25/12/2012 07:19 GMT+7 | Văn hoá
(giaidauscholar.com) - Trong những ngày “năm cùng tháng tận” này, một vụ “lộ hàng” phản cảm trong trình diễn thời trang lại xảy ra. Cụ thể là trong đêm thời trang Đam mê và hội tụ diễn ra tại Queen House (số 5 - đường Nguyễn Tất Thành, P.12, Q.4, TP.HCM) vào 20/12/2012.
Trong đêm này, người mẫu Võ Hoàng Yến trình diễn mẫu thiết kế trang phục dạ hội của nhà thiết kế Phan Tâm, mẫu thiết kế này khi người mẫu xoay nghiêng người, khán giả sẽ thấy nguyên bầu ngực của người mẫu.
Sáng 24/12 đơn vị tổ chức và người mẫu Võ Hoàng Yến đã bị Thanh tra Sở VH,TT&DL TP.HCM triệu tập đến để làm việc. Cả Hoàng Yến và đơn vị tổ chức đều đã nhận lỗi và sẽ nhận mức phạt của Sở (Hoàng Yến: 3,5 triệu đồng; đơn vị tổ chức: 7,5 triệu đồng).
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, nhà thiết kế cũng đáng bị phạt, bởi mẫu trang phục là sản phẩm “sáng tạo” của họ, người mẫu chỉ là người thể hiện một sản phẩm của nhà thiết kế. Nếu nhà thiết kế không tạo ra sản phẩm “lệch thẩm mỹ” (so với quan niệm thẩm mỹ hiện thời của xã hội) thì làm gì có chuyện “lộ hàng” gây phản cảm?
Người mẫu có thể từ chối, nếu thấy trang phục mình phải mặc để trình diễn không phù hợp. Nhà tổ chức cũng phải thẩm định xem những mẫu thời trang được trình diễn có gây ra những tác hại xấu đối với xã hội hay không? Nhưng khâu đầu tiên là sản phẩm sáng tạo của nhà thiết kế, cả 3 nhân tố này đều “đồng lòng” thì sản phẩm nghệ thuật của nhà thiết kế mới có dịp trình làng công chúng. Và nếu không có mẫu trang phục phản cảm của nhà thiết kế thì không có gì xảy ra cả. Vì vậy, nhà thiết kế cũng phải có trách nhiệm liên đới.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, nhà thiết kế dường như vô can, cơ quan chức năng không hề đả động đến người đã tạo ra sản phẩm được cho là phản cảm…
Hải Long
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất