09/03/2014 06:59 GMT+7 | Trong nước
(giaidauscholar.com) - Chiếc Boeing 777 của Hãng Hàng không Malaysia Airlines bị mất tích trên biển Đông hôm 8/3 được xem là một trong những mẫu máy bay được ưa thích và an toàn nhất thế giới. Vì thế việc nó gặp nạn và đặc biệt là các phi công không hề phát tín hiệu khẩn cấp, đã khiến giới quan sát không khỏi ngạc nhiên.
Báo chí thế giới cho biết chiếc máy bay Boeing 777 ER-200 mang số hiệu MH370 của Malaysia Airline bay từ Kualar Lumpur tới Bắc Kinh đã biến mất khỏi màn hình ra-đa của đài không lưu khi đang bay.
Có điểm giống vụ tai nạn của Air France
Việc máy bay không phát tín hiệu báo nguy nào là điều khiến các chuyên gia ngạc nhiên nhất. Theo đánh giá của David Learmount, biên tập viên an toàn hàng không tạp chí Flight Global, chiếc Boeing 777 đang bay ở độ cao hơn 10.000m, khiến phi công có rất nhiều thời gian để báo cáo các vấn đề kỹ thuật."Có chuyện xảy ra và các phi công chẳng nói với ai cả? Vì sao thế? Đó là câu hỏi không thể trả lời. Thật kinh ngạc khi các phi công đã không gọi báo nguy dù họ có rất nhiều thời gian. Trừ phi có một quả bom trên máy bay nhưng chẳng có bằng chứng nào về việc đó" - Learmount nói.
Learmount đánh giá vụ mất tích này có điểm giống với tai nạn của chuyến bay số 447 thuộc Hãng Hàng không Air France trên Đại Tây Dương hồi năm 2009, khiến 216 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng. Chiếc máy bay bị rơi do phi công mất khả năng kiểm soát, khi băng đá che phủ một số cảm biến giúp đo tốc độ của máy bay.
"Đây là một sự so sánh về mặt lịch sử và có thể có sự tương đồng. Vụ tai nạn xảy ra vào sáng sớm, ngay sau nửa đêm. Máy bay biến mất khỏi màn hình ra-đa và phi công không thực hiện cuộc gọi báo nguy nào. Đây là điều lạ lùng bởi các máy bay hiện đại được chế tạo rất tốt và cực kỳ an toàn. Nếu các động cơ hư hỏng vì một lỗi nào đó trong hệ thống nhiên liệu, máy bay vẫn có thể lướt trên không suốt 40 phút mà chẳng gặp vấn đề gì" - Learmount nói.
Thân nhân hành khách chuyến bay MH370 căng thẳng và đau khổ ngóng tin về chiếc máy bay mất tích
Thời gian cũng đóng vai trò chủ chốt
Ông cho biết khoảng thời gian chiếc máy bay mất tích cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. "Giữa nửa đêm và 2 giờ sáng, anh không thể đạt được sự khỏe mạnh nhất về thể xác và tinh thần. Đó là lúc anh đang ở điểm thấp nhất về năng lực, trong chu kỳ 24 giờ hoạt động mỗi ngày".
Trong thông tin chính thức do Malaysia Airlines đưa ra, máy bay cất cánh lúc 0 giờ 41 phút sáng và mất tích lúc 2 giờ 40 phút sáng. Khung thời gian này cho thấy máy bay đã ở trên không được 2 giờ đồng hồ, đủ lâu để bay qua không chỉ vịnh Thái Lan mà còn cả miền Bắc Việt Nam.
Nhưng Fredrik Lindahl, Giám đốc điều hành Flightradar24, một dịch vụ theo dõi máy bay trực tuyến, nói rằng chuyến bay MH370 mất tín hiệu ra-đa lúc 1 giờ 19 phút sáng, tức chưa đầy 40 phút sau khi bay.
Vụ mất tích lần này cũng khiến báo chí Malaysia so sánh với một tai nạn khác xảy ra hồi năm 2007, khi chiếc Boeing 737 thuộc Hãng Hàng không Adam Air của Indonesia chở theo 102 người mất tích, không lâu sau khi bắt đầu bay giữa 2 thành phố của nước này.
Trong trường hợp đó, các nhà điều tra thấy rằng chiếc phản lực của Adam Air đã đâm xuống biển, do phi công bị thu hút sự chú ý quá mức tới các vấn đề liên quan tới hệ thống dẫn đường của máy bay và vô tình tắt chế độ bay tự động, dẫn tới nhiều hệ lụy khác làm họ mất kiểm soát máy bay.
Liệu có khả năng nào các phi công của MH370 đã mắc lỗi trong quá trình điều khiển? Câu hỏi này hiện chưa có đáp án. Tuy nhiên Malaysia Airlines cho biết cơ trưởng chuyến bay MH370 là ông Zaharie Ahmad Shah, 53 tuổi. Đây là một phi công giàu kinh nghiệm, với hơn 18.000 giờ bay và đã lái máy bay cho hãng hàng không kể từ năm 1981. Cơ phó Fariq Hamid, 27 tuổi, có 2.800 giờ bay và đã làm việc cho hãng hàng không từ năm 2007.
Mất bao lâu mới tìm được máy bay?
Malaysia Airlines là hãng hàng không có thành tích an toàn tốt. Vụ tai nạn chết người cuối cùng liên quan tới Malaysia Airlines diễn ra vào năm 1995, khi một trong các máy bay của hãng rơi gần thành phố Tawau của Malaysia làm 34 người chết. Vụ tai nạn thảm khốc nhất trong lịch sử hãng xảy ra hồi năm 1977, khi một chuyến bay nội địa bị đánh cướp, làm 100 người thiệt mạng.Theo lời ông John Goglia, cựu thành viên Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Mỹ, dưới điều kiện thời tiết tốt, người ta có thể thấy tín hiệu từ khoảng cách vài trăm cây số. Nhưng nếu các hộp đen bị kẹt trong xác máy bay, tín hiệu có thể không phát đi xa. Ngoài ra nếu các hộp đen nằm dưới đáy đại dương, tín hiệu cũng sẽ bị cản trở. Đó là chưa kể tới việc tín hiệu sẽ yếu dần theo thời gian.
Vì lẽ đó, việc người ta chưa thể nhanh chóng xác định ra máy bay cũng không phải điều gì bất thường. Trong vụ chuyến bay số 447 của Air France biến mất trên Đại Tây Dương khi bay từ Rio de Janiero tới Paris trong ngày 1/6/2009, một số mảnh vỡ máy bay và vài thi thể được tìm thấy trong vòng 2 tuần đầu tiên. Nhưng phải mất gần 2 năm để người ta tìm thấy xác chiếc Airbus 330 cùng các hộp đen của máy bay.
Tường Linh (Tổng hợp)
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất