08/11/2013 13:15 GMT+7 | Văn hoá
(giaidauscholar.com) - 20hngày 9-10/11, lần đầu tiên Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TP.HCM sẽ biểu diễn vở nhạc kịch Cây sáo thầncủa nhạc sĩ thiên tài W.A.Mozart tại Nhà hát TP.HCM.
Nhạc kịch được xem là loại hình nghệ thuật tổng hợp, trong đó gồm: thanh nhạc, khí nhạc, ballet, ánh sáng, cảnh trí, phục trang… TT&VH có cuộc trò chuyện với NSƯT Trần Vương Thạch, Giám đốc Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch TP.HCM về việc dàn dựng và biểu diễn nhạc kịch Cây sáo thần.
* Dàn dựng một vở nhạc kịch vẫn bị kêu là “khó trăm bề” trong hoàn cảnh của VN. Sự thật thì sao, thưa anh?
- Thông thường ở nước ngoài người ta dựng một vở nhạc kịch lớn thường mất khoảng 4-6 tháng. Nhưng với thực tiễn ở VN, chúng ta phải mất nhiều thời gian hơn. Điểm lại lực lượng của Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch TP.HCM thì: dàn nhạc tương đối ổn, hợp xướng cũng có nhiều tiến bộ thể hiện qua một số tác phẩm thanh xướng kịch đã dàn dựng trước đây. Tuy nhiên, nhìn chung diễn viên nhạc kịch chỉ được đào tạo về thanh nhạc mà không được đào tạo bài bản về diễn xuất nên sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải thực hiện vai trò diễn viên của một vở nhạc kịch. Những mảng khác như ánh sáng, cảnh trí, phục trang… phục vụ cho nhạc kịch chúng ta cũng chưa được đào tạo chuyên nghiệp.
- Trước hết, cần nói rằng việc hợp tác với Na Uy để dàn dựng Cây sáo thần là nhằm nâng cao trình độ của nghệ sĩ để tiến tới việc tự dàn dựng những tác phẩm nhạc kịch lớn của thế giới. Vì vậy, với Cây sáo thần, nhà hát chia ra làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là dàn dựng và biểu diễn đầy đủ toàn bộ vở nhạc kịch, nhưng với hình thức biểu diễn concert (hòa nhạc), chỉ biểu diễn phần âm nhạc mà chưa có diễn xuất, cảnh trí, đạo cụ, trang phục… mục đích là để các nghệ sĩ thanh nhạc và dàn nhạc thuộc bài nhuần nhuyễn, thể hiện được nội tâm của nội dung âm nhạc. Việc phải hát bằng tiếng nước ngoài, nên các solist và hợp xướng cũng phải rèn luyện rất nhiều.
Giai đoạn 2 (tháng 3/2014) sẽ có đạo diễn Đức làm việc với các nghệ sĩ thanh nhạc để rèn luyện về kỹ năng diễn xuất. Tháng 10/2014 sẽ tập trung toàn bộ diễn viên và dàn nhạc để dàn dựng cùng với ánh sáng, cảnh trí, trang phục… Tháng 11/2014 sẽ ra mắt một nhạc kịch Cây sáo thần hoàn chỉnh đúng nghĩa nhạc kịch của nó. Nói chung, quá trình này như việc tập luyện để “chuyển giao công nghệ”.
* Với việc biểu diễn như một concert, nghệ sĩ nhà hát có đảm đương được toàn bộ?
- Các nghệ sĩ thanh nhạc của nhà hát được đào tạo chính quy, nhưng Cây sáo thần là vở nhạc kịch lớn, cần có trình độ thanh nhạc cao và cần những kỹ thuật cá nhân điêu luyện, kỹ năng hát bè, phức điệu… để thể hiện những đặc điểm của âm nhạc Mozart. Các vai chính của nhạc kịch đều phân cho nghệ sĩ của nhà hát tập luyện, nhưng buổi biểu diễn vào ngày 9 và 10/11 này, một số vị trí solist và dàn nhạc sẽ được tăng cường bởi các nghệ sĩ Na Uy. Nhà hát sẽ phấn đấu để thay thế các vị trí này vào đợt biểu diễn năm 2014.
* Trên đây ta mới nói về chuyên môn, còn cơ sở vật chất phục vụ cho việc biểu diễn Cây sáo thần ra sao?
- Trước hết, sân khấu Nhà hát TP.HCM quá chật hẹp; hệ thống phông màn cho nhạc kịch gần như chưa có, ánh sáng cũng phải đầu tư nhiều. Lúc biểu diễn, dàn nhạc hơn 60 nghệ sĩ sẽ ngồi ở “hố nhạc” trước sân khấu. Nhưng hố nhạc này quá hẹp, dàn nhạc phải ngồi tràn lên khán phòng chiếm luôn hàng ghế đầu của khán giả. Chưa kể là do chật hẹp nên dàn nhạc phải ngồi theo đội hình hàng ngang chứ không bố trí được đội hình vuông như thông thường, điều đó cũng rất ảnh hưởng đến chất lượng chuyên môn.
Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn, hiện nay, toàn bộ nghệ sĩ của nhà hát đang rất phấn chấn và sẵn sàng cho 2 đêm diễn sắp tới.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất