Lễ hội hoa Ban 2025: Nhiều trải nghiệm hấp dẫn chào đón du khách

19/02/2025 12:59 | Du lịch
Trung Kiên/TTXVN

Ngày 19/2, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức họp báo thông tin về việc tổ chức Lễ hội hoa Ban 2025 và Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VIII.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Vừ A Bằng, Lễ hội hoa Ban là sự kiện văn hóa tiêu biểu, thường niên của tỉnh Điện Biên, được tổ chức vào thời điểm trung tuần tháng 3 hằng năm, nhằm giới thiệu, bảo tồn, phát huy các loại hình di sản văn hóa dân tộc của tỉnh. Đặc biệt, Lễ hội hoa Ban năm nay còn gắn với Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VIII, diễn ra từ ngày 13 – 16/3. Sự kết hợp hai hoạt động hứa hẹn mang đến cho đông đảo du khách và nhân dân trên địa bàn những trải nghiệm khó quên.

Sự kiện là dịp để tôn vinh hoa Ban với vị thế là biểu trưng cho mảnh đất và con người Điện Biên nói riêng, vùng Tây Bắc nói chung. Sự kiện góp phần xây dựng và quảng bá thành công thương hiệu du lịch tỉnh Điện Biên; gắn bảo tồn văn hóa với phát huy tiềm năng, thế mạnh du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển. Đồng thời nhằm tiếp tục "xây dựng và phát triển văn hóa, con người Điện Biên đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước"…

Lễ hội hoa Ban 2025: Nhiều trải nghiệm hấp dẫn chào đón du khách - Ảnh 1.

Lễ hội hoa Ban năm nay còn gắn với Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VIII, diễn ra từ ngày 13 - 16/3. Ảnh: TTXVN

Đây là sự kiện văn hóa tiêu biểu được tổ chức với chuỗi hoạt động phong phú nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh, các giá trị văn hóa, tài nguyên và sản phẩm du lịch đặc sắc của tỉnh Điện Biên; tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh tỉnh Điện Biên. Hoạt động giúp nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành và nhân dân trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa…

Lễ hội, Ngày hội được tổ chức vào tháng 3, gắn liền với sự kiện mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử (13/3/1954) "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", với chuỗi các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch phong phú, chứa đựng bản sắc văn hóa dân tộc và đặc trưng lịch sử của miền đất Điện Biên Phủ anh hùng, linh thiêng. Các sự kiện hứa hẹn tạo nên một không gian cộng đồng sôi nổi, rực rỡ sắc màu hòa chung với không khí hào hùng của những tháng năm lịch sử…

Các hoạt động chính trong khuôn khổ Lễ hội, Ngày hội gồm: Lễ dâng hương tại Đền thờ Liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ; khai mạc Lễ hội và Ngày hội với chương trình nghệ thuật đặc sắc và màn bắn pháo hoa nghệ thuật rực rỡ; Liên hoan dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc; trình diễn, giới thiệu trích đoạn Lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống các dân tộc... Hoạt động thi đấu thể thao gồm các môn thi đấu: Tung còn, bắn nỏ, giã bánh giầy, kéo co, đẩy xe đạp thồ, tải đạn, kéo pháo… Hoạt động du lịch có Hội thi giới thiệu văn hóa, du lịch các huyện, thị xã, thành phố; không gian văn hóa vùng cao; trưng bày, giới thiệu các sản phẩm văn hóa, du lịch và tổ chức chương trình "Presstrip" trên địa bàn tỉnh. 

Hoạt động diễu hành đường phố với chủ đề "Sắc màu Điện Biên". Cuộc thi Người đẹp hoa Ban năm 2025 nhằm tôn vinh vẻ đẹp của thiếu nữ vùng Điện Biên, Tây Bắc và tìm kiếm những gương mặt xuất sắc đại diện cho vẻ đẹp, cốt cách, tâm hồn và trí tuệ của người phụ nữ vùng đất hoa Ban, qua đó thắt chặt tình đoàn kết gắn bó của cộng đồng các dân tộc tỉnh Điện Biên.

Bên cạnh đó, nhiều hoạt động thú vị khác cũng được tổ chức như: Giải vô địch đẩy gậy quốc gia lần thứ XVIII và Giải vô địch kéo co quốc gia lần thứ XII, diễn ra tại thành phố Điện Biên Phủ vào tháng 3; Lễ hội Thành Bản Phủ tại huyện Điện Biên và Tết Té nước (Bun Huột Nặm) diễn ra vào tháng 4…

Tags:

Tin cùng chuyên mục

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Ngày 12/7, trong tiếng kèn vỏ ốc xà cừ, Penico - một thành cổ 3.800 năm tuổi của nền văn minh Caral, một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới tại Peru - đã chính thức mở cửa đón khách tham quan sau 8 năm nghiên cứu và trùng tu.

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới, vì những hình ảnh mô tả sống động về sinh vật biển và được cho là bức tranh miêu tả hoạt động săn cá voi lâu đời nhất thế giới.

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Đây là Di sản thế giới thứ 9 ở Việt Nam được UNESCO công nhận và là Di sản thế giới liên tỉnh thứ 2 ở Việt Nam, cùng với Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà.

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Ngành du lịch Hàn Quốc đang bước vào một kỷ nguyên mới với việc bổ nhiệm ông Choi Hwi Young - chuyên gia du lịch tư nhân đầu tiên - vào vị trí Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Thủ đô ngàn năm văn hiến không chỉ quyến rũ du khách bởi vẻ đẹp cổ kính vào ban ngày, mà còn đang bừng sáng một sức sống mới khi màn đêm buông xuống.

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Song song với phát huy những giá trị hiện có, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang thúc đẩy đa dạng chương trình, làm mới sản phẩm truyền thống bằng cách gắn với nguồn tài nguyên mới sau hợp nhất các địa phương và cơ chế vận hành chính quyền 2 cấp.

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Hải Phòng là địa phương có nhiều di tích lịch sử đặc biệt. Để giới thiệu giá trị đặc sắc của những di tích này đến với du khách, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố đã có thêm những hình thức quảng bá mới, trong đó có ứng dụng công nghệ số.

Tin mới nhất

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Ngày 12/7, trong tiếng kèn vỏ ốc xà cừ, Penico - một thành cổ 3.800 năm tuổi của nền văn minh Caral, một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới tại Peru - đã chính thức mở cửa đón khách tham quan sau 8 năm nghiên cứu và trùng tu.

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới, vì những hình ảnh mô tả sống động về sinh vật biển và được cho là bức tranh miêu tả hoạt động săn cá voi lâu đời nhất thế giới.

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Đây là Di sản thế giới thứ 9 ở Việt Nam được UNESCO công nhận và là Di sản thế giới liên tỉnh thứ 2 ở Việt Nam, cùng với Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà.

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Ngành du lịch Hàn Quốc đang bước vào một kỷ nguyên mới với việc bổ nhiệm ông Choi Hwi Young - chuyên gia du lịch tư nhân đầu tiên - vào vị trí Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Thủ đô ngàn năm văn hiến không chỉ quyến rũ du khách bởi vẻ đẹp cổ kính vào ban ngày, mà còn đang bừng sáng một sức sống mới khi màn đêm buông xuống.

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Song song với phát huy những giá trị hiện có, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang thúc đẩy đa dạng chương trình, làm mới sản phẩm truyền thống bằng cách gắn với nguồn tài nguyên mới sau hợp nhất các địa phương và cơ chế vận hành chính quyền 2 cấp.

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Hải Phòng là địa phương có nhiều di tích lịch sử đặc biệt. Để giới thiệu giá trị đặc sắc của những di tích này đến với du khách, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố đã có thêm những hình thức quảng bá mới, trong đó có ứng dụng công nghệ số.

Khám phá thành phố Taxco - "thủ đô bạc" của Mexico

Khám phá thành phố Taxco - "thủ đô bạc" của Mexico

Giữa những dãy núi trùng điệp của bang Guerrero (Mexico), có một thành phố nhỏ nhưng đầy mê hoặc là Taxco. Với lối kiến trúc thuộc địa Tây Ban Nha, nghề thủ công bạc truyền thống và không khí yên bình, Taxco được ví như "thủ đô bạc" của Mexico.

Hồi sinh ngành dệt lụa, tơ tằm B’Lao

Hồi sinh ngành dệt lụa, tơ tằm B’Lao

Giữa những guồng quay công nghiệp hiện đại, người thợ dệt tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) vẫn kiên trì bên khung cửi, se từng sợi tơ, giữ lại nét tinh hoa của nghề truyền thống.