt Nam và quốc tế nhân ngày Quốc tế Phụ nữ trong ngành Ngoại giao của Liên hợp quốc (24/6), hướng tới tới kỷ niệm 80 năm ngành Ngoại giao Việt Nam.
Tối 10/7, tại Nhà hát Hồ Gươm - trái tim âm nhạc của Thủ đô, chương trình hòa nhạc đặc biệt “The Light of Melody” đã chính thức diễn ra, mở màn cho chuỗi sự kiện kỷ niệm 2 năm khánh thành nhà hát và hướng tới 80 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân; 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Trong một trận đấu đầy kịch tính tại bán kết đơn nữ Wimbledon 2025, tay vợt số 1 thế giới Aryna Sabalenka đã bất ngờ gục ngã trước Amanda Anisimova với tỷ số 4-6, 6-4, 4-6, qua đó nhường vé vào chung kết cho đối thủ người Mỹ.
Sau hai sự kiện tranh đai hấp dẫn LC 22 và LC 23, giải MMA chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam sẽ tiếp tục mang đến cho người hâm mộ võ thuật một đêm thi đấu bùng nổ với LION Championship 24, diễn ra lúc 20h00 ngày 12/7 tại Nhà thi đấu Tây Hồ (Hà Nội).
Trong trận bán kết đơn nữ Wimbledon 2025, tay vợt số 1 thế giới Aryna Sabalenka đã có hành động đẹp khi tạm dừng trận đấu với Amanda Anisimova để hỗ trợ một khán giả bị ngất xỉu do thời tiết nóng bức.
Liên tiếp các vụ cháy xảy ra trên địa bàn TP HCM gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản gióng lên cảnh báo về đảm bảo an toàn trên địa bàn. Đáng chú ý, vụ cháy để lại hậu quả thường xảy ra ở những chung cư cũ, chung cư không đảm bảo quy định về phòng cháy, chữa cháy.
Ngày 10/7/2025, Kỳ họp thứ 25, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa trên địa bàn Thủ đô, căn cứ theo điểm d, khoản 2, Điều 28 Luật Thủ đô.
Sau khi tạo dấu ấn với "7 năm chưa cưới sẽ chia tay", cặp đôi Thúy Ngân và Võ Cảnh đã trở lại màn ảnh nhỏ trong "Cô đừng hòng thoát khỏi tôi" - một bộ phim tâm lý - hành động - phá án với nhiều tình tiết kịch tính.
Với hàng loạt sản phẩm mới độc đáo, sự chuẩn bị kỹ lưỡng về hạ tầng và dịch vụ, cùng sức hút mạnh mẽ từ sự kiện lịch sử trọng đại, Thủ đô đang sẵn sàng chào đón lượng lớn du khách trong và ngoài nước.
Năm 2025, tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu đón và phục vụ 22,4 triệu lượt khách. Để đạt được mục tiêu này, một trong những nhiệm vụ trọng tâm đặt ra là kết nối các vùng du lịch Lâm Đồng ngàn hoa - Lâm Đồng biển xanh và Lâm Đồng đại ngàn, những cái tên mới rất đặc trưng cho các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông trước đây.
Siêu phẩm điện thoại gập Samsung Z Flip 7 đã chính thức ra mắt, mang đến sự kết hợp hoàn hảo giữa thiết kế thời trang, công nghệ đột phá và hàng loạt ưu đãi hấp dẫn chưa từng có. Trong giai đoạn Pre-order từ ngày 09/07 - 26/07
Nhờ sức hút của chương trình truyền hình thực tế Gia đình Haha và dàn sao Việt, Bản Liền (Lào Cai) đang trở thành điểm đến du lịch "hot", khiến các homestay liên tục "cháy phòng".
Arsenal đang có những động thái táo bạo trên thị trường chuyển nhượng mùa Hè với tâm điểm là thương vụ Viktor Gyokeres từ Sporting Lisbon. Tiền đạo người Thụy Điển hứa hẹn sẽ mang đến sự sắc bén mà Pháo thủ còn thiếu. Nhưng Arsenal sẽ còn cần bổ sung những gì để cạnh tranh danh hiệu mùa bóng này?