09/11/2016 18:47 GMT+7 | Video clip
(giaidauscholar.com) - Người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ không có nhiều thời gian để tận hưởng niềm vui, khi mà phía trước vị Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ là rất nhiều khó khăn cả về đối nội và đối ngoại.
Kinh tế là vấn đề được dư luận quan tâm nhất và đó cũng là phần việc mà người đứng đầu chính quyền mới phải tập trung giải quyết. Kinh tế Mỹ đã có những dấu hiệu khởi sắc, tuy nhiên, tính từ năm 2009 đến nay, nền kinh tế lớn nhất thế giới ở vào giai đoạn phát triển chậm nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh, với tăng trưởng trung bình 2%. Thâm hụt ngân sách tài khóa 2016 đã tăng lần đầu tiên trong 5 năm.
Đà phục hồi chậm, bất bình đẳng về thu nhập, chi phí y tế, giáo dục liên tục tăng, lượng doanh nghiệp mới thành lập giảm sút là những điểm yếu cố hữu của kinh tế Mỹ. Những khó khăn này dần tích tụ và có thể sẽ gây một cơn “đột quỵ” tương tự thời điểm năm 2008. Bên cạnh đó, tân Tổng thống Mỹ cũng phải đối mặt với sự chia rẽ về chính trị trong nội bộ nước Mỹ.
Phỏng vấn người dân Mỹ: “Suốt 10 năm qua, cuộc sống của những người dân thường Mỹ rất khó khăn vì những hệ quả kéo dài của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Do đó muốn làm nước Mỹ vĩ đại trở lại hay làm nước Mỹ mạnh hơn thì trước hết phải vực dậy nền kinh tế.
Phỏng vấn người dân Mỹ: "Theo tôi, thách thức lớn nhất đang đợi ông Donald Trump trong vai trò tổng thống là Quốc hội. Trong những năm qua nhiều kế hoạch của ông Obama đã bị phá sản do rào cản tại QH. Nếu muốn làm cho nước Mỹ mạnh hơn,ông Trump phải khai thông được sự bế tắc tại QH".
Về đối ngoại, Mỹ sẽ phải giành nhiều nỗ lực cho khu vực châu Âu. Hiện EU đối tác thương mại và đồng minh quan trọng nhất của Mỹ, đang gặp những thách thức không nhỏ, do kinh tế đình đốn, biến động chính trị gia tăng, chia rẽ nội khối - nhất là sau sự kiện Anh rời EU. Tìm kiếm một cách tiếp cận khác trong quan hệ với Nga cũng là mối bận tâm lớn của Mỹ, nhất là sau những diễn gần đây ở Ukraine, Syria.
Chính quyền mới tại Nhà Trắng nhiều khả năng sẽ có điều chỉnh nhất định trong Chiến lược Tái cân bằng sang châu Á - Thái Bình Dương, khi phải đối mặt với một Trung Quốc đang ngày một quyết đoán hơn, muốn tiến đến một cấu trúc đa cực mà ở đó Trung Quốc hay Nga sẽ trở thành những người chơi quan trọng, có thể cạnh tranh với Mỹ về vai trò toàn cầu cũng như trong các thiết chế quốc tế quan trọng như G-20.
Biến động chính trị mới đây tại Hàn Quốc, tính chất “khó đoán” định của Philippines dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte hay vấn đề hạt nhân của Triều Tiên… là những thách thức không nhỏ với chính quyền mới ở Mỹ.
Tân Tổng thống Mỹ cũng sẽ phải tiếp nhận một Trung Đông bất ổn với các điểm nóng ở Syria, Iraq, Yemen, Libya, giữa lúc quan hệ của Mỹ với nhiều đồng minh ở khu có chiều hướng xấu đi trong 8 năm qua và cần phải được xây dựng lại - như lời bình luận của Giám đốc tình báo Mỹ James Clapper.
Truyền hình Thông tấn VNEWS
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất