Kuala Lumpur, biểu tượng của vẻ đẹp văn hóa Malaysia (Phần 1)

27/11/2016 09:03 | Điểm đến

(Dulich - giaidauscholar.com) - Malaysia là một trong những đất nước có nền văn hoá đa dạng phong phú nhất khu vực Đông Nam Á với sự pha trộn hoà quyện của vẻ đẹp hiện đại và truyền thống. Thủ đô Kuala Lumpur chính là điển hình cho nét đẹp đặc sắc này.

Điều đầu tiên hấp dẫn tôi đến đất nước này, chính là clip quảng cáo du lịch cùng với thông điệp mang tính lan toả và truyền ngẫu hứng rất cao "Malaysia - Truly Asia". Tôi tin là không chỉ mình tôi, mà rất nhiều bạn trẻ khác cũng có động lực đến Malaysia sau khi xem đoạn quảng cáo này. Và quả nhiên, những gì mà tôi được chứng kiến và trải nghiệm ở đây đã khiến tôi hoàn toàn bị thuyết phục.

Trên chuyến bay từ Hà Nội đến Kuala Lumpur, tôi tình cờ ngồi cạnh hai bạn trẻ người Malaysia đến Việt Nam du lịch. Sau một hồi làm quen trò chuyện, tôi khá bất ngờ vì khả năng ngoại ngữ của hai bạn này vì các bạn có thể nói đến ba thứ tiếng. Nhưng sau khi nghe các bạn giải thích, tôi mới hiểu ra đó là chuyện thường thấy với các bạn trẻ ở đất nước này.

Ở Malaysia có tới 24% là người gốc Hoa, hơn 7% là người gốc Ấn, còn lại là người Malay. Các bạn của tôi là người gốc Hoa, nên tiếng mẹ đẻ là tiếng Trung Quốc, nhưng để được học ở các trường công thì các bạn phải học tiếng Bahasa Malaysia, còn tiếng Anh là ngôn ngữ phổ thông ở các trường học, công ty và thành phố lớn. Vậy nên đa số các bạn trẻ ở đây đều có thể thông thạo ít nhất ba ngôn ngữ là vì vậy.


Hai mẹ con người Ấn Độ trong đền thờ

Rời Hà Nội trong tiết trời se lạnh nhưng Kuala Lumpur đón tôi với bầu trời cao xanh vời vợi, nắng chói chang. Sau khi làm thủ tục nhập cảnh, tôi đón chuyến xe bus vào trung tâm thành phố. Sau quãng đường gần 30km đi qua những mảnh đất và rừng cọ ngút tầm mắt, tôi đến với KL Sentral - là bến xe trung tâm của Kuala Lumpur. Bước xuống xe, cảnh tượng hiện ra trước mắt làm tôi thật sự bất ngờ.

Toàn bộ sảnh chính của KL Sentral ngập tràn màu sắc rực rỡ của những chiếc khăn choàng đầu của các cô gái Malaysia, và mặc dù trời nắng nóng cực độ nhưng họ vẫn rất thoải mái vui vẻ trong những bộ quần áo trùm kín từ đầu đến chân, đó là những cô gái theo Hồi giáo hoặc Ấn Độ giáo.

Đây cũng là hình ảnh tôi thường thấy nhất trong suốt một tuần sau đó, và lúc nào tôi cũng tự hỏi mình là tại sao trời nóng như thế này mà họ vẫn có thể đi lại như vậy trong những bộ quần áo như vậy.

Đón tôi tại nhà ga LRT (tên gọi tàu điện ngầm ở Malaysia) là người bạn Couchsurfing cho tôi ở nhờ. Gia đình anh là người gốc Hoa, sống ở khu ngoại ô Kuala Lumpur.

Điểm đầu tiên tôi ghé thăm là toà tháp đôi Petronas nổi tiếng. Quả đúng như tôi tưởng tượng, đứng bên ngoài nhìn lên toà tháp đôi sừng sững, tôi vừa có cảm giác choáng ngợp vừa trầm trồ khen ngợi kiến trúc của toà tháp.


Tháp đôi Petronas dưới ánh đèn rực rỡ

Toà tháp đẹp nhất vào buổi tối nên ban ngày chúng tôi dành thời gian khám phá khuôn viên xung quanh với hồ nước, vòi phun nước đẹp mắt và công viên cây xanh rộng lớn. Hồ nước này cũng chính là địa điểm tổ chức nhạc nước mỗi buổi tối.

Đi vòng quanh công viên, ban đầu tôi rất ngạc nhiên vì nhiều người uống nước từ vòi nước công cộng. Thì ra nước máy ở Malaysia không thể uống trực tiếp được như ở Singapore, nhưng rất nhiều vòi nước công cộng ở các khu vui chơi giải trí đều cung cấp nước sạch để người dân và du khách có thể uống.

Bữa tối đầu tiên, tôi chọn Nasi Lemak là món cơm dừa truyền thống rất nổi tiếng của Malaysia. Quán tôi ăn là một quán bình dân ven đường, đĩa cơm dừa đơn giản với một ít cơm, trứng ốp la, một miếng thịt tẩm bột cari, ăn kèm đậu phộng (lạc), dưa chuột và nước sốt cari, trộn chung với nhau tạo thành vị ngon béo ngậy và cay cay bùi bùi.


Đĩa cơm gà Nasi Lemak

Ngay gần quán chúng tôi ăn là một đền thờ Ấn Độ giáo. May mắn cho chúng tôi, hôm ấy đúng vào dịp có lễ hội, nên chúng tôi được chứng kiến rất nhiều nghi thức đặc biệt.

Mặc dù là người ngoại đạo, chúng tôi vẫn được phép vào trong đền thờ (tất nhiên là phải bỏ giày dép ở ngoài), đi một vòng bên trong đền và sau đó được phát một đĩa thức ăn miễn phí.

Có một sảnh lớn ở trong đền nơi các tín đồ ngồi nghỉ ngơi và ăn uống. Tất cả đều ăn bốc bằng tay, đồ ăn thì toàn cari nên chúng tôi cũng hơi e ngại việc này, nhưng nhập gia tuỳ tục nên chúng tôi vẫn ngồi và bốc ăn như tất cả những người xung quanh. Anh bạn tôi tỏ ra rất thú vị và bảo tôi là nếu không đi với tôi chắc chẳng bao giờ anh ăn bốc như thế này.

Bên ngoài đền thờ có rất nhiều nghi lễ truyền thống khác diễn ra, trong đó nổi bật nhất là đập dừa. Tuy nhiên ở đây họ không dùng đầu để đập dừa, mà chỉ dùng các dụng cụ như gậy để đập vỡ quả dừa nhằm cầu may mắn.

Thấy tôi cầm máy ảnh lên, anh bạn tôi bảo những nơi như thế này không nên quay phim chụp ảnh, vì người dân họ rất kỵ việc này và có thể sẽ tịch thu máy hoặc làm tôi bị thương, nên tiếc là tôi không ghi lại được hình ảnh nào của những nghi lễ này.

Bài & Ảnh: Kaze Hoa
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần

Tin cùng chuyên mục

Khám phá thành phố Taxco - "thủ đô bạc" của Mexico

Khám phá thành phố Taxco - "thủ đô bạc" của Mexico

Giữa những dãy núi trùng điệp của bang Guerrero (Mexico), có một thành phố nhỏ nhưng đầy mê hoặc là Taxco. Với lối kiến trúc thuộc địa Tây Ban Nha, nghề thủ công bạc truyền thống và không khí yên bình, Taxco được ví như "thủ đô bạc" của Mexico.

Sa Pa tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đêm

Sa Pa tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đêm

Nhằm đa dạng hóa sản phẩm và kéo dài thời gian lưu trú của du khách, hướng tới mục tiêu đến năm 2025 đón khoảng 5,8 triệu lượt khách, Sa Pa (Lào Cai) đang tập trung phát triển các hoạt động du lịch đêm hấp dẫn và giàu bản sắc.

Đà Nẵng phát triển chợ truyền thống thành điểm đến du lịch

Đà Nẵng phát triển chợ truyền thống thành điểm đến du lịch

Thành phố Đà Nẵng đã và đang phát triển một số chợ truyền thống thành điểm đến du lịch nổi tiếng, thu hút hàng ngìn lượt du khách mỗi ngày như chợ Hàn, chợ Cồn …

Thăm Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Thăm Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là nơi lưu giữ các hiện vật văn hóa Chăm Pa lớn nhất cả nước. Hiện Bảo tàng đang lưu giữ 12 bảo vật quốc gia như: Tượng Shiva, Tara, đài thờ Trà Kiệu, phù điêu Uma… và trở thành điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước khi tới Đà Nẵng.

Vẻ đẹp hoang sơ, yên bình của vịnh Vĩnh Hy

Vẻ đẹp hoang sơ, yên bình của vịnh Vĩnh Hy

Nằm ở phía Nam của tỉnh Khánh Hòa, vịnh Vĩnh Hy thuộc Vườn Quốc gia núi Chúa (Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa, xã Vĩnh Hải) đang trở thành một điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước trong mùa hè này.

Góc nhìn 365: Phát triển từ di sản địa chất

Góc nhìn 365: Phát triển từ di sản địa chất

Một thông tin đáng chú ý trong đời sống di sản: Tháng trước, đoàn chuyên gia của UNESCO đã hoàn thành chuyến khảo sát và đánh giá thực địa tại Công viên địa chất Non nước Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng).

Khám phá Brazil: Những điểm đến không thể bỏ qua

Khám phá Brazil: Những điểm đến không thể bỏ qua

Brazil, quốc gia lớn nhất Nam Mỹ, không chỉ nổi tiếng với lễ hội Carnival sôi động hay những bãi biển tuyệt đẹp mà còn là một kho tàng văn hóa, thiên nhiên và lịch sử.

Đảo Musambwa – Biểu tượng của sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên ở châu Phi

Đảo Musambwa – Biểu tượng của sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên ở châu Phi

Musambwa - hay còn gọi là "đảo Hồn ma" - là một hòn đảo nhỏ chỉ rộng khoảng 5 mẫu Anh (2,02 ha) trên hồ Victoria của Uganda, hồ nước ngọt lớn nhất châu Phi.

Tin mới nhất

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Ngày 12/7, trong tiếng kèn vỏ ốc xà cừ, Penico - một thành cổ 3.800 năm tuổi của nền văn minh Caral, một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới tại Peru - đã chính thức mở cửa đón khách tham quan sau 8 năm nghiên cứu và trùng tu.

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới, vì những hình ảnh mô tả sống động về sinh vật biển và được cho là bức tranh miêu tả hoạt động săn cá voi lâu đời nhất thế giới.

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Đây là Di sản thế giới thứ 9 ở Việt Nam được UNESCO công nhận và là Di sản thế giới liên tỉnh thứ 2 ở Việt Nam, cùng với Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà.

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Ngành du lịch Hàn Quốc đang bước vào một kỷ nguyên mới với việc bổ nhiệm ông Choi Hwi Young - chuyên gia du lịch tư nhân đầu tiên - vào vị trí Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Thủ đô ngàn năm văn hiến không chỉ quyến rũ du khách bởi vẻ đẹp cổ kính vào ban ngày, mà còn đang bừng sáng một sức sống mới khi màn đêm buông xuống.

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Song song với phát huy những giá trị hiện có, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang thúc đẩy đa dạng chương trình, làm mới sản phẩm truyền thống bằng cách gắn với nguồn tài nguyên mới sau hợp nhất các địa phương và cơ chế vận hành chính quyền 2 cấp.

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Hải Phòng là địa phương có nhiều di tích lịch sử đặc biệt. Để giới thiệu giá trị đặc sắc của những di tích này đến với du khách, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố đã có thêm những hình thức quảng bá mới, trong đó có ứng dụng công nghệ số.

Khám phá thành phố Taxco - "thủ đô bạc" của Mexico

Khám phá thành phố Taxco - "thủ đô bạc" của Mexico

Giữa những dãy núi trùng điệp của bang Guerrero (Mexico), có một thành phố nhỏ nhưng đầy mê hoặc là Taxco. Với lối kiến trúc thuộc địa Tây Ban Nha, nghề thủ công bạc truyền thống và không khí yên bình, Taxco được ví như "thủ đô bạc" của Mexico.

Hồi sinh ngành dệt lụa, tơ tằm B’Lao

Hồi sinh ngành dệt lụa, tơ tằm B’Lao

Giữa những guồng quay công nghiệp hiện đại, người thợ dệt tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) vẫn kiên trì bên khung cửi, se từng sợi tơ, giữ lại nét tinh hoa của nghề truyền thống.